釋 迦 二 十 五 世 終 立 禪 門
Di Lạc thất bá thiên niên quảng khai Ðại Ðạo.
Thích Ca nhị thập ngũ thế chung lập Thiền môn.
Đây là một công
trình sưu khảo, cốt giúp đọc giả tìm hiểu thêm về kỷ nguyên mà chúng ta đang
sống. Kỷ nguyên thứ 20 đã qua đi với hai Thế chiến, sự tiến bộ trong y học, công
nghệ, không gian ...và trong 25 năm cuối đã đánh dấu với sự ra đời của máy vi
tính, một bộ óc kỳ diệu cùng với xa lộ thông tin ( Internet) đã mang đến cho con
người biết bao hữu ích.
Tân kỷ nguyên
21 đã được các khoa học gia đánh giá là sẽ có những biến chuyển lớn lao ngoài
sức tưởng tượng của con người. Những cảnh báo đưa ra do khí hậu nóng lên ở toàn
cầu, lớp băng ở Nam Cực và Bắc Cực tan chảy nhanh chóng sẽ làm mực nước biển
dâng cao, đe dọa đời sống của dân cư vùng ven biển. Ngoài ra, sẽ xuất hiện
nhiều bệnh lạ và những trận động đất trên thế giới với cấp độ cao xảy ra thường
xuyên hơn sẽ làm con người ngày càng cảm thấy bất an.
Trước các khoa
học gia, các nhà Tiên tri đã tiên đoán tương lai thế giới và cùng nhất trí vào
thế kỷ 21 này, trái đất sẽ trải qua những cơn chấn động lớn làm thay đổi bộ mặt
như đã thay đổi trước đây khiến Châu Atlantic phải chìm sâu dưới biển. Nhân loại
chết rất nhiều, chỉ còn những người đạo đức, đủ cơ duyên để sống vào thời
Thượng Ngươn Thánh Đức.
Chúng ta có
quyền tin hay không tin vào những tiên đoán đó. Nhưng nếu kết hợp với các cảnh
báo của giới khoa học gia, chúng ta cũng nên cảnh tỉnh. Không phải tin để hoang
mang lo sợ, mà hiểu biết để dọn mình cho trong sạch hơn trước Ngày Phán Xét.
Hội Long Hoa là
cuộc điểm Đạo tập thể do Đức Phật DI LẶC Chưởng quản. Đây là Đức Chưởng Giáo, Vị
Thầy Thế giới, Đấng được
tín đồ của Phật Giáo, Cao Đài Giáo, Phật giáo Hòa Hảo mong đợi. Trong Ấn Giáo,
Ngài có tên là KRISHNA; trong Thiên Chúa Giáo, Ngài có tên là CHRIST; và trong
Hồi giáo Ngài có tên là IMAN MADHI
Ngài đến mang
theo ánh sáng để xóa bỏ tâm tranh chấp, hận thù của con người. Ngài đến mang lại
Thương Yêu và Minh triết để giúp nhân loại biết nhìn nhau là anh em. Nhưng bao
giờ Ngài mới đến? Con người phải làm gì để Ngài giáng lâm sớm hơn?
Xin cùng tìm hiểu và cùng cầu nguyện.
Đức Phật Di Lặc hiện đang ở cung trời Đâu Suất (theo Phật Giáo), hay ở tầng Trời
Hỗn Ngươn Thiên (theo Cao Đài Giáo) để giảng pháp, chờ đến thời mở Hội Long Hoa,
biến nhân gian thành Tịnh Độ.
1.
Malachy o ' Morgan
2.
Ursula Southiel
3.
Nostradamus
4.
Louis Hamon
5.
Edgar Cayce
6.
Vanga
7.
Huyền
khải Fatima
|
8.
Jeane Dixon
9.
Jucelino Nobrega da Luz
10.
Dẫn lời một Dẫn Đạo- sư
11.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
12.
Ông Đạo nhỏ
13.
Lưu Bá Ôn
14.
Dự
ngôn của lịch pháp Mayan
|
Đa số các nhà Tiên tri nổi tiếng của cả Đông phương và Tây phương đều có dự đoán
thế kỷ 21 là thế kỷ chuyển mình mạnh mẽ và có nhiều biến động ngoài sức dự đoán
của nhân loại.
1. MALACHY O ' MORGAN (1094 –
1148)
Malachy O'Morgan là một tu sĩ Ái Nhĩ Lan có tài tiên tri đặc biệt về tên tuổi
xuất xứ của 112 vị Giáo hoàng La Mã , từ Celestin II năm 1143 tới hiện tại. Theo
nhà tu biệt tài này thì sau Giáo hoàng John Paul II hiện tại, người sẽ kế vị tên
là "Gloria Olivae", sau đó “vị Giáo hoàng cuối cùng mang danh "Petrus Romanus"
là người sẽ chứng kiến cảnh binh lửa đại họa xẩy ra tại Rome nơi "đô thành trên
bẩy ngọn đồi bị tàn phá" (the seven hilled city will be destroyed ).
Sinh trưởng trong một gia đình giầu có và trí thức
tại vùng Armagh, từ nhỏ Malachy đã say mê tôn giáo huyền bí và theo học với một
nhà tu khổ hạnh. Năm 20 tuổi đã được phong làm cha xứ Armagh, ông thực hiện
nhiều cải cách trong nhà thờ và nổi danh về tài chữa bệnh bằng phép lạ. Gần tuổi
40, ông được thăng chức Tổng Giám mục nhưng 5 năm sau từ bỏ giáo quyền để trở về
với đời sống bình dân. Năm 1139, là một thường dân, ông đi hành hương Vatican.
Tại đây ông lại được cử làm Khâm sứ Tòa thánh cho Ái Nhĩ Lan. Năm 1148, lần cuối
viếng Vatican, ông tự đoán cho mình: sẽ chết vào ngày lễ cầu hồn 2 – 11 - 1148
tại Clairvaux, một tỉnh nhỏ ở Pháp. Lời tiên tri đúng một trăm phần trăm !
Trong những ngày hành hương, Malachy "nhìn" thấy
tên hiệu chư vị giáo hoàng và ghi lại vắn tắt không quá 4 chữ, ngoại trừ đối với
vị cuối là Petrus Romanus. Bản tiên tri này bằng chữ La tinh, dùng ẩn ngữ, chơi
chữ... chỉ tên tuổi, hương quán, phù hiệu tông phái hoặc chức vụ trước khi lên
ngôi của vị Giáo hoàng.
- Thí dụ như Giáo hoàng
Adrian IV lên ngôi năm 1154 được tiên đoán bằng câu "De Rure Albo" có nghĩa đen
là "từ xứ Alban" (Anh quốc), hoặc nghĩa bóng là "từ một xứ trắng", vị này đích
thực là một người Anh từ tu viện St Albans, từng làm khâm sai tại các nước Bắc
Âu tuyết trắng như Thụy Điển, Na Uy...
- Giáo hoàng Pius III
trị vì ngắn ngủi 26 ngày vào năm 1503 được bảng tiên tri ghi là "De Parvo Homine"
có nghĩa đen là "từ một người bé nhỏ", vị này tên tục tiếng Ý Piccolomoni là một
người bé nhỏ !
Mặc dù lời tiên tri viết ra từ khoảng 1139 - 1148,
mãi tới năm 1595 một nhà tu kiêm sử gia Arnold Wion, dòng Benedictine, mới tìm
thấy trong thư các Vatican và đã mang ra công bố tại Venice. Theo nhiều tài liệu,
Malachy đã mang bản tiên tri trao cho Giáo hoàng Innocent II và ngài đã niêm
phong cất đi! Thấy những câu tiên tri quá đúng, Giáo hội và các học giả vội phủ
nhận giá trị và cho rằng bản tiên tri của Malachy từ thế kỷ 16 trở đi chỉ là giả
tạo. Nhưng từ thế kỷ 16 đến giờ lời tiên đoán của Malachy vẫn không sai mảy may
!
- Thí dụ: Giáo hoàng Benedict XV trị vì vào năm 1912 - 1922 trong thời
Đệ Nhất Thế chiến được ghi danh trong bảng là "Religio de populata" có
nghĩa là tôn giáo bị phí thải (religion laid waste), nghĩa bóng là tôn giáo bị
đàn áp tiêu diệt ở Nga Cộng, nhân mạng bị phí hoài cả triệu vì chiến tranh, vì
chết dịch...
- Giáo hoàng Clements XIV, 1769 - 1775, được ghi là "Ursus velox"
có nghĩa là "con gấu nhanh", đích danh hiệu vẽ con gấu chạy trên tấm khiên của
gia tộc vị này!
- Giáo hoàng Gregory
XVI, 1831 - 1846, có tên trên bảng là "De balneis Etruriae" nghĩa là từ bồn tắm
ở Etruria (Ý). Vị này quả thực trước đó thuộc dòng tu ở Etruria và đã đôn đốc
việc khảo cổ đào bới các bồn tắm ở địa điểm đó.
- Giáo hoàng John XXIII, 1958 - 1963, được tiên đoán là "Pastor et Nauta"
tức "pastor and sailor", trước khi lên Giáo hoàng, ngài đã làm chánh tòa
Venice, một hải cảng nổi tiếng, khi họp đại hội Ecumenical Council năm 1962 biểu
hiệu được chính ngài lựa chọn là một thập tự giá và một con tầu !
- Giáo hoàng kế vị, Paul VI có câu tiên tri chỉ danh "Flos Florum"
tức "hoa của các loài hoa" (flower of flowers). Trên tấm khiên huy hiệu của ngài
quả có 3 cánh hoa fleurs – de - lis !
- Giáo hoàng John Paul I lên chức năm 1978 và mất 34 ngày sau đã được
Malachy thấy trước là "De Medietate" nghĩa là từ vầng trăng khuyết (from
the half moon). Có thể hiểu theo hai nghĩa: nửa đường đứt gánh, hoặc vì tên tục
của ngài là Albino Luciani với nghĩa đen là "ánh sáng trắng" (white light) tức
vầng trăng khuyết.
- Lời tiên tri ý nhị nhất là về Giáo hoàng: "De Labore Solis"
có nghĩa là từ lao lực mặt trời (from the toil of the sun), vị Giáo hoàng đầu
tiên sau 456 năm này không phải gốc Ý mà lại là con dân xứ Krakow thuộc Ba Lan,
là nơi Corpernicus đã lao lực hồi thế kỷ XVI để minh chứng trái đất xoay quanh
mặt trời! Cũng có học giả cho là solis, mặt trời, còn ám chỉ tuổi trẻ, John Paul
II khi lên kế vị mới có 58 tuổi!
- Vị tiếp theo sẽ mang danh "Gloria Olivea" tức vinh quang của
cành olive (glory of the olive).
Theo giải đoán thì Olive chỉ dòng tu
Benedictine còn được gọi là Olivetans. Dòng tu này từ thế kỷ thứ VI có St
Benedict cũng tiên tri là một người trong dòng sẽ lãnh đạo Cơ Đốc giáo chống lại
ác lực trong trận chiến kinh thiên động địa Armageddon trước ngày Apocalypse.
-
Vị Giáo hoàng cuối trong bản tiên tri
mang danh "Petrus Romanus" tức Peter of Rome là vị gánh chịu cơn binh lửa
thiêu hủy thành đô trên bẩy ngọn đồi
(the seven hilled city will be utterly destroyed) và đúng vào lúc "Phán quan ghê
tởm sẽ phán xét người đời" (the awful Judge will judge the people).
Điều tiên tri trên rất giống lời tiên tri của
Nostradamus về cảnh tượng chiến tranh xẩy ra khắp Âu châu bao trùm nước Ý,
Vatican. Chính Giáo hoàng Pius X trong một thoáng huyền cảm vào năm 1909 đã tiên
kiến được cảnh hãi hùng "Điều ta thấy thật kinh khủng ! không biết sẽ xẩy ra vào
thời ta hay vào thời sau? vị Giáo hoàng nào sẽ phải rời Rome, bỏ Vatican, vượt
trên bao xác nhà tu mà đi ?".
Bản tiên tri của Malachy có lẽ không dựa trên khoa
chiêm tinh hay lý số mà là loại huyền khải, được "mở ra" trong phút giây huyền
diệu và ghi lại. Bản in năm 1902 tại Paris do chính Chánh xứ Baume, Abbott
Joseph Maitre bảo trợ. Đã từng là một vị Tổng giám mục và Khâm sai Tòa thánh,
Malachy không phải là người ngoại đạo đặt điều phương hại tới tôn giáo của mình.
Vị tu sĩ này chỉ ghi lại những gì đã được huyền
khải, góp phần vào lịch sử kỳ diệu của nhân loại. Suốt non 1000 năm tiên tri
không sai sót một câu, quả là thần ngôn thánh ngữ!
2.
URSULA SOUTHIEL
(Mother Shipton) (1488 - 1561)
Sinh năm 1488 tại
Yorkshire, Anh Cát Lợi, cùng thời với Trạng Trình, triều Mạc của Việt Nam. Bà
rất thông minh và có năng khiếu tiên tri từ nhỏ. Năm 24 tuổi lấy chồng làm thợ
mộc, nổi tiếng rất sớm qua những bài thơ tiên tri về nhiều sự việc đương thời
như đoán trúng việc vua Henry VIII xâm lăng miền bắc Pháp năm 1513, đoán đúng
Công tước Duke of Suffolk bị chém đầu (bà nói rằng sẽ tới lúc Công tước sẽ thấp
lùn như tôi! My love, the time will come when you will be as low as I am - Duke
of Suffofk bị chặt đầu năm 1554!).
Mãi tới năm 1646 các lời tiên tri của bà mới được
thu thập lại và in thành tập Collection of Prophecies. Người sau nói có tới 18
bài đã xẩy ra đúng như tiên đoán, kể cả vụ cháy lớn thiêu hủy London năm 1666.
Ngày nay các bài thơ tiên tri của bà được truyền tụng phổ biến bên Anh quốc như
những bài ca dao dí dỏm và rất ứng nghiệm
Under water man shall
walk
shall ride and sleep
and talk in the air
men shall be seen in
white and black and also green
Dịch:
Dưới nước sâu, người ta đi, lái tầu, ngủ, nói
chuyện,
Trên không, thấy được người, đủ mầu, đen, trắng,
xanh.
Đoạn này cho thấy từ 500 năm trước (cùng thời với
Trạng Trình bên ta và Nostradamus bên tây) bà Shipton đã nhìn thấy thời đại tầu
ngầm, điện ảnh, truyền hình! Một đoạn khác nói trước thời đại xe hơi, điện thoại,
vô tuyến :
Carriages without
horses shall go
and
accidents fill the world with woe.
Around the earth,
thoughts shall fly in the twinkling of an eye.
Dịch:
Xe không ngựa kéo vẫn cứ đi, nạn khổ tai ương thật
sầu bi,
ý tưởng bay vòng quanh
mặt đất, nháy mắt đến nơi thật lạ kỳ.
Một đoạn thơ khác lại mô tả tiên kiến thế kỷ hiện
đại Âu Mỹ như sau:
The women shall adopt a
craze to dress like men and trousers wear and cut off all this lock of hair,
Then love shall die and
marriage decrease the wives shall fondle of cats and dogs and men live much the
same as hog
Dịch:
Đàn bà rồi sẽ điên cuồng, mặc quần mặc áo như
tuồng đàn ông, cắt phăng lọn tóc bềnh bồng, tình yêu khô cạn vợ chồng hiếm hoi,
vợ thời mèo chó ôm chơi, chồng thời heo lợn sống đời súc sinh.
Bà cũng tiên tri về trận chiến quyết định
Armageddon, tuy không rõ năm tháng, nhưng viết là: cuộc chiến kéo dài 4 năm, vị
vua từ xứ mặt trăng (xứ Hồi giáo) sẽ làm kinh hoàng cả thế giới, kéo nhiều nước
vào vòng chiến.
(Then shall come the Son of Man, having a fierce beast in his arms, which
kingdom lies in the Land of the Moon, which is dreadful throughout the
world,..and an eagle shall destroy castles of the Thames, and there shall be a
battle among many kingdoms... and the fourth year shall be many battles for the
faith and the Son of Man) .
Trận thánh chiến sẽ kéo dài 4 năm, sau đó thế giới
sẽ được hưởng hòa bình thịnh vượng. Chữ "eagle" có người giải đoán gượng gạo là
biểu hiệu của nước Mỹ (thời Bà tiên tri chưa có nước Mỹ!), nhưng cũng có thể là
biểu hiệu của Đức, hoặc là loại vũ khí phi tiễn bắn vào nước Anh (castles of the
Thames). Tiên đoán này cũng trùng hợp với Nostradamus và nhiều nhà tiên tri khác.
Bà Shipton mất năm 1561, hình bà được nặn sáp
(wax) đứng tại nghĩa trang nổi tiếng Westminster Abbey.
3. NOSTRADAMUS
( 1503- 1566)
Nostradamus
là tên
La-tinh hóa của Michel de Nostredame,
bác sĩ và
chiêm tinh gia người
Pháp, tác giả quyển
Những Thế Kỷ (Les-Centuries), một bộ sưu
tập lừng danh những điều tiên tri của ông được xuất bản năm
1555.
Nhắc đến các
nhà tiên tri trên thế giới, người đầu tiên nhân loại nhớ đến là Nostradamus bởi
khác với những nhà tiên tri khác, ông có khả năng đoán vận mệnh thế giới trong
một thời gian dài. Những
lời tiên đoán của Nostradamus về những biến cố trọng đại của thế giới như tật
bệnh, chiến tranh, về các thiên tai khủng khiếp, hầu hết đều được chứng minh
trong thực tế.
Nostradamus từ nhỏ đã bộc lộ những tài năng trời phú, nhất là ở bộ môn toán học,
thiên văn và chiêm tinh. Tốt nghiệp trường đại học, Nostradamus trở thành một
bác sĩ cho đến khi dịch hạch ập đến cướp đi tính mạng tất cả thành viên trong
gia đình ông. Rời bỏ quê hương, Nostradamus bỏ đi lang thang đến nhiều nơi trên
đất nước Pháp và Ý. Mang tâm trạng u uất và đau khổ, “người
đàn ông với đôi mắt sâu thẳm”
đến với một niềm đam mê mới trong ngành khoa học huyền bí. Năm 1550, ông cho
xuất bản “đứa con”
đầu tiên trong sự nghiệp tiên tri của mình và mang lại thành công bất ngờ.
Nostradamus tiếp tục sự nghiệp với hơn 1.000 bài thơ tứ tuyệt mà sau này đã trở
thành những lời Sấm Ký của loài người. Tuy nhiên, để tránh con mắt soi xét của
chính quyền và giáo hội, ông phải dùng biện pháp chơi chữ và các loại ngôn ngữ
khác như Hy Lạp, La Tinh, Italy, Do Thái và Ả Rập… Chính điều này đã gây khó
khăn cho việc phiên dịch những lời sấm của cấc tầng lớp hậu duệ. Cuốn sách
“Les propheties”
(tạm dịch là “Những lời sấm”)
của ông ra đời gây nhiều sự phản ứng trái ngược của công chúng. Có người cho ông
là tay sai của quỹ dữ, một kẻ ngông cuồng và dối trá, song cũng có rất nhiều
người ủng hộ ông, đặc biệt là tầng lớp quý tộc. Một trong những người vô cùng
sùng mộ Nostradamus là hoàng hậu Catherine de Médicis, phu nhân của vua Henry đệ
II.
- Cái chết của vua
Henry đệ nhị
Sư
tử con sẽ vượt qua sư tử già
Trong cuộc chiến chỉ có một trận đánh
Nó sẽ đâm thủng mắt từ trong lồng vàng
Hai vết thương và một cái chết thảm thương.
Đó là một trong số ít những lời sấm dễ hiểu và
chính xác nhất của Nostradamus được ghi trong quyển Thế kỷ 1, câu 35. Phớt lờ
lời cảnh báo về cái chết đau đớn này, vua Henry II vẫn nhận lời giao đấu với bá
tước Montgomery. Cả hai người cùng đeo khiên khắc hình sư tử và Montgomery - “sư
tử con” ít
hơn “sư tử già”
6 tuổi. Cuộc chiến diễn ra hoàn toàn trùng khớp với lời sấm, vua Henry bị mù và
ra đi sau 10 ngày nằm trên giường bệnh.
- Cảnh báo việc Napoleon
bại trận ở Nga
Năm 1812, được sự ủng hộ của một số quân đồng minh
như Italy, Áo và Đức, Napoleon đem quân xâm chiếm nước Nga. Đội quân viễn chinh
hùng mạnh này đông tới 600.000 người, tuy nhiên cũng hoàn toàn chịu bó tay khi
quân đội Nga dùng chiến lược tiêu thổ, rút quân để lại những thành phố hoang tàn
trơ trụi. Không còn cách nào khác, đội quân của Hoàng đế chỉ còn đường rút lui
đúng lúc mùa đông lạnh giá ập đến. Kết cục quân sĩ chết rải rác dọc đường lui
quân và chỉ còn sống sót vài nghìn người. Nếu như Napoleon chịu nghe theo lời
cảnh báo của Nostradamos trước đó, chắc chắn đã không phải nhận kết cục thảm
thương như thế. Lời sấm của Nostradamus đã cảnh báo trước rằng:
Một đội quân lớn sẽ tràn vào nước Nga
Những người bị xâm lược sẽ phá hủy một thành phố
Quân chủ lực sẽ phản công
Những kẻ chiến bại sẽ chết trên miền đất trắng.
Nostradamus còn đưa ra dự báo về số phận của Napoleon
Hoàng đế
vĩ đại sẽ khởi đầu với một vị trí thấp kém
Và nhanh
chóng trở nên lớn mạnh
Nơi nhỏ
hẹp sẽ trở thành trung tâm
Khi ông
giành được quyền lực tối cao.
Ông
hoàng chiến bại bị lưu đày ở Elba
Sẽ trở
về Marseille qua vịnh Genoa
Nhưng
không vượt qua được các thế lực ngoại bang
Tuy
thoát chết nhưng vẫn phải đổ máu.
Napoleon bị lưu đày tại
đảo Elba nhưng trốn ra sau 100 ngày giam cầm. Sau khi thất bại trong trận
Waterloo, ông bị tước mọi quyền lợi và lưu vong tại đảo St. Helena cho tới khi
qua đời năm 1821.
- Vụ hỏa hoạn thảm khốc
ở London năm 1966
Máu của thần công lý sẽ bao phủ London
Thành phố sẽ cháy vào năm 66
Vị phu nhân mất địa vị tối cao
Và nhiều nơi bị hủy hoại.
Vụ hỏa hoạn này cũng được Nostradamus báo trước
trong Quyển Thế kỷ 2, câu 51. Đây cũng là một trong những lời sấm gây ngạc nhiên
nhiều nhất vì ông còn dự đoán chính xác cả năm xảy ra thảm họa.
-
Nostradamus còn tiên đoán được sự kiện phi thuyền
con thoi của Mỹ bị nổ tung khi được phóng khỏi giàn phóng.
-
Ông thậm chí biết trước cả ngày tháng năm ông mất
(2/7/1566). Nhà tiên tri đã cho bọn đào trộm hầm mộ một phen kinh hãi khi nhìn
thấy dấu tích ghi ngày tháng năm ông tạ thế trên bàn tay ông trong hầm mộ.
Những lời
tiên tri của Nostradamus thường rất khó hiểu, hoặc có thể diễn giải theo nhiều
nghĩa.
-Về
tương lai, nhà tiên tri còn cho rằng sẽ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ ba
kéo dài 30 năm, bắt đầu từ năm 1999. Lúc bấy giờ Pháp là quốc gia bị thiệt hại
nặng nề. Trước đó là sự xích lại gần nhau của hai siêu cường Nga, Mỹ. Sau thế
chiến thứ 3 đầy tàn khốc, nhân loại ai còn sống sót sẽ sống một thời gian dài
thái bình an lạc.
4.
LOUIS HAMON (1866 –
1936)
Nhà tiên tri Anh nổi tiếng một thời tự phong hầu
tước Count của Hoàng triều Anh Quốc, biệt hiệu trong giới bói toán là Cheiro,
lấy chữ Hy Lạp, chỉ bàn tay. Ông tiên đoán bằng nhiều phương pháp như xem chỉ
tay, chiêm tinh và số học.
Ông sinh tại một làng ngoại ô Dublin, Ái Nhĩ Lan,
cha người Anh, mẹ người Pháp rất tin chiêm tinh. Năm chưa đầy 20 tuổi ông bỏ nhà
sang Bombay, Ấn Độ, lúc ấy ông đã có tài tiên tri lại được học thêm khoa chỉ tay
của đạo sĩ Bà La Môn và được huấn luyện học tập 3 năm với một đạo sĩ guru, nên
năng khiếu bói toán của ông càng sắc bén rộng rãi hơn. Ông có viết một tập sách
bàn về khoa lý số Ấn Độ mà ngày nay còn được các chiêm tinh gia Ấn dùng làm tài
liệu khảo cứu. Sau khi rời Ấn ông đi chu du sang Ai Cập. Trở về London năm 24
tuổi, ông bắt đầu hành nghề xem chỉ tay và nổi tiếng tức thời. Tới năm 27 tuổi
ông thầy xem chỉ tay đã mải mê nghiên cứu được hơn 6000 bàn tay. Sau 3 tháng nằm
bệnh ông sang Mỹ và đi diễn thuyết khắp nơi về khoa bói toán chỉ tay. Danh tiếng
ông nổi lên như diều sau khi ghé vào tai tử tù H. Meyer nói rằng cứ yên trí sẽ
không bị lên ghế điện, quả nhiên một ngày trước khi lãnh án, tội tử hình được
đổi ra tù chung thân! Cả nhà văn Mark Twain cũng tới gặp ông xem quẻ và ngay
Tổng Thống G. Cleveland cũng nhờ ông xem chỉ tay.
Ông đoán Tổng Thống Cleveland sẽ không có nhiệm kỳ
thứ ba! Một luật sư tên tuổi ở New York, cựu Đại Tá thời Nội chiến, Robert
Ingersoll phải thốt lên rằng "tôi có thể không tin Chúa, không tin Quỷ, không
tin người, chứ không thể không tin Cheiro !" Trở về Anh năm sau, 1894, ông
được Bộ trưởng Quốc phòng Lord Kitchener vời vào xem chỉ tay. Ông khuyên năm 66
tuổi Lord Kitchener không nên đi tầu thủy. Nhưng năm 1916 vì nhiệm vụ Bộ Trưởng
Lord Kitchener đã lên chiến hạm Hampshire đi Nga để gặp Nga Hoàng Nicholas II.
Chẳng ngờ chiến hạm trúng mìn của Đức và bị chìm.
Năm 1900 ông được ban huân chương cao quý của Ba
Tư vì đã báo trước cho Shah Ba Tư là sẽ có kẻ mưu sát nhà vua tại Hội chợ quốc
tế Paris. Năm 1911 ông dặn dò nhà văn và nhà xuất bản nổi danh William Stead chớ
nên đi đâu bằng tầu thủy trong tháng 4 - 1912. Ông Stead không tin nên đã lên
tầu Titanic và chết dưới lòng biển ngày 14 – 4 - 1912. Các vua chúa Âu Châu lúc
đó như vua nước Bỉ, vua nước Ý, vua Edward VII nước Anh đều tin tài bói toán của
Cheiro. Qua Anh hoàng, ông được dịp gặp vua Nicholas II của Nga và đã đoán rằng
năm 1917 là năm đại họa cho nhà vua và hoàng gia. Năm 1904 ông được Nga hoàng
tiếp đón tại lâu dài Mùa Hạ ở St. Petersburg. Trong thời gian lưu lại Nga, ông
gặp một ông đạo kỳ dị của Nga là Grigori Rasputin, cả hai kỳ phùng trong một
trận thôi miên bất phân thắng bại, không ai thôi miên được ai. Ông tiên đoán
Rasputin sẽ chết trên dòng sông băng giá Neva sau khi bị đánh thuốc độc, bị đâm
và bị bắn. Điều này 11 năm sau đã xẩy ra cho Rasputin y hệt lời tiên đoán.
Về những biến cố lịch sử trọng đại, Cheiro đã đoán
trước được Đại chiến thứ I bùng nổ, cách mạng Cộng sản Nga và Trung Quốc. Ông
còn tiên tri được cả tên nước Israel do người Do Thái trở về lập quốc ở Palestin,
nước Ấn Độ sẽ độc lập để rồi bị chia cắt thành Hồi và Ấn. Cheiro cũng đoán trước
thời Franco độc tài ở Tây Ban Nha.
Những tiên đoán về tương lai thế giới gồm có:
- Nhật và Tầu sẽ liên
minh để chỉ đạo Á Châu.
- New York sẽ bị trận
động đất lớn tàn phá.
- Không quân Nga sẽ san
bằng London.
- Trận Đại chiến
Armageddon sẽ bùng nổ khi Nga, Libya, Ethiopia, và Iran xâm chiếm Palestine.
Cheiro sang Hollywood sinh sống vào năm 1930, mở
trường Siêu hình, xem chỉ tay cho nhiều tài tử và mất năm 1936 tại Hollywood
Boulevard.
5.
EDGAR CAYCE (1877- 1945)
Ông Edgar Cayce sinh năm 1877 tại một làng quê gần
Hopkinsville thuộc tiểu bang Kentucky. Thuở nhỏ cậu Edgar học rất kém, năm lên 9
tuổi vẫn không biết đánh vần một chữ ngắn như chữ cabin. Một hôm ông bố kèm mãi
không thấy con đánh vần đúng bèn bỏ ra ngoài và cho cậu bé nửa tiếng để ngồi ôn
tập. Cậu bé Edgar thay vì ngồi học đánh vần lại thiu thiu ngủ, và lạ thay, trong
giấc mơ màng cậu nghe thấy tiếng ai nói vào tai "cứ ngủ đi, ta sẽ giúp con học".
Nửa giờ sau bị đánh thức dậy và tiếp tục đánh vần, thì kỳ diệu thay, cậu đánh
vần trơn tru không những một chữ mà cả một tập! Suốt thời niên thiếu Edgar đã
nhiều lần đắm chìm trong những cơn mê sảng kỳ diệu. Edgar bỏ học khi mới lên lớp
9, rồi làm đủ mọi việc: thư ký, bán sách, bán bảo hiểm, làm nghề chụp ảnh... lấy
vợ, sinh hai trai, ngày ngày đọc Kinh... nhưng diệu năng chữa bệnh đặc biệt mới
là nghề tay trái thường xuyên của ông. Nhờ một người cùng tỉnh nhà biết thuật
thôi miên giúp ông thiếp đi và mỗi lần nằm "ngủ" như vậy ông bật ra khả năng
chẩn bệnh và trị liệu cho nhiều bệnh nhân.
Tên tuổi ông bắt đầu được lan truyền, nhiều bác sĩ
và khoa học gia tới tận tỉnh Hopkinsville xa xôi hẻo lánh để thử khả năng chữa
bệnh của ông. Tờ báo Hearst mời ông lên Chicago ra mắt quần chúng, tên ông được
nhắc tới trên nhiều tạp chí kể cả tạp chí Y khoa. Mỗi lần nhận được thư từ hỏi
bệnh từ bốn phương gửi tới, ông nằm dài trên ghế, thở sâu như thiền định, thiếp
đi trong cơn mê, đồng thời nghe bà vợ đọc to từng bức thư. Từ cơn mê ông phân
định tật bệnh và chỉ dẫn cách chữa. Năm 1927 những người hâm mộ gọi ông là "tâm
thức vũ trụ" (Universal consciousness) và quyên góp xây hẳn một bệnh viện ở
Virginia Beach cho ông chữa bệnh. Ông bị bắt 2 lần vì tội hành nghề Y khoa không
có giấy phép và tội xem bói ở Nữu Ước, nhưng cả hai lần đều được tha bổng.
Ngoài khả năng chữa bệnh kỳ diệu, ông Cayce còn có
năng khiếu tiên tri tài tình.
-
Tháng Tư năm 1929 ông đã đoán trúng
cơn khủng hoảng thị trường chứng khoán cho một broker mặc dầu khi đó thị trường
chứng khoán Mỹ đang đà lên suốt mấy năm liền.
-
Ông Cayce đoán trúng ngày khai
chiến và ngày chấm dứt của hai cuộc Đại chiến thứ I và thứ II,
-
ngày độc lập của Ấn Độ, và Do Thái (ông
đoán trước 15 năm việc lập quốc Israel).
-
cái chết của Tổng Thống Roosevelt
và Kennedy.
-
Ông cũng biết trước cuộc khám phá
tia Laser và ngày tìm ra Cuộn Kinh Thánh Biển Tử (Dead Sea Scrolls)
-
Năm
1926 ông tiên đoán rất đúng cuồng phong ở Nhật, động đất ở Cali, sóng thần ở Phi
Luật Tân.
Sau đây là lời tiên tri của Edgar Cayce về tương
lai thế giới:
- Tự do dân chủ sẽ lan rộng khắp thế giới kể cả Trung Hoa.
-
Những biến thái vật lý
trên mặt địa cầu có thể làm Bắc Âu rơi xuống biển trong nháy mắt..
-
Nhật Bản sẽ bị động đất và núi lửa tàn phá.
-
Tiểu bang North và
South Carolina, Georgia, nam Alabama sẽ chìm xuống lòng đại dương.
-
Thế Chiến thứ III sẽ xẩy ra và sau 1 năm chiến họa,
văn minh thế giới hiện tại sẽ chấm dứt để nhường bước cho một thời đại hòa bình,
tâm linh, thịnh vượng mới, dài 1000 năm.
Cayce đặc biệt chú
trọng tới đại lục Atlantis khi xưa chìm dưới biển sẽ trồi lên thành đất liền từ
Vịnh Mexico tới bờ Địa Trung Hải.
Ông nói về chuyện này tới gần 700 lần trong toàn bộ tiên tri.
Edgar Cayce tin vào
luật luân hồi và năm 1936 trong cơn mê ông thấy mình sẽ tái sinh 200 năm sau,
vào năm 2158, khi ấy Nebraska sẽ là bờ phía Tây của Hoa Kỳ. Ngày 1 tháng Giêng
năm 1945 ông Cayce nằm trong nhà dưỡng lão tại Roanoke, Virginia, tiên đoán là 4
ngày nữa sẽ là đám tang chính mình. Ông chết đúng 4 ngày sau đó. Ông thọ 67
tuổi. Ông để lại hơn 14.000 lời đề cập tới hơn 10.000 sự việc trong hơn 50 năm "đồng
thiếp". Hiện nay tại Hoa Kỳ, tên tuổi ông trong ngành khoa học huyền bí còn sáng
chói hơn Nostradamus vì ông tiên tri nhiều về nước Mỹ, trong khi Nostradamus lại
chú trọng vào Âu Châu, Trung Đông.
Theo đó:
1 - Lời tiên tri về tự
do dân chủ lan tràn toàn cầu đã nghiệm đúng. Trường hợp Trung Hoa (và vài nước
khác như Việt Nam, Cuba...) đang trên đà cải hoán và thể chế dân chủ trước sau
cũng sẽ tới. Cayce đã đoán đúng phong trào trở về tâm linh tôn giáo ở Nga Sô.
Biến chuyển này khởi đầu hành trình tìm kiếm giá trị tinh thần mới trên toàn thề
giới sau khi Duy vật và Duy Tâm tranh chấp nhau suốt cả trăm năm.
2 - Những thay đổi bất
thường về khí hậu trên thế giới và Hoa Kỳ do ảnh hưởng El Ninõ có thể đã được
Edgar Cayce cảm nghiệm và diễn tả là mặt đất biến đổi đột ngột -
"sudden physical changes in the earth
surface" hoặc trục địa cầu bị chệch - "shifts in the polar axis",
từ đó ông tiên tri về những phần đất sẽ chìm xuống biển. Bờ biển Đông, Tây Mỹ,
Trung bộ nước Mỹ đều không tránh khỏi biến đổi. Los Angeles, San Francisco sẽ
bị tàn phá trước cả New York;
vùng an
toàn theo Cayne vẫn là vùng Trung tâm Hoa Kỳ (Ohio, Indiana, một phần Illinois).
-
Bản đồ
thế giới sẽ biến đổi, ông thấy trước những trận cuồng phong, cháy rừng, động đất,
núi lửa, hạn hán, đất lở...là những thiên tai đã và đang xẩy ra.
Theo Edgar Cayce,
luật ân huệ
vượt lên trên luật nhân quả.
Nếu không được Thượng Ðế ban ân huệ, thì chúng ta sẽ phải trải qua 20 năm xung
đột bạo lực, đổ máu và có thể có chiến tranh hạt nhân trước khi trái đất đổi
trục.
Một nhà tiên tri Hoa Kỳ
hiện đại, ông Gordon Scallion, một khoa học gia điện tử, cũng kinh qua những
biến thái cơ thể giống Edgar Cayce: tự nhiên bị mất tiếng, nhìn suốt cơ thể bệnh
trạng người khác, thấy luồng hào quang (điện từ trường ?) bao quanh người đối
diện. Từ thập niên 80 tới nay, ông đoán rất đúng các thiên tai động đất, bão lụt
tại California. Ông cũng cảnh giác về chuyển biến địa hình tại miền Tây và Nữu
Ước giống như Cayce.
6. VANGA (Vangelia Pandeva Dimitrova) (1911- 1996)
Đêm mùa đông tháng 1/1941, bóng tối bao phủ làng Rupite hẻo lánh ở vùng biên
giới Bulgary bỗng chốc bị xé toang bởi sự xuất hiện của một người lạ mặt có ánh
sáng mờ ảo vây quanh. Bóng ma đi thẳng tới ngôi nhà của cô gái mù Vanga và nói
như ra lệnh:
“Thế giới đang đứng trước hủy diệt. Con
phải mách bảo nhân loại cần làm gì”.
Kể từ đó Vanga - tên đầy đủ là Vangelia Pandeva Dimitrova - chính thức bắt đầu
sự nghiệp “cứu nhân độ thế” bằng những lời tiên tri huyền thoại.
Cô bé Vanga tóc vàng
mắt xanh đã sớm mất mẹ từ khi còn rất nhỏ, không lâu sau đó người cha nhận lệnh
gia nhập quân đội Bulgary. Sau Thế chiến thứ nhất, mấy cha con sống chật vật
trong nông trại hoang tàn. Dù vậy, hoàn cảnh thiếu thốn không làm bé Vanga thôi
yêu thích trò chơi “chữa bệnh” - ấy là khi cô tập tàng “kê đơn
thuốc” cho bạn bè quanh mình. Một ngày nọ bão lớn ập đến làng. Trời bỗng
chốc tối sầm như đêm phủ, cuồng phong thổi tung cây cối, mái nhà, và không hiểu
bằng cách nào một cơn lốc xoáy đã nhấc bổng cô bé Vanga 12 tuổi lên không trung
và ném xuống cánh đồng xa tít tắp. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, dân làng cũng đã
tìm thấy Vanga nằm bất tỉnh với hai hốc mắt lấp đầy cát bụi.
Cô bé trở thành khiếm
thị kể từ đó. Chữa trị cách nào cũng không khỏi, Vanga chỉ còn nước cầu nguyện
tới Chúa trời. May mắn, bé đã sớm phát triển được giác quan thứ 8 vô cùng nhạy
bén.
Vanga bắt đầu đưa ra
những lời tiên tri từ năm 16 tuổi.
Theo lời bà kể lại, trước hôm “bóng ma phát sáng” xuất hiện một vài
đêm, cô đã liên tục mơ thấy có một nhân vật siêu phàm tới gặp cô và trao cho sứ
mệnh cao cả. Những năm Thế chiến thứ Hai là khoảng thời gian Vanga tạo dựng được
lòng tin nhiều nhất. Không biết bao nhiêu người đã tìm đến cô để được nghe “phán”
người thân của họ ở chiến trường còn sống hay đã mất, thi thể họ được chôn cất ở
đâu.
Trước khi nổi tiếng
khắp trong nước và quốc tế, Vanga đã từng bị chính quyền Bulgary bỏ tù bởi lời
tiên đoán cái chết của lãnh tụ Stalin. Một năm sau bà được thả từ do - ấy là khi
Stalin đã từ trần thật. Dù vậy kể từ đó, Vanga luôn tỏ ra thận trọng với những
lời tiên đoán về thảm hoạ toàn cầu hay số phận của các nguyên thủ. Bà chỉ tiết
lộ với một số người nhất định, nhằm tránh gây hoang mang cho dân chúng.
Bà mất ở tuổi 96.
Theo lời của Vanga,
trong tương lai không xa sẽ xảy ra các vụ mưu sát 4 nhà lãnh đạo chính phủ.
Những cuộc xung đột ở Indoustan (phần đất ở Nam Á bao gồm Ấn Độ, Afghanistan,
Pakistan, Trung Quốc, Tây Tạng) sẽ là một trong những nguyên nhân chính mở màn
cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 3.
Năm 2010
- Năm bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ 3. Cuộc chiến tranh này sẽ bắt đầu
vào tháng 11/2010 và kết thúc vào tháng 10/2014. Ban đầu, cuộc chiến tranh diễn
ra bình thường, tiếp đó sẽ xuất hiện hàng loạt vũ khí hạt nhân và cuối cùng là
vũ khí hóa học.
Năm 2011
- Không một
loài động vật, thực vật nào ở Bắc bán cầu có thể sống được do kết quả của quá
trình lắng cặn chất phóng xạ. Tiếp đó, những người Hồi giáo (người theo Đạo Hồi)
sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh hóa học chống lại người Châu Âu.
Năm 2014
- Phần lớn
loài người sẽ bị mắc chứng bệnh mưng mủ, ung thư da và các loại bệnh khác về da
do hậu quả cuộc chiến tranh hóa học.
Năm 2016
- Châu Âu gần
như không có người sinh sống.
Năm 2018
- Trung Quốc
sẽ trở thành cường quốc thế giới mới. Những nước phát triển sẽ trở thành kẻ bóc
lột các nước khác từ việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản.
Năm
2023 -
Quỹ đạo Trái đất thay đổi.
7. HUYỀN KHẢI FATIMA
( 1917 )
Huyền khải Fatima vào năm 1917, thường gọi là huyền khải của Đức Mẹ hiện
ra ở Fatima ( Portugal Bồ Đào Nha ) cho ba em bé chăn cừu Lucia Santos lên 10,
Franscisco lên 8 và Jacinta Marto lên 7 tuổi.
Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, một tỉnh nhỏ nước Bồ Đào Nha Portugal vào thời gian
có chính quyền chống lại đạo Thiên Chúa, nhóm chính trị chống đạo còn toan tính
trong 2 thế hệ sẽ dẹp sạch đạo Thiên Chúa trên đất Bồ. Đức Mẹ hiện ra bốn lần:
-
lần đầu
vào ngày
13–5–1917: chỉ
có ba đứa trẻ chăn cừu nhìn thấy và nghe được những lời huyền khải
-
lần thứ
nhì vào ngày
13–6–1917 cách
lần thứ nhất đúng một tháng và có thêm 50 người đi theo.
-
lần thứ
ba 13–7-1917
có tới 5000 tín hữu. Ba đứa trẻ mô tả Người như một giai nhân trẻ, đẹp trên trời,
những người khác không nhìn thấy hình dáng nhưng thấy một đám mây sáng láng. Lần
thứ ba bé Lucia nghe thấy Bà dặn "mỗi tháng đúng ngày 13 con hãy tới đây và vào
tháng 10 ta sẽ nói cho con biết ta là ai và ta muốn gì, rồi ta sẽ làm phép thần
thông để cho mọi người thấy và tin"
Ngày 13-8-1917,
ba đứa trẻ không tới xem Bà hiển linh được vì bị chính quyền bắt nhốt, mặc dù bị
dọa nạt, hỏi cung, dọa cho luộc sống, ba đứa trẻ vẫn một mực nói thật. Rút cục
chính quyền phải thả ra, và ngày 19 cùng tháng 8 ba đứa trẻ lại được Bà hiển
linh nhắc lại tháng 10 Bà sẽ hiện ra lần chót. Nguồn tin lan đi khắp nơi nên
- Lần thứ tư: ngày
13–10-1917 mặc dầu
mưa bão, có tới 50.000 – 80.000 người
kể cả báo chí, kéo tới chật kín cả khu quanh làng. Và rồi chuyện lạ đã xẩy ra:
mặt trời bỗng nhiên xoay tròn phóng ra tia sáng trắng, xanh lơ, xanh lá cây rồi
tới mầu đỏ như máu, người ta nhìn thấy mặt trời như tới gần trái đất rồi lại nẩy
như trái banh về vị trí cũ, cứ như thế ba lần. Hiện tượng này được người chứng
kiến gọi là "mặt trời nhẩy múa".
Bà tiên (lúc đầu được gọi là Lady of Rosary) huyền khải cho ba đứa bé, tự xưng
mình là Đức Mẹ Đồng Trinh (Virgin Mary),
Bà nói rằng nhân
loại phải ăn năn sám hối, trường chay và lần chuổi mân côi để cầu nguyện.
Nếu không, 3 lời tiên tri của Bà sẽ xẩy ra không thể tránh được.
-
Lời tiên tri đầu tiên mô tả
Địa ngục nơi cầm giam những kẻ không hối cải.
-
Lời tiên
tri thứ hai nói về Đại chiến thứ hai sẽ xẩy ra trừ phi nhân loại cải hóa, khi
nào trên trời hiện ra một luồng sáng lạ, khi ấy là điềm chiến tranh bộc phát và
sẽ bộc phát vào thời Giáo hoàng kế tiếp.
Giáo hoàng kế tiếp, Pius XI, mất năm 1939, đã thấy khởi đầu thế chiến khi Đức
Quốc Xã xua quân xâm lăng Ba Lan. Đúng như lời huyền khải tiên tri, đêm
25 tháng 1 năm 1938
một tia sáng lạ lùng chiếu sáng rực cả bầu trời Tây Âu, có nơi ánh sáng mạnh đến
nỗi nhân công làm ca đêm không cần thắp đèn! Báo chí thời đó gọi là "ánh lửa địa
ngục". Vào đêm hôm đó, Hitler đang lên kế hoạch tấn chiếm Ba Lan và hai tháng
sau, tháng 3, 1938 mở đầu thế chiến điên rồ! Thật đúng lời thánh Virgin Mary:
khi nào các con thấy luồng sáng kỳ lạ là dấu hiệu của Thượng đế cho biết chiến
tranh, đói khát, sẽ trừng phạt nhân loại và phương hại tới Giáo hội và Thánh Cha
(Holy Church and Holy Father).
-
Lời huyền
khải thứ ba hiện còn được giữ kín. Đây là lời tiên tri về thế giới và giáo hội
La Mã sau Đệ nhị thế chiến, những lời này đã được Lucia viết xuống vào năm 1943
và trao cho Giáo hoàng với lời căn dặn là
chỉ được mở ra vào năm 1960.
Theo tác giả tập Bách khoa Tiên tri (Encyclopedia of Prophecy) Omar Garrison,
nguồn tin từ giới thân cận Giáo hoàng John XXIII là tu sĩ Padre Pio, cho biết
sau khi đọc lời tiên tri huyền khải thứ ba, ngài đã "run sợ đến gần như muốn
ngất xỉu vì kinh hoàng" !
Năm 1968, Padre Pio chết, phóng viên chuyên môn về giáo sự Vatican là Domenico
Del Rio dường như đã có được tài liệu bí mật ấy. Theo nhà báo Del Rio , sau khi
phỏng vấn Giáo hoàng John Paul II, Đức Giáo hoàng chỉ nói "nội dung bản tiên tri
rất đáng chú ý, nói tới cả triệu triệu người chết bất ngờ từ phút giây này tới
phút giây khác". Tháng 5 – 1981 ngày 13, đúng 64 năm sau ngày Virgin Mary hiện
ra ở Fatima lần đầu (13 tháng 5, 1917), Giáo hoàng John Paul II bị mưu sát tại
quảng trường St Peter Square.
Lời tiên tri thứ ba này đã là đề tài nghiên cứu tranh luận từ lâu trong giới lý
số học Tây phương. Năm 1963, một tờ báo Đức đăng tải toàn bản tiên tri thứ ba
này, theo đó một cuộc Đại chiến sẽ bùng nổ vào hậu bán thế kỷ 20, tàn phá tan
tành nhiều nước, hành phạm giáo hội Thiên chúa giáo La Mã (persecution of the
Catholic Church) cùng với việc ám sát một vị Giáo hoàng.
Theo nhiều tài liệu
tiết lộ thì lời tiên tri thứ ba còn bao gồm những chi tiết kinh khủng như Satan
mưu đồ lên đứng đầu Giáo hội, đặt người chỉ huy dũng mãnh cầm quân gây chiến,
sản xuất vũ khí hàng loạt, tạo tranh chấp nội bộ khiến các Hồng y, Giám mục
chống đối lẫn nhau. Thời kỳ đen tối này bệnh dịch, lụt lớn, binh lửa, võ khí tối
tân... làm triệu triệu người chết trong giây phút ! Nhưng rồi một bậc Thiên Tử
sẽ xuất hiện để tiêu diệt ác tà và mang lại thanh bình vĩnh cửu cho thế gian vào
Tân kỷ nguyên.
Trong số ba đứa trẻ chăn chiên, Lucia lớn nhất. Vị nữ tu này đã ngoài 90 tuổi và
năm 1982 đã được Giáo hoàng viếng thăm tận nơi, bà sống biệt lập tránh mọi phỏng
vấn. Hai đứa trẻ khác, bị bệnh cúm và mất ngay năm sau, 1918. Chính Đức Mẹ đã
nói trước về sinh mệnh của ba đứa trẻ đặc biệt này ngay từ lần hiển linh đầu
tiên.
Đây không
phải là lời tiên tri dựa trên chiêm tinh lý số mà là một huyền khải siêu linh từ
bậc linh thánh của một tôn giáo lớn. Giáo hoàng John Paul II sau khi bị ám sát
hụt (1981) đã tới thăm nữ tu Lucia, người còn lại độc nhất của huyền khải
Fatima, vào năm 1982. John Paul II đã thực hiện sứ mệnh cải thiện không ngừng
nghỉ, từ việc quyết tâm chống phá thai đến việc công du tới tận châu Mỹ để ngỏ
lời gần như xin lỗi với dân Maya về những quá độ của truyền giáo đoàn trong
những thế kỷ trước... Nhũng sự việc ấy có thể phát xuất từ thiện chí sẵn có của
các Ngài nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy huyền khải thánh ngôn Fatima đã
chứa đựng sức thúc đẩy:
nếu nhân loại không
cải thiện thay đổi thì thế gian kể cả Giáo hội sẽ không thể tránh được họa địa
ngục Satan tới gần kề vào cuối thế kỷ này
!
Theo lời tiên tri huyền khải trên thì nhân loại cũng không tận thế! Sau đại
chiến vẫn còn người sống sót và một bậc Thiên tử chí nhân chí thiện sẽ khai mở
kỷ nguyên mới. Giới Thiên Chúa giáo thì cho rằng đấy là Chúa Ky Tô tái giáng thế,
Nostradamus một người gốc Do Thái thì không xác nhận như vậy mà chỉ tiên tri
rằng một bậc Thánh nhân sẽ đưa nhân loại vào thời đại thanh bình mới khác với
2000 năm cũ.
Năm 1961 tại
một tỉnh nhỏ xứ Tây Ban Nha một em bé gái tên Mari Loli Mazon đã thấy Đức Mẹ
hiển linh và nhận huyền khải tương tự cùng với mấy em khác. Thời này truyền
thông phim ảnh đã tiến bộ nên ghi lại được rõ ràng những hiện tượng kỳ lạ như
bốn người lớn không lay động được một em bé, các em chạy ngược phía sau, mắt
không chớp dù que diêm cháy để trước mắt... Các em đều thấy một cảnh tượng hãi
hùng, nhân loại chết cháy, không nước uống... dường như Mari Mazon nhận huyền
khãi và chỉ được tiết lộ thiên cơ 8 ngày trước đại biến !...
8.
JEANE DIXON (1918 – 1997)
Bà Dixon người Đức,
cùng cha mẹ sang California từ nhỏ. Theo lời bà kể lại, tại California bà gập
một người thầy bói gốc Gypsy Bohemien cho bà biết là bà có năng khiếu tiên tri
đặc biệt. Là một tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã thuần thành, bà cho năng khiếu ấy
là hồng ân Thiên chúa. Bà thường nhìn vào quả cầu thủy tinh để tiên đoán và cũng
dùng khoa chiêm tinh để bói quẻ.
Năm 1952 đứng trước
tượng Virgin Mary tại nhà thờ St Matthew, thuộc Washington D.C. bà chợt thấy
hình bóng tòa Bạch ốc với con số 1 – 9 – 6 - 0 trên nóc, bà còn thấy một người
đàn ông trẻ tuổi, mắt xanh , tóc nâu, lơ lửng trước cửa chính, rồi trong thâm
tâm bà bỗng có tiếng nói bảo rằng người đàn ông trẻ đó là một người thuộc đảng
Dân chủ, sẽ được bầu làm tổng thống vào năm 1960, nhưng rồi bị chết bất đắc kỳ
tử trong lúc đương nhiệm. Chuyện này được kể nhiều lần và năm 1956 được đăng
trên báo. Bà còn đoán tên kẻ ám sát có 2 vần và 5 -6 chữ, chữ đầu trông như O
hay Q, chữ sau chắc là S, chữ cuối cong dựng đứng! (tên thích khách Oswald).
Tòa Bạch Ốc và ngay T.T.
Kennedy tuy biết chuyện tiên tri nhưng chẳng ai tin vào bói toán . Ngày 22 – 11
- 1963 Bà Dixon dự buổi ăn trưa tại khách sạn Mayflower tại Washington D.C. với
hai người bạn, bỗng nhiên bà nói "không nuốt nổi, có chuyện ghê gớm xẩy ra cho
Tổng Thống bữa nay". Ngay lúc ấy dàn nhạc khách sạn ngưng lại để loan tin Tổng
Thống Kennedy bị bắn tại Dallas và chết lúc 1 giờ trưa ! Nhiều tài liệu
sách báo chứng nhận bà Dixon đã tiên đoán được vụ ám sát Thánh Gandhi, Martin L.
King, Robert Kennedy, cái chết của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Dag Hammarskjold,
Ngoại Trưởng Dulles, vụ Marilyn Monroe tự tử, cuộc nổi dậy của người Mỹ da đen
thập niên 1960.
Bà cũng tiên đoán hàng
loạt những vụ tự tử xẩy ra trên đất Mỹ, có thời lời tiên tri này bị cho là sai,
nhưng nhiều đợt tự tử do các giáo phái gây ra trong những năm gần đây cho thấy
bà có phần đúng ! Jeane Dixon tiên đoán Hoa Kỳ sẽ bị những lực lượng man rợ từ
thế giới thứ ba (third world) tấn công và nước Mỹ sẽ phải trả giá bằng máu lửa
cho những băng hoại luân thường đạo lý. Bà cũng tiên tri số tử vong rất lớn vì
vũ khí vi trùng, một Giáo hoàng bị ám sát và Thiên Chúa Giáo La Mã bị đối phương
tấn công hữu hiệu về mặt lý tưởng giáo điều (ideological attack).
Ngày 5 tháng 2 năm 1962
nhìn qua cửa sổ xuống đường đột nhiên bà Dixon thấy tất cả biến thành sa mạc và
lại thấy Hoàng hậu Nerfertiti và Vua Ai Cập Pharaoh Akhenaten bồng một trẻ sơ
sinh dơ lên cho đám đông hoan nghênh mừng rỡ. Bà giải đoán là một đại thánh nhân
xuất hiện mang lại hòa bình đoàn kết cho nhân loại và phải vào năm 1999 thế giới
mới nhìn thấy. Mấy năm sau bà giải đoán lại là đứa bé đó không phải thánh nhân
mà chính là một Antichrist sẽ ngự trị thế gian từ Jerusalem !
Ngày 5 Feb. 1962 rất
đặc biệt vì tất cả các sao Sun, Moon, Mercury, Venus, Mars, Jupiter, Saturn đều
nằm ở cung 11 Aquarius, báo hiệu sự xuất thế của một đại nhân vật cho kỷ nguyên
Aquarius thay kỷ nguyên Pisces.
Bà Dixon thấy một đại lãnh tụ xuất thế
vào năm 1962, theo năm ta là tuổi Nhâm Dần (Dần là con hổ, Nhâm biến vi vương,
là vua). Đây là nhân vật của kỷ nguyên canh cải Aquarius (Aquarius = Reformer),
thay thế kỷ nguyên Pisces vốn được coi là kỷ nguyên của Jesus
Christ.
Có thể vì áp lực tôn
giáo mà bà Dixon đã cải chính giải đoán lúc đầu và nói lại nhân vật ấy là một
Antichrist chăng? Nhìn các tinh tú vào ngày Bà thấy đứa bé chào đời ở vùng sa
mạc Trung Đông, với 7 tinh tú hội tụ một cung, có thể khẳng định là có sự xuất
thế của một đại nhân ảnh hưởng tới toàn thể nhân loại, còn thiện hay ác lại là
chuyện khác...
9. JUCELINO NOBREGA
DA LUZ
Nhà tiên tri Juseleeno
sanh năm 1960 tại nước Brazil. Ông từng dự đoán đúng nhiều sự kiện và các thảm
họa đã xảy ra trên thế giới như sự kiện 9.11 trên nước Hoa Kỳ, chiến tranh tại
Afghanistan, Iraq và sự bại trận của Tổng thống Saddam Hussein cùng sự bị bắt
giữ tại Tikrit, trận động đất cùng sóng thần (tsunami) tại quần đảo Indonesia,
và sự tạ thế của đức Giáo hoàng Paul đệ nhị.
Vào ngày 30 tháng 4 năm 1997,
Juseleeno đã gửi đến cho đại sứ quán Indonesia tại Brasil một lá thư về sự dự
đoán của ông là vào ngày 26 tháng 12 năm 2004, vào lúc 7 giờ, sẽ có một trận
động đất với cường độ 8.9 và nó sẽ tạo nên một cơn sóng thần cao đến 10 mét.
Juseleeno nhận được thư phúc đáp là: “…. có rất nhiều sự việc mà chúng tôi
không thể không đi làm nhưng chúng tôi không thể giải quyết những việc chưa phát
sinh...!
Năm 2004:
vào 26/7/2004:7 giờ, vào lúc 7 giờ, sẽ có một trận động đất với cường độ 8.9 và
nó sẽ tạo nên một cơn sóng thần cao đến 10mét tại Indonesia....
Năm 2008:
vào tháng 7, tại Nhật Bản, sẽ có một trận động đất và cơn sóng thần với chiều
cao 30 mét.
Vào ngày 17 tháng 12,
tại Mỹ, sẽ có khủng bố xảy ra.
Vào ngày 18 tháng 9,
tại Trung Quốc, sẽ có một cuộc động đất với cường độ trên 9.1 Địa điểm xảy ra
động đất là Nam Kinh (Quảng Tây) và đảo du lịch Hải Nam là trung tâm địa chấn.
Cơn sóng thần cao của nó cao đến 30 mét, sẽ mang đến sự tử vong cho hàng triệu
người. Tuy rằng sau Thế Vận Hội Olympic mới có động đất này, trước Thế Vận
Hội đã có các cơn động đất nhỏ. Vì chính phủ Trung Quốc đang đổ dồn hết sức
lực để lo cho việc tổ chức Thế Vận Hội nên sẽ lờ đi các cơn tiền chấn này, không
chuẩn bị trước các sách lược để đối phó. Chính phủ Trung Quốc cũng có ý muốn ém
nhẹm sự kiện này. Những hành động này của chính phủ Trung Quốc, nếu có, thì sẽ
mang đến tai họa thảm khốc và trùng hợp với câu trích dẫn của Mr. “Time
Traveler” John Titor rằng “Thế Vận Hội Olympic 2004 tại Hy Lạp sẽ là cái cuối
cùng của thế giới”
Chú thích:
1.Trận
động đất Ấn Độ Dương 2004
đã xảy ra
với cường độ được ước lượng khoảng từ 8.90-9 Richter, gây ra một loạt những cơn
sóng thần khủng khiếp ngày
26 tháng 12 năm
2004 giết hại khoảng 230,000
người (gồm 168,000 người tại riêng Indonesia), biến nó trở thành trận sóng thần
gây nhiều thiệt hại nhân mạng nhất trong lịch sử. Cơn sóng thần giết hại người
dân ở cả vùng lân cận trận
động đất tại
Indonesia,
Thái Lan và bờ biển tây bắc
Malaysia cho tới những nơi cách
xa hàng nghìn kilômét tại
Bangladesh,
Ấn Độ,
Sri Lanka,
Maldives và thậm chí tới cả
Somalia,
Kenya và
Tanzania ở Đông
Phi.
2.
Động đất Tứ
Xuyên, nước Trung Hoa năm 2008:
chấn tâm thuộc huyện
Vấn Xuyên, Châu tự trị cách
Thành Đô, thủ phủ Tứ Xuyên,
khoảng 90 km về phía Tây - Tây Bắc. Trận động đất này xảy ra vào lúc 06:28:01.42
UTC (14:28:01.42 giờ địa phương)
ngày
12 tháng 5 năm
2008. Cơn địa chấn này có cường
độ 7,8
độ Richter . Trận động đất này đã
tác động đến nhiều khu vực cách xa tâm chấn như:
Bắc Kinh (cách 1500 km về phía
Đông Băc),
Thượng Hải (cách 1700 km về phía
Đông),
Pakistan,
Thái Lan, và
Hà Nội của
Việt Nam. Đây là trận động đất
mạnh và thảm khốc nhất xảy ra tại Trung Quốc kể từ sau trận
Động đất Đường Sơn năm 1976
( giết chết hơn 250.000 người ), còn trận động đất này làm gần 69.000 người
thiệt mạng, 292.480 người bị thương và 18.000 người mất tích.
( theo thống kê ngày 1.6.2008 )
.
Năm 2010:
tại nhiều quốc gia ở Phi Châu, nhiệt độ sẽ lên cao đến 58 độ Celcius và đồng
thời có sự khan hiếm nước nghiêm trọng. Vào ngày 15 tháng 6, thị trường Stock
Down Jones của NewYork sẽ bị sụp đổ và kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng
nguy hiểm
Năm 2011:
phương pháp trị liệu ung thư thành công, nhưng đồng thời có một loại bệnh độc lạ
xuất hiện. Người nào bị nhiễm cơn bệnh này thì sẽ chết ngay sau đó 4 tiếng đồng
hồ.
Năm 2013:
ngoài bệnh ung thư bướu não, phương cách trị liệu các bệnh ung thư khác đều
thành công. Tại vùng quần đảo Canary của Tây Ban Nha, từ ngày 1 cho đến ngày 25
tháng 11, vì sự bộc phát của núi lửa, địa chấn phát sanh ra. Tiếp sau đó sẽ có
một cơn sóng thần với độ cao 150 mét. Khi dồn vào đến quần đảo Canary, nó còn
cao đến 80 mét. Tại Mỹ và Ba Tây cũng chịu ảnh hưởng của cơn sóng thần, nước
biển sẽ tràn sâu vào đất liền khoảng từ 15 đến 20 dặm Anh. Ngoài biển, trước cơn
sóng thần này, nước biển sẽ rút xuống 6 mét và các loài chim bay đầy trên bầu
trời.
Năm 2014:
có một tiểu hành tinh đến
gần và sẽ có sự va chạm với địa cầu. Sự va chạm này có thể mang đến sự diệt vong
nhân loại.
Năm 2015:
trong tháng 11, nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ đạt đến 59 độ Celcius và thế
giới đại loạn sẽ phát sinh
Năm 2016:
vào trung tuần tháng 4, Typhoon sẽ phát sinh tại Trung Quốc; một số thành phố
lớn bị phá hoại. Tổng thống Mỹ George W. Bush sẽ khẩn cấp nhập viện về bệnh
trạng ảnh hưởng đến tính mạng.
Năm 2026 ( Bính Ngọ
):
vào tháng 7, tại San Francisco sẽ xảy ra một cuộc động đất kinh
thiên động địa (The Big One) vô tiền khoáng hậu. Đất tại lằn nứt Saint Antonio
bị phá và làm tiểu bang California bị sụp đổ. Rất nhiều núi lửa sẽ phát sinh và
các cơn sóng thần cao trên 150 mét.
Từ những dự đoán của
Juseleeno, nhiệt độ của địa cầu đến năm 2012 tại Phi Châu đạt đến 58 độ Celcius
và nạn thiếu nước trầm trọng xảy ra. Sự gia tăng nhiệt độ tiếp tục gia tăng và
đạt tới 59 độ Celcius; nhiều người bị nóng chết và nhân loại trên toàn cầu bị
rơi vào khủng hoảng. Bất luận như thế nào, sự gia tăng nhiệt độ của địa cầu thì
nhanh chóng hơn là sự suy đoán của các khoa học gia trên thế giới là rất chậm.
Những sự kiện này nếu
đúng thì thời gian cho nhân loại không còn lại bao nhiêu !......
10. LỜI CỦA MỘT DẪN ĐẠO SƯ
TRONG TÁC PHẨM “THẾ GIỚI KHI XƯA” (THE WORLD BEFORE)
Tác giả: Ruth
Montgomery Coward, Mc Cann Geoghegan,
Inc. 200 Madison Ave,
New York, NY. 10016
I. LỜI NÓI ÐẦU
Tác-giả là một phóng
viên báo chí, vốn không tin những sự huyền bí. Nhưng trong nhiều năm, bà đã được
chứng kiến nhiều sự kỳ lạ xảy đến cho những người thân và bạn bè, báo trước
những việc sắp tới, hoặc báo tin đúng lúc việc xảy ra tại nơi khác rất xa, có
khi phải vài ngày sau mới được tin theo lối thông thường. Bà cũng đã tiếp xúc
với nhiều con đồng (medium), dự nhiều phiên gọi hồn và viết tự động mà ta gọi là
cầu cơ. Con đồng là người có khả năng tiếp xúc với người sống qua miệng hoặc tay
của họ. Chính tác-giả cũng có khả năng đánh máy tự động, là để cho một linh hồn
mượn tay của mình đánh máy ra những điều muốn nói.
Bà là một trong nhiều
nhà học giả khảo cứu về thế giới vô hình. Nhờ những điều hỏi được các linh hồn,
bà đã viết ra một số sách, như: A Search for the Truth (Tìm Sự Thật), A Gift of
Prophecy: Jeane Dixon (Nhà Tiên Tri Jeane Dixon), Here and Hereafter (Ðây và Sau
Ðây), A World Beyond (Thế Giới Bên Kia) và cuốn này. Cuốn Thế Giới Khi Xưa
cũng được viết ra bằng những tài liệu do những linh hồn cao siêu mà tác giả gọi
là Dẫn-đạo-sư (spirit guides) đã đánh máy ra qua bàn tay của bà.
Dẫn-đạo-sư kể lại sự tích từ khi khai thiên lập địa, nghĩa là từ khi trái đất
mới thành hình, rồi bắt đầu có loài người, những sự phấn đấu của những người
thái cổ (homo-sapiens) với thiên nhiên và với những giống vật khổng lồ đời tiền
sử. Khi Dẫn-đạo-sư nói đến những điều khó tin như cây cối rậm rạp vùng nhiệt đới
tại nơi ngày nay băng giá quanh năm, tác giả đã tham khảo và tìm thấy những tài
liệu khoa học trong tập Bách-Khoa Toàn Thư (Encyclopedia Britannica) và vài cuốn
khác, nói đến những vết tích cây cối và động vật bị chết cứng đột ngột dưới lớp
băng đá rất dày trong những trận thiên tai đời thượng cổ. Khi Dẫn-đạo-sư nói đến
lục địa trên vùng đại dương ngày nay, hoặc nói đến biển cả ở nơi đất liền hiện
tại, tác giả cũng tìm được tài liệu khoa học chứng minh sự biến đổi đó.
Dẫn-đạo-sư nói rằng
loài người bắt đầu sinh ra trên trái
đất cách đây từ 5 đến 7 triệu năm.
Người Bắc Kinh (là bộ xương cổ xưa tìm thấy tại vùng Bắc Kinh) được coi là bộ
xương người xưa nhất mà các nhà bác học ước đã được 500 ngàn năm. Nhưng khi cuốn
sách này sắp được xuất bản (1976) tác giả được biết các nhà khảo cổ đã tìm thấy
tại miền đông Phi Châu, những xương bàn tay người ba triệu năm trước và xương sọ
người một triệu rưỡi năm trước. Bác-sĩ Donald Johnson nói rằng sự xem xét hơn ba
chục xương bàn tay và cổ tay rải rác trên một sườn đồi cho thấy rằng bàn tay có
thể cử động như bàn tay người thời nay, chứ không như bàn tay của hai loài
đười-ươi (gorilla và chimpanzee) là loài khỉ gần giống người hơn cả, hai loài
này vẫn phải chống tay xuống đất để đi. Ðiều nhận xét này loại bỏ thuyết của
khoa học cho rằng người và khỉ cùng chung một thủy tổ. Bác sĩ Duane Gish cũng
tìm thấy tại một lòng sông vùng Texas có vết chân người in vào đá gần vết chân
khủng long.(có lẽ xưa là đất, lâu ngày đất ấy trở thành đá). [Khủng long
(dinosaur) là một loài vật khổng lồ thời tiền sử, thuộc loài thằn lằn, có khi
dài đến 30 thước (100 ft) cao hơn 5 thước (18 ft), thường chân sau rất lớn, chân
trước rất nhỏ, đuôi lớn và dài, cổ ngắn đầu to, hoặc cổ dài đầu nhỏ. Ðiều này
chứng tỏ loài người đã có sớm hơn là người ta tưởng, vì các khoa học gia vẫn cho
rằng khủng long đã tuyệt chủng nhiều ngàn năm trước khi có người. Những người
thái-cổ đã phải phấn đấu kinh khủng với những vật khổng lồ trong nhiều triệu năm
sống chung với chúng.
Trong
cuốn này, các dẫn-đạo-sư nói đến ba thiên tai, một trong đó
là nạn trái đất
đổi trục đã
khiến cho vùng đại-lục Lemuria chìm xuống dưới Thái Bình Dương, đồng thời loài
khủng long bị tuyệt chủng. Tác giả nghi ngờ rằng sao trái đất còn tồn tại được
qua một tai nạn lớn lao nhường ấy, nhưng sau được biết các khoa-học-gia hiện đại
đã nói Bắc-cực và Nam-cực đã có nhiều lần thay đổi vị trí trong thời gian ngàn
triệu năm qua.
II. DÒNG-DÕI THIÊN
THẦN
Văn minh trên trái đất
chưa bao giờ lại được tiến bộ như thời vàng son trên đại lục Lemuria và
Atlantis. Ða số dân chúng có trình độ trí thức cao, và nhờ sự cần cù của họ, cây
cối tốt tươi bao phủ khắp mặt đất. Nhưng không phải là tất cả đều thơ mộng. Nhờ
sự phồn thịnh do sức người tạo lên, có vài giống vật sinh sản nhanh hơn loài
người. Ðiểu thú khổng lồ phá hoại mùa màng, thằn lằn to lớn từ biển bò lên đầy
mặt đất, và những con khủng long với thân vĩ đại và đầu nhỏ bé, hung bạo đến nỗi
người phải họp nhau lại trong những khu bảo vệ chặt chẽ. Tại Lemuria tình trạng
rất nguy nan, khiến người ta phải đào hầm dưới đất hoặc moi rộng hang ở sườn núi
để ẩn náu. Những con khủng long khổng lồ lang thang khắp nơi, đạp đổ cây cối,
tàn hại hoa mầu, phá hoang vườn tược mà người ta tốn công trồng tỉa để có thức
ăn và bóng mát. Chúng dày xéo lên tất cả mọi vật trong tầm của chúng, một ngón
chân của chúng có thể đè nát một đứa trẻ con. Chúng thường đánh nhau kịch liệt
để tranh dành miếng mồi ngon như người hoặc thú vật. Ðuôi lớn của chúng quạt
khắp rừng rậm và sông ngòi để tìm miếng ăn.
Ðể tránh các thú dữ ấy,
người phải sống trong những hang mà cửa vào thấp nhỏ. Ðó là một thế giới trong
bóng tối. Chỉ có đàn ông mới dám đi ra để kiếm mồi khi những thú dữ không có ở
gần. Họ sống bằng thịt săn và ít rau cỏ trồng quanh cửa hầm. Phụ nữ cả đời chỉ
được trông thấy bóng người đi qua cửa hang. Họ nói với những bóng ấy, tưởng đó
là những tâm linh của thế giới khác đến nói chuyện với họ, không biết rằng đó là
bóng của những người có thân hình như thường đứng trước họ và quay lưng ra ánh
sáng. Trẻ con dám phiêu lưu ra ngoài, khi không trông thấy có con vật khổng lồ
nào từ xa mới chui ra khỏi cửa hang. Mắt họ bị chói lòa vì không quen với ánh
sáng mặt trời. Những gia đình ấy hôn phối lẫn nhau trong những buổi lễ ngắn ngủi
tổ chức bởi những thầy tu là những người còn nhớ đến đời sống tâm linh xưa kia.
Trước mặt thầy tu, đôi trai gái nắm tay nhau, và tất cả cùng hát những câu chúc
tụng. Nếu có người săn được một con vật, nhỏ như con thỏ hoặc lớn như con trâu,
thì đó là một đại tiệc. Họ ăn, họ ngủ, họ nói chuyện, họ sinh sản. Ðó là đời
sống âm thầm tăm tối của những người Lemuria ít may mắn.
Vậy mà họ là dòng dõi
thiên thần! Trước khi một số gan dạ cố gắng trừ khử những con vật kinh khủng ấy,
tưởng chừng ít có hy vọng cho sự tiến hoá của loài người.
Dẫn-đạo-sư kể lại một
gia đình Lemuria chừng 20 người cả con và cháu, sống cách đây khoảng 60 ngàn năm.
Họ ở trong hang đào sâu trong đất dưới một ngọn đồi, cửa hang rất thấp, ra vào
phải bò, để giữ cho những con vật to lớn không thể vào được. Họ ngủ trên những
chiếu đan bằng cỏ mọc quanh hang, sống bằng hạt dẻ và trái cây, đôi khi có thịt
do đàn ông săn được. Họ sống trong bóng tối lờ mờ, chỉ có chút ánh sáng nơi gần
cửa vào và những khi đốt đuốc, cây đuốc làm bằng mỡ những con vật đã chết, nhưng
đuốc ấy tỏa nhiều khói quá chỉ dùng khi nào rất cần.
Một ngày kia, trong khi
đàn ông ra ngoài săn bắn, một con khủng long to lớn đánh hơi biết có người trong
hang, nó lách cái đầu nhỏ của nó vào cửa hang, cố sức cậy ra một lỗ lớn để vào.
Tất cả đàn bà, trẻ con trong hang sợ hết hồn, nhưng cũng phải can đảm lấy gậy
đập vào đầu nó trong khi miệng nó phun ra khói. Ðàn ông nghe tiếng ồn ào chạy về,
lấy giáo nhọn đâm vào nó hàng trăm nhát cho đến khi nó chết. Rồi mấy chục người
ở những hầm quanh đấy phải họp nhau lại lôi xác nó ra xa vừa để tránh mùi hôi
thối, vừa để những con vật khác khỏi đến gần.
Ðó là cảnh sống hằng
ngày của những gia đình thời bấy giờ, luôn luôn ở trong tình trạng sợ hãi. Họ ao
ước được thấy cảnh đẹp bên ngoài, cũng như ngày nay một người già bệnh tật ao
ước được lên cõi trời. Chỉ có những người đánh cá là không phải ở trong cảnh sợ
hãi tối tăm ấy, vì vùng bờ biển cây cối thưa thớt, những con khủng long và
mam-mút (là loại voi khổng lồ có nhiều lông và ngà cong lên) thường không lui
tới. Nhưng vì đông dân cư quá nên chỉ có một số ít được hưởng cái tự do ấy.
Thật là một ngày quan
trọng vô cùng khi một chiếc máy bay đầu tiên đáp xuống hồ Chalda trên đại lục
Lemuria, đem lại hy vọng cho những kẻ khốn khổ, dòng dõi của những bậc trí thức
cao mà ngày nay sa xuống gần ngang súc vật, với đời sống trong tăm tối không có
tương lai. Họ hết sức vui sướng khi được biết rằng những người Atlantis muốn
cộng tác với họ để triệu tập một đại hội thế giới bàn cách trừ khử những con vật
khổng lồ. Máy bay có thể đáp xuống bãi biển không sợ nguy hiểm, vì những con vật
khổng lồ không ở nơi bãi cát. Khi những người Atlantis đầu tiên đặt chân lên
Lemuria, tin tức lan ra rất nhanh trên khắp đại lục, phá tan không khí buồn tẻ
trong nhiều thế hệ. Tin tức được loan ra bằng hệ thống một loại dây leo truyền
âm do một nhạc khí tựa như cái trống của bộ lạc Phi Châu, trống nọ truyền đến
trống kia đi xa hàng trăm dặm. Những người mới đến chào hỏi người Lemuria như là
những anh em lâu ngày mới gặp lại nhau. Người Lemuria chạy vội đến nơi đón khách
quý, vui mừng khôn tả.
Khi người Atlantis nói
đến những điều mới lạ trên đất họ, người Lemuria sụt sùi khóc, vì cảm thấy khác
biệt một trời một vực giữa cảnh xa hoa của người và cảnh khốn khổ của mình. Một
số những người niên trưởng Lemuria đi theo đám quý khách trở về Atlantis để cùng
họp với những người từ các nước phương xa đến hội. Atlantis có nhiều tàu, nhiều
khinh-khí cầu, nên việc triệu tập dễ dàng nhanh chóng, và những thanh niên được
đưa đi học về kỹ thuật và hóa học. Phi công lái chiếc máy bay tên là Drofus.
Cùng với y có hai nhà bác học để điều khiển quả cầu pha lê nhỏ trong máy bay cho
phù hợp với một tia sáng của quả cầu lớn trung ương. Ðây là một phương pháp tinh
vi mà ngày nay không ai hiểu được. Muốn bay từ Lemuria hoặc một nơi khác xa
Atlantis, thì phải sửa soạn rất công phu, để điều hợp quả cầu nhỏ trong phi cơ
với một tia sáng của quả cầu lớn, khiến cho phi cơ tự động theo hướng mà bay trở
về. Nguyên tắc những quả cầu pha lê có nhiều mặt phẳng đã bị chôn vùi với đại
lục Atlantis, ngày nay không ai biết cách tạo lên và xử dụng những quả cầu ấy.
Người Atlantis bấy giờ là những người tốt bụng. Họ thấy đời sống khốn khổ mà
những con vật khổng lồ đã gây cho người Lemuria, họ thúc giục những người này di
cư sang nước họ, và họ dạy cho cách đóng những chiếc tàu lớn để có thể đi xa.
Nhưng họ không cho ai biết bí mật Quả cầu Pha lê, nó giúp họ điều động các máy
bay và tàu ngầm của họ. Vì họ có phương tiện vận chuyển nhanh chóng tiện lợi,
nên những lần triệu tập hội đồng cũng được nhanh chóng.
Có những máy bay loại
nhẹ chở vài ba người, buộc vào một quả cầu, chỉ cần một khu nhỏ để đáp xuống và
bốc lên, lại có bộ phận điều khiển luồng gió, đại khái như máy trực thăng ngày
nay, để di chuyển gần. Những máy lớn và mạnh hơn điều khiển bằng tia sáng loại
laser do Quả cầu Pha-lê phát ra, cần phi đạo dài hơn, như máy phản lực hiện thời.
Những sân bay được xây tại nhiều nơi để chở người đi dự hội và để tiếp tế hàng
hóa, vì khi ấy Atlantis giữ địa vị lãnh đạo trong việc sáng chế và sản xuất các
loại hàng. Lemuria trong những ngày cuối được coi như một bà mẹ khôn ngoan và
dịu hiền, cố gắng dạy bảo những nước nhỏ, nhưng bọn này ưa thích đời sống tối
tân của Atlantis hơn là triết lý của Lemuria.
Trong những hội họp
quốc tế, có người đưa ra ý kiến dò tìm đến tổ những con vật khổng lồ để diệt con
nó ngay khi còn nhỏ. Người Atlantis chế ra một hơi độc để "thổi" vào tổ chúng
khi thuận chiều gió, cách ấy tỏ ra có hiệu quả với những con nhỏ, nhưng không đủ
sức sát hại những con lớn. Cuộc chiến đấu với khủng long và các vật khổng lồ
khác đã kéo dài nhiều thế kỷ và đã có nhiều cuộc hội họp quốc tế để bàn cách
giải phóng đất đai nhanh chóng hơn. Người ta đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp
trong việc diệt trừ những vật khổng lồ khiến chúng đã giảm bớt, trước khi một
thiên tai xảy đến: đáy biển trồi lên, lục địa chìm xuống, chôn vùi đại lục và
chôn luôn cả những vật khổng lồ.
Ðược hỏi tại sao
Thượng-Ðế đã sinh ra những vật khổng lồ ấy rồi lại khiến cho chúng bị diệt chủng,
như thế có phải là Thượng-Ðế đã lầm không? Dẫn-đạo-sư nói: Thượng-Ðế không lầm.
Tạo-Hoá là một phòng thí nghiệm trường kỳ. Thoạt đầu con người cao hơn ba thước
hoặc thấp hơn một thước, rồi sau trở lại trung bình hơn một thước rưỡi, và trong
mấy ngàn năm gần đây lại cao hơn trước.
Nhưng nếu nhân loại
cứ tiếp tục nhiễm độc trái đất, làm nguy hại cho các giống khác, thì sẽ phải
chịu số phận như loài khủng long. Mình được sống thì phải để cho kẻ khác cùng
sống với mình, đó là luật chung của vũ-trụ; nếu chỉ phá hoại, tàn hại giống khác,
sẽ không tồn tại lâu trên trái đất.
Khi những vật khổng lồ
bị giảm sút dần đi, thì đời sống con người đỡ khổ, họ đã có thể hưởng ánh sáng
mặt trời và gió mát. Dân số tăng rất nhanh chóng, những phụ nữ có hàng chục đứa
con. Việc sinh sản không khó khăn và không cần săn sóc như ngày nay, vì đó là sự
tự nhiên, cũng như loài vật sinh con đẻ trứng chẳng cần ai săn-sóc và dạy cách
nuôi con.
Trẻ con lớn lên được
dạy bảo nhờ những người còn nhớ đời sống tâm linh và cảm thông với các linh hồn
như ta nói chuyện với hàng xóm. Chúng được dạy cho biết lý do tại sau chúng thác
sinh ra đời vật chất, và chúng phải làm việc thiện để hoàn tất sứ mệnh theo luật
Trời. Những bậc cha mẹ cũng hiểu rằng con họ cũng là những linh hồn ngang tuổi
với họ, đã chọn họ làm cha mẹ để học hỏi và tiến hóa trong thân xác thịt. Những
trẻ con Lemuria có lẽ là những kẻ hoàn toàn nhất trong nhân loại, chúng gần như
không biết đến tội lỗi đối với cha mẹ, thầy dạy và bạn bè.
III. BIỂN SARGASSO BÍ
MẬT
Sau khi Lemuria chìm,
Atlantis trở thành lãnh đạo thế giới, nhưng không được lòng người vì tính kiêu
căng, chỉ muốn dùng võ lực để bắt các nước khác thần phục. Tuy chưa biết dùng
đến chất nổ. nhưng với quả cầu Pha-lê họ có thể phóng năng lực của tia sáng mặt
trời làm nổ những thành phố rất xa. Cướp bóc là sự rất thường. Những người
Atlantis trong thời kỳ thứ hai này vơ vét đem về nước tất cả cái gì họ thích, từ
các nơi xa Mỹ Châu, Âu Châu và Phi Châu. Chính thể tại Atlantis trong thời vàng
son là quân chủ, những quốc vương trị vì trú trọng đến đạo đức và tôn giáo.
Nhưng sau khi Lemuria bị chìm, ngôi vua chỉ tượng trưng cho nghi lễ, còn thực
quyền ở trong tay những nhà bác học. Atlantis là một thành trì học vấn vững mạnh
trước khi xảy ra thiên tai. Những học giả từ khắp nơi đến các trường đại học tại
đó để dự lớp học về địa chất, thiên văn khoa học, toán học, canh nông. Nhiều
người có thể tính nhẩm tới 11 số và có những bảng tính tiện dùng hơn máy tính
ngày nay. Những tài liệu được chất chứa trong những thùng làm bằng ruột súc vật
chế biến có thể tồn tại trong nhiều ngàn năm nếu được bảo trì kỹ lưỡng. Nhiều
thùng ấy nay còn nguyên vẹn trong thùng tài liệu chôn dấu không xa Kim-tự-tháp
lớn tại Giza, về hướng thần tượng Sphinx. Có những thùng khác được cất tại
Yucatan. Hình trái đất được chụp theo một phương pháp không giống ngày nay.
Radio bấy giờ đã có, tiếng nói được truyền bằng sự phản ứng của đá thạch anh
(quartz) trên chất kim khí và điều khiển bởi những mặt phẳng của Quả cầu Pha-lê.
Trong 20.000 ngàn năm
sau trận thiên tai, Atlantis dần dần suy đồi, bên trong mục nát, chỉ nhờ có Quả
cầu Pha-lê mà còn giữ được uy thế đối với các nước. Nhưng không phải là tất cả
các nước đều chịu thần phục. Những dân ở nơi mà sau này là Ba Tư hợp với Hi-Lạp
chống lại Atlantis. Người Atlantis dùng Lybia làm căn cứ để tấn công Hi-Lạp
nhưng bị đánh lui, và khi họ tập trung lại lực lượng để tấn công lần nữa thì một
thiên tai kinh khủng xảy đến làm thay đổi lịch sử. Những nhà bác học tăng cường
năng lực của Quả cầu Pha-lê, và để khuất phục những dân Á Châu ở cách xa nửa
vòng địa cầu, nơi mà ngày nay là Trung Hoa, Họ dọi tia sáng xuyên qua trái đất,
khiến cho vỏ trái đất nổ tung nhận chìm hầu hết đại lục Atlantis và luôn cả Quả
cầu Pha-lê.
Vùng ấy ngày nay gọi là
biển Sargasso. Vùng biển bí mật này, trong nhiều thế kỷ đã được mệnh danh là "Nghĩa
địa của Ðại-tây Dương"! Xưa những tàu buồm qua đó đều biến mất dạng, rồi sau
những tàu có động cơ cũng vậy. Quá trưa ngày 5-12-1945, một đoàn 5 chiếc phi cơ
Hãi quân Grumman TBM-3 Avenger cất cánh từ căn cứ Fort Lauderdale, Florida, để
tập dợt, do 5 phi công lái với 9 phi hành đoàn. Ðoàn phi cơ gọi là Phi vụ 19, do
trung úy Hãi quân Charles C. Taylor, một phi công với trên 2500 giờ bay, điều
khiển. Chừng 70 phút sau, sau khi bay qua phía bắc đảo Bimini, một phi công bay
trên phi trường Hãi quân Fort Lauderdale, nhận được tính hiệu lạ lùng của phi cơ
điều khiển. Phi công nầy bị lạc, cả hai địa bàn đều hư, Rồi những tính hiệu bị
loạn, căn cứ không thể liên lạc được với người nào trong số 14 người trên 5 phi
cơ. Ngay sau đó, một phi cơ hai máy Martin Mariner với phi hành đoàn 13 người
cất cánh từ căn cứ Hãi quân Banana River để tìm 5 phi cơ lạc và dẫn họ về căn cứ.
Nhưng rồi sau không nhận được tính hiệu nào của cả 6 phi cơ, và mặt dù một cuộc
tìm kiếm vĩ đại chưa từng có gồm hơn 300 phi cơ, 4 khu trục hạm, 18 tàu tuần,
mấy chiếc tàu ngầm, hàng trăm phi cơ và tàu của tư nhân, và cả phi cơ và tàu của
Anh đóng tại quần đảo Bahama, không tìm thấy một vết tích nào cả, không một vết
dầu, không một phao hoặc một mảnh vụn.(Những bí mật của vùng này đã được nói đến
trong cuốn, "khu tam giác Bermuda" (The Bermuda Triangle). Tác giả Adi-Kent
Thomas Jeffrey đã kể rõ tên 12 chiếc tàu, một tàu ngầm nguyên tử và hơn một chục
phi cơ được ghi nhận đã mất tích tại đây từ 1609 đến 1968,không để lại một dấu
vết gì: mảnh gổ, mảnh áo, hay vết dầu trên mặt biển, mặc dù rất nhiều tàu và phi
cơ qua lại tìm kiếm).
Charles Berlitz trong
cuốn "Khu tam giác Bermuda" (The bermuda triangle) nói ranh giới biển Sargasso
chạy dài từ 200 dặm phía bắc đảo Antilles lớn, dọc theo và cách bờ biển Hoa Kỳ
200 dặm tới mỏm Hatteras tại North Carolina, rồi thẳng ra Ðại-tây-Dương đến Phi
Châu và Bồ Ðào Nha, ngược lên hướng bắc rồi trở về Mỹ, ranh giới nầy hợp với
ranh giới mà dẫn-đạo-sư đã nói về Atlantis. Khu tam giác Bermuda nằm trên phần
phía tây của biển Sargasso gần khu xưa kia đặt Quả cầu Pha-lê. Berlitz nói rằng
trong một phần tư thế kỷ vừa qua, hơn một ngàn nhân mạng đã mất tích tại đó,
không để lại một vết tích gì của những phi cơ và tàu thủy.
Dẫn-đạo-sư giải thích
rằng Quả cầu Pha-lê vẫn còn nằm dưới biển Sargasso, và khi mặt trời và mặt trăng
đến một vị trí nào đó, ảnh hưởng đến Quả cầu, khiến cho những tia phát ra làm
nguy hại cho tàu biển và phi cơ đi qua tầm những tia ấy. Vụ nổ đã xé đại lục
Atlantis mạnh hơn một triệu lần sức nổ của trái bom ném xuống Hiroshima, không
những đã nhận chìm hầu hết Atlantis còn gây nên bảo tố và sóng thủy triều trên
khắp nửa thế giới ở tây phương trong nhiều tháng. Vụ nổ ấy đã được nhận thấy từ
các hành tinh khác trên bầu trời. May mắn là những tia của quả cầu pha lê không
thể xuyên qua lòng lỏng của trái đất để sang tận Trung Hoa,nên vùng nầy không hề
gì. Nạn hồng thủy lớn lao đã được kể lại trong những huyền thoại của nhiều sắc
tộc, như dân Do Thái trong Thánh kinh.
Phần còn lại Atlantis
chỉ là hai hòn đảo Poseidia và Og. Những sự di chuyển đi xa bằng phi cơ và tàu
không được nữa vì những quả cầu nhỏ đều quá yếu. Vùng biển đã chôn vùi đại lục,
nay như là một vũng bùn lầy đầy những tàn tích. Ðất đai mới nổi lên thì khô cằn
vì chất phóng xạ, tựa như sau một vụ nổ bom nguyên tử khổng lồ. Dân Atlantis còn
lại phải di chuyển đến những nơi khác và trà trộn với dân Mỹ Châu, Á Châu, Âu
Châu và vùng Ðịa Trung Hải. Hai hòn đảo còn lại vẫn bị rung động ngầm, những hỏa
diệm sơn thi nhau bùng nổ, rồi sau hai đảo ấy cũng chìm nốt xuống biển.
Thiên tai này xảy ra
khoảng 12.000 ngàn năm trước, chỉ còn lại vài hòn đảo nhỏ như Azores và Bahamas.
IV. THẾ GIỚI THỜI
TIỀN SỬ
Trong thời Lemuria toàn
thịnh, một số dân đã đến lập nghiệp tại vùng đồng bằng Á Châu, nơi mà ngày nay
là Gobi. Họ liên lạc với mẫu quốc bằng ý nghĩ và cũng bằng tàu thuyền. Họ sống
lẫn lộn với dân bản xứ da vàng, một trong năm giống đã được sinh ra từ nguyên
thủy.
Triết lý là môn học
được ưa chuộng nhất. Những ngôi đền đều hướng về đông, là hướng về đại lục
Lemuria. Sau khi trái đất đổi trục nhận chìm Lemura và nhiều núi nổi lên khắp
nơi, các thầy tu xây cất những tu viện trên núi cao, để dể hòa đồng với vũ-trụ
lực. Ðể giữ truyền thống của Lemuria, họ bảo toàn văn hóa triết lý và tôn thờ
Thượng Ðế. Những tu viện ấy ngày nay nằm ở Tây Tạng, và dãy núi Hy-Mã-Lạp-Sơn
xưa là một phần của đồng bằng Gobi. Gobi khi ắy khí hậu ẩm ướt, đất đai phì
nhiêu, ngày nay là sa mạc.
Vì Quả cầu Pha-lê của
Atlantis không thể chuyển động máy bay và tàu qua một bên kia trái đất, nên
không có mấy người Atlantis đến Gobi và Trung Hoa ngày nay. Vùng Ấn Ðộ được nổi
lên sau Gobi và trước khi Lemuria chìm. Từ trước, người Lemuria đến rất nhiều,
coi đó như là thuộc địa, và sống chung với người da vàng cũng di dân đến. Nhiều
thầy tu đến đó để truyền bá văn hóa Lemuria. Dân chúng Ấn Ðộ ngày nay là dòng
dõi nhiều lớp văn minh: Thầy tu và dân Lemuria, di dân da vàng, da đen, da trắng,
và những người tuy hình thể không giống những cùng đinh (untouchable) Ấn Ðộ ngày
nay, nhưng sống ở nước thấp nhất, nhân đó cản trở công việc dân-chủ-hóa xã hội
này. Vì ở đây có rất ít người Alantis, nên văn hóa không bị nhiểm độc bởi tham
vọng quyền thế của họ. Nhưng khi Lemuria chìm thì người Atlantis bắt đầu đến
đông.
Trong tập Bách Khoa
Toàn Thư (Encyclopedia Britannica) tác giả thấy có đoạn nói về Ấn Ðộ. Khi những
người Aryan xâm chiếm Ấn Ðộ, họ thấy dân ở đấy văn minh hơn họ về nhiều phương
diện, rõ ràng đó là những di dân từ miền đông tới (Lemuria ở về miền đông).
Churchward trong cuốn "những con cháu Lemuria" (The children of Mu). Nói đến
những người Naacals, 70.000 năm trước, đã đem đến đây những sách "Cảm hứng
thiêng liêng về Mẫu quốc", những sách ấy được cất giữ trong một tu viện Tây-Tạng.
Trong sách của người Naacal, nói đến những người Maga lập nghiệp ở Ấn Ðộ 70.000
năm trước, màu da sậm và mắt đen sắc, câu này có vẻ tả người Lemuria da màu. Lại
có câu: Cũng
như Ai Cập, Ấn Ðộ không bao giờ có một thời man rợ trước thời văn minh. Ấn-Ðộ là
hạt ngọc trai trên trán của Mẫu quốc Lemuria.
Những người da trắng,
thoạt tiên ở trong vùng Carpathe-Caucase, dần dần tràn lan về phía tây quanh Ðịa
trung Hãi rồi cùng tập trung tại dãy núi Pyrénée miền nam nước Pháp. Họ cũng
tràn về phía đông nam đến Ba Tư và Ai Cập. Tại Ba Tư họ lập thành dòng giống
Aryan mà Ðức Quốc Xã đã tự hào là dòng dõi. Người da trắng cũng cầm quyền tại Ai
Cập, quốc vương là Araaraat. Một vị cao tăng là Ra Ta theo Araaraat đến, cùng
với hàng trăm người khác, lo giúp đỡ những người bản xứ, trong ấy có nhiều
bàn-nhân được Ra Ta giúp loại bỏ những bộ phận dị hình. Ra Ta hợp tác vơi những
người Atlantis tại Poseidia, dùng phương pháp giải phẩu và năng lực những quả
cầu Pha-lê nhỏ còn sót lại, để loại bỏ những đuôi, móng, sừng, lông cánh, cho
các bàn-nhân.
Những người Atlantis
đến Ai Cập càng ngày càng đông để tránh tai nạn, vì hai hòn đảo còn lại thường
bị rung chuyển, và những nhà tiên tri đoán sẽ có nạn hồng thủy nữa.
Hermes, là sứ giả của
Atlantis có nhiệm vụ bảo vệ những tài liệu quý giá, đã đem những tài liệu ấy đến
Ai Cập và hợp tác với Ra Ta xây dựng kim-tự-tháp để cất giữ những bí mật của
thời oanh liệt xưa.
Kim-tự-Tháp lớn nhất
được xây dựng tại Giza trong thời gian trước và sau khi Atlantis bị chìm lần
cuối, vào khoảng 10.000 năm trước kỷ nguyên, trong đó có chứa tất cả những toán
số để tính vị trí các ngôi sao, kinh tuyến, vĩ tuyến và đường kính trái đất,
chiều dày lớp vỏ trái đất. v.v...Kim-tự-tháp cũng có mục đích làm cái kho để
chứa những bảo vật của Atlantis, nhưng vì thiên tai xảy đến nhanh chóng quá, nên
những bảo vật đều bị chôn vùi dưới biển. Nhiều người nghĩ rằng những người
thượng cổ có quay hàm lớn và khối óc nhỏ. Nhưng những bộ xương cổ xưa đã được
khám phá hơn 100 năm trước tại Pháp cho thấy người xưa cao hơn và xương sọ lớn
hơn người ngày nay. Những người ấy đã sống quanh Ðịa Trung Hải 15 đến 30 ngàn
năm trước, trán cao, gồ má cao, quay hàm nở, thân cao hai thước, không có vẻ gì
giống loài khỉ. Nếu thực những người ấy là tổ tiên loài người, thì quả là người
thời nay đã suy đồi hơn xưa.
Âu Châu xưa kia
chỉ gồm có mấy hòn đảo Anh quốc và Na-uy, Thụy Ðiển ngày nay, còn phần lớn lục
địa mới được nổi lên sau khi trái đất đổi trục.
Những người Lemuria và Atlantis còn lại dần dần pha trộn giống với người da
trắng tại Âu Châu, người da vàng tại Mông Cổ, người da đen tại Phi Châu, Úc Châu
và các quần đảo tại vùng Nam Dương là những đất đai Lemuria còn sót lại. Dân
chúng ở đó lâu ngày mất liên lạc với giới lãnh đạo và thầy tu nên trở thành man
rợ. Miền Nam cực trong nhiều triệu năm thuộc vùng ôn đới và nối liền với Úc Châu,
trước khi bị thiên tai tách ra bằng những vùng biển rộng lớn. Người Atlantis đã
họa địa đồ miền này nhưng thấy không thể ở được vì đầy dẫy những khủng long và
vật khổng lồ. Khi trái đất đổi trục, những vật ấy bị tiêu diệt vì không chịu nổi
cái lạnh băng giá đột ngột.
Khi Lemuria hãy còn,
Alaska ở trong vùng nhiệt đới như Florida ngày nay, nhưng ít có người dám ở đó
vì những khủng long và man-mút rất nhiều. Nhưng khi trái đất đổi trục, những con
vật khổng lồ ấy bị chết vì băng giá, một vùng đất nổi lên bắt cầu từ đấy sang
miền đông bắc Á Châu, vùng này cũng bị đông lạnh. Rất lâu về sau, mới có những
bộ lạc du mục Á Châu đi phiêu lưu qua đấy, dần dần tiến xuống những vùng ấm áp
hơn. Những người Á Châu ấy càng ngày càng đến đông, rồi trộn lẫn với những người
da đỏ và da nâu thành những giống phụ. Những người Mễ-tây-Cơ ngày nay có vài nét
mặt Á Ðông là vì cuộc di dân này từ Siberia đến vùng nắng ấm Trung Mỹ.
Nhiều người Alantis
lánh nạn sang Mỹ Châu, ở đây những người Lemuria đã đến từ nhiều ngàn năm trước.
Ðất đai phì nhiêu, hoa màu được phân phát đều cho mọi người, không hề có sự
tranh dành. Những người Lemuria bắt đầu chiếm vùng bờ biển phía tây hiện thời và
xứ Yucatan (Mễ-tây-Cơ), nhưng về sau họ di chuyển đến những đất mới nổi lên tại
vùng trung ương Hoa Kỳ ngày nay. Họ đã mang theo những tài liệu và xây một phòng
rất kín gần thành phố Uxmad tại Yucatan để cất những tài liệu về văn minh
Atlantis và về việc xây dựng một Quả cầu Pha-lê. Nhưng không một người nào còn
sống sót khi đó biết cách tái tạo Quả cầu Pha-lê đã mất.
Sau khi phần còn lại
của Atlantis bị chìm nốt, phòng kín ấy nằm sâu dưới nước, lâu ngày không ai còn
biết đích là chỗ nào, rồi đến khi đất nổi lên, không còn thể nhận biết được
phòng ấy đã được chôn tại đâu.
V. NHỮNG THIÊN THẦN TRONG THÁNH KINH
Những nhà bác học nói
rằng 70.000 năm trước, Bắc-cực nằm ở vùng Nam-cực, và có thể một ngày kia quay
trở lại. Những tảng đá có từ lực trái ngược với từ lực của trái đất và đã được
khám phá tại Ấn Ðộ, Pháp và Nhật Bản trong khoảng từ 1855 đến 1929. Trong đầu
thập niên 1960, Ban Khảo Sát Ðịa Chất Hoa Kỳ đã báo cáo rằng theo sự nghiên cứu
những tảng đá lớn thu thập từ khắp nơi trên hoàn cầu, thì đã
có chín lần
trái đất đổi trục trong thời gian ba triệu rưởi năm qua.
Trong thời vàng son của
Lemuria và Atlantis, hai đại lục ấy phần lớn nằm tại vị trí Thái bình Dương và
Ðại tây Dương, tuy nhiên không phải cùng vị trí đối với trục trái đất ngày nay.
Phần lớn lục địa Mỹ Châu và Âu Châu còn nằm dưới mặt biển, núi non hầu như không
có, cho đến khi Lemuria chìm xuống bấy giờ núi mới nổi lên. Tại Alaska có những
vết tích động vật và cây cối chồng chất lên nhau như trong những thiên tai.
Những thân hình man-mút còn cả thịt da và lông nguyên vẹn đã được đào thấy tại
vùng băng giá bắc Sibérie, tỏ rằng những con vật ấy đã bị đột nhiên đông lạnh.
Trong Bắc băng Dương quanh Bắc cực, có rất nhiều tàn tích man-mút, tê-giác, ngà
voi, những giống này cần rất nhiều cây cỏ để sống, không thể nào ở những nơi
quanh năm đá phủ. Rõ ràng Alaska và miền bắc Sibérie xưa kia là xứ nóng. Trái
lại có nhiều bằng chứng cho thấy rằng vùng nhiệt đới Brézil và Phi Châu xưa kia
bị bao phủ dưới một lớp dày băng đá. Ðiều đó có thể giải thích tại sau, khoảng
50.000 năm trước, người Atlantis với những phi cơ của họ đã có thể chụp hình
Greenland và Nam-cực khi những nơi ấy không bị băng đá bao phủ
(Bản địa đồ Reis)
Trong số những thiên
tai nhiều vô kể đã thay đổi cục diện trái đất, có ba lần đáng để ý hơn cả là:
-
Lemuria
bị chìm 48.000 năm trước kỷ nguyên
-
Phần lớn
Atlantis bị chìm 28.000 năm trước kỷ nguyên, và phần còn lại của Atlantis bị
chìm nốt 10.000 năm trước kỷ nguyên.Theo dẫn-đạo-sư và Edgar Cayee, nạn hồng
thủy trong Thánh Kinh trùng hợp với thiên tai thứ hai cách đây khoảng 30.000 năm.
Những thời kỳ nói trên
chỉ là phỏng chừng, vì thời gian trên trái đất không nghĩa lý gì đối với thế
giới tâm linh.
Trong Thánh Kinh chỉ
nói đến gia đình Noah, cháu Adam đời thứ 10, được thoát khỏi nạn hồng thủy,
nhưng thực ra còn rất nhiều người khác nữa, mặt dù đã có hàng vạn người chết ở
Trung Ðông và hàng triệu người chết tại Atlantis. Noah là tổ dòng giống Semite,
các cháu chắt là Abraham, Jacob, Joseph, David rồi đến Jesus Christ.
ABRAHAM, có hai con
trai: ISAAC là con vợ cả, là dòng giống thuần túy Lemuria; còn ISHMACI là con vợ
bé, sau này là tổ dân tộc Ả-Rập. Con cháu thứ hai của Isaac là JACOB, tổ dân tộc
Do-Thái (Jew). Dân Do-Thái vẫn giữ được truyền thống của người Lemuria và tôn
thờ Thượng Ðế (GOD). Nhờ tín ngưỡng ấy, chứ không phải là nhờ sự giúp đỡ của
người khác, họ được các thiên thần trợ lực tìm một xứ sở, và sau một thời gian
dài lang thang rồi sống nhờ Ai-Cập, họ đã được trở về đất hứa.
Theo dẫn-đạo-sư, MOSES
là một người Lemuria đầu thai vào dòng giống Hebrew để cứu dân tộc này ra khỏi
cảnh nô lệ tại Ai-Cập.
VI.TÂM LINH (Spririt)
& LINH HỒN (Soul)
Dẫn-đạo-Sư giải thích
như sau. Linh hồn là cá thể riêng biệt, là Ta. Tâm linh là cái sức mạnh của đời
sống rút từ nhiều nguồn tiến hóa.
Khi một hài nhi nhập
vào thân xác thịt, linh hồn nó qua nhiều kiếp luân hồi, đã tạo nên một cái-thể
và mẫu mực ăn ở hành động trong đời sống tới. Bấy giờ tâm linh được rút vào hòa
nhịp với linh hồn ấy để cho con đường đi tới được tốt đẹp hơn. Tâm linh là tinh
hoa của Thượng Ðế, nhưng vì đã tách rời với đại khối từ khi bắt đầu làm người,
nên có nhiều đẳng cấp khác nhau. Cả linh hồn và tâm linh đều cùng hướng về hợp
với Ðức Sáng Tạo. (Tâm linh –Esprit- ở đây có lẽ là Tâm thức, là A-Lại- Da-Thức,
là Phật tính trong kinh Phật). Không có tâm linh, chúng ta sẽ quay trở về đời
xác thịt như thú vật.
Nói đến các thiên thần,
dẫn-đạo-sư nói có ba hạng:
-
Thượng
thiên thần là những vị không bao giờ sinh vào thân vật chất, vì không bao giờ
trái luật thiên nhiên, hoàn toàn hòa đồng với Thượng Ðế. Những vị ấy cai quản
những khu vực rộng lớn trong vũ-trụ.
-
Thứ đến
là những thiên thần, mà một số đã sống trong đời vật chất. Sau nhiều đời sống
không tội lỗi, những vị này không cần trở lại và được ở gần Thượng Ðế. Nhưng
cũng có nhiều thiên thần không bao giờ sinh vào thân xác thịt. Các thiên thần có
nhiệm vụ trong việc tiến hóa của nhân loại và của các động vật, thực vật và
khoáng vật.
- Sau cùng là những
thần hộ mệnh, những tâm linh trước đã sống trong đời xác thịt, nay hết lòng giúp
đỡ người sống tránh khỏi tai ương và chết bất thần. Ðây là những linh hồn quảng
đại, tuy vậy chưa được tiến cao bằng những thiên thần và thượng thiên thần. Một
số thần hộ mệnh giúp cho những sáng kiến, như Einstein là một trạm tiếp nhận
những luật vũ-trụ nên có thể trong những giấc mơ, xảy ra những ý nghĩ phi thường.
Chúng ta cũng có thể
trở thành những thiên thần nếu chúng ta biết nghe tiếng nói yên lặng của Thượng
Ðế bên trong chúng ta, và quay vào đó (lương tâm) trước khi quyết định hay hành
sự một việc gì.
Tất cả
chúng ta cần phải nghe hoặc cảm thấy tiếng đó, nhưng thường thường ta vẫn quên
trong khi đi trên con đường tươi đẹp của ta. Khi ở bên kia ngưỡng cửa (cõi vô
hình) tự nhiên ta hiểu rõ thế nào là phải là trái, vì ta sẵn có tinh hoa của
Thượng Ðế bên trong chúng ta và không bị những cám dỗ vật chất nó cạm bẫy ta. Ta
hiểu rõ rằng những hành động vô ý thức trong đời xác thịt đã làm cho ta xa Ðấng
Sáng Tạo. Như thế, thay vì được hưởng khung cảnh tình yêu thương thuần túy không
ích kỷ mà chúng ta có thể đạt tới, ta còn phải ở đây học đi học lại những bài
học trước trong những thời gian chờ đợi giữa hai đời sống trên mặt đất. Cho nên
ta cần phải học sau cho có thể, phân biệt tức khắc không lưỡng lự cái hay với
cái dỡ, điều phải với điều trái, như ta thuộc lòng bản cửu chương - Hãy làm việc
thiện bỏ việc ác.
Trở lại tình trạng nhân
loại trên trái đất từ sau khi Atlantis hoàn toàn chìm hết khoảng 10.000 năm
trước kỷ nguyên, Dẫn-đạo-sư nói rằng người ta dần dần tụt xuống trình độ gần như
dã man vì không còn những người lãnh đạo của hai đại lục trước nữa. Những phương
tiện vận chuyển như thời sơ khai. Tàu thuyền không thể đi lại được trên Ðại Tây
Dương vì bùn lầy và những tàn tích nổi lềnh-bềnh. những trận thủy tai và động
đất đã phá hủy các kho tàng tài liệu, và những dân tộc rời rạc quên cả lối viết
đọc xưa, vì không còn tu sĩ giảng dạy, không còn người lảnh đạo tâm linh. Trừ
một vài nơi như Ấn Ðộ, Ai Cập, Peru, ngoài ra dân chúng không hiểu biết gì về
văn hóa. Ðó là thời kỳ đen tối. Trong thời kỳ ấy, những thú vật được người chăn
nuôi để làm việc nặng nhọc, vì những bàn-nhân hầu như mất hết. Khi mọi người bắt
buộc phải làm lấy các việc chân tay, họ không có thì giờ rèn luyện trí thức, nên
không tiến hóa.
Sau nhiều ngàn năm thời
tiền sử đen tối ấy, việc học mới lại được phục hồi tại vùng Tiểu Á. Thành Athens
và một vài nơi khác quanh Ðịa Trung Hãi trở thành những trung tâm văn học. Người
Ai Cập không bao giờ dập tàn ngọn đuốc, nhưng họ giử lấy riêng cho họ. Từ khi
Alexander the Great truyền bá ngọn đuốc văn minh cùng với đạo quân chinh phục,
Athens bừng sáng, Rome (La mã) trỗi lên và rồi sụp xuống. Lịch sử bắt đầu từ đó.
VII. NHỮNG VÒNG TÁI
SANH
Những người đã quen
biết nhau trong những đời trước, có khuynh hướng trở lại vòng tái sanh cùng với
nhau. Các quốc gia cũng vậy, cũng cùng với nhau khi thăng khi trầm.
Vì những nền văn hóa
của Lemuria và Atlantis đã tiến đến cực thịnh trong nhiều triệu năm, và vì thiện
và ác luôn luôn đi sát cạnh nhau, không thể nói rằng tất cả người Lemuria cao
thượng và tất cả người Atlantis tội lổi. Nhưng trong giai đoạn sau của Atlantis,
có rất nhiều người quá hăng sai về kỹ thuật, đã phá hủy lục địa của họ. Edgar
Cayee đã cảnh cáo rằng những linh hồn phá hoại ấy đã đầu thai trở lại rất nhiều
trong nữa thế kỷ 20 này, thu hút bởi thời kỳ đặc biệt khoa học tân tiến ngày
nay.
Thời kỳ phục hưng
(Renaissance) tại Âu Châu trong thế kỷ 14 và 15, và thời kỳ Mỹ dành độc lập thế
kỷ 18 là những thời dựng lên sự nghiệp của những người Lemuria tái sanh.
Thomas
Jefferson, Benjamin Franklin, George Washington,
xưa ở Lemuria rồi sau ở Atlantis.
Winston Churchill
là một người Atlantis thuần
túy, rất tinh xảo về chiến trận.
Franklin D. Roosevelt
đã sinh cùng thời với Wondrew Wilson tại Atlantis, có tài về trị quốc. Anwar
Sadat
xưa cũng giữ một địa vị cao tại Ai Cập sau thời Ra Ta, từng thương lượng giảng
hòa với các lân bang hiếu chiến.
Gerald Ford
xưa cũng
là một nhà chính trị hòa bình tại Ai Cập và Atlantis. Bao giờ cũng có những
người từ các nền văn hóa khác nhau cùng sinh ra một thời. Vì có một số nhiều
người xưa đã sống trong thời kỳ sau của Atlantis ngày nay tái sinh trên mặt đất,
chắc chắn rằng sẽ có những hành động hiếu chiến, bất hòa và vô nhân đạo.
Nói đến Ðông phương,
Dẫn-đạo-sư cho biết rằng những người đầu tiên lập nghiệp tại Gobi là những người
hiểu biết đạo Trời, và có đầy lòng từ bi bác ái với tất cả nhân loại. Vì thế họ
truyền lại nhiều phúc đức trên khắp vùng này bao gồm phần lớn Trung Hoa ngày
nay, Tây Tạng và Mông Cổ, và sự thấm nhuần của tâm linh vào đời sống hàng ngày
đã sản xuất ra những tư tưởng cao siêu chưa từng có: Khổng học và Phật học Nhóm
cầm quyền tại đó ngày nay phần lớn gồm những người Atlantis tái sinh, đã sống
trên đất Gobi sau khi Lemuria chìm xuống biển, và đặt ách độc tài trên dân da
vàng.
Mao Trạch Ðông
xưa là một người Atlantis nắm quyền tại Gobi trên 10 năm đến khi bị nguời Aryan
xăm lăng truất quyền. Chu Ân Lai là một người Mông Cổ theo Mao, đã bán nước cho
người Atlantis. Những người cầm quyền tại Nga trong mấy chục năm gần đây cũng là
người Atlantis, tuy nhiên Staline
xưa là người Mông Cổ, khát máu và quyết định vươn lên bằng bất cứ cách nào, đã
từng cộng tác với người Atlantis xâm lăng Gobi.
Sau khi tác giả nhận
được những lời trên này ít lâu, Chu Ân Lai chết vì bệnh ung thư. Tác giả hỏi về
Hoa Quốc Phong mà bên Tây phương ít người biết đến. Dẫn-đạo-sư nói: Hoa Quốc
Phong là một người Atlantis trong thời kỳ sau chỉ còn lại hai đảo, là một thủy
thủ đi thám hiểm đến Gobi và ở luôn đó. Hoa không phải là người Atlantis có học
thức, vì hầu hết đời y sống trên mặt biển, nhưng khôn ngoan. Khi nghe nói một số
đông người Atlantis rời bỏ quê hương vì đất rung động, Hoa quyết định lập một
tổ-chức thực dân với y làm chủ, và tuyển mộ những người mới đến Gobi. Hoa thành
lập vương quốc riêng và cai trị tất cả vùng đất thuộc Trung Hoa ngày nay đã được
nổi lên thành đồi núi. Nhiều người Atlantis đã đến đó lập nghiệp, nhưng vì y đối
đãi gắt gao với họ, nên họ vượt qua núi đi sang Ấn Ðộ và các vùng lân cận. Hoa
sẽ không cầm quyền tại Trung Hoa được lâu, và sau khi Mao chết, y sẽ phải nhường
quyền cho Ðặng.
Ðặng Tiểu Bình
cũng là một người Atlantis có nhiều tài, xưa kia hay đi tới Gobi, cuộc hành
trình rất gian nan vì Quả cầu Pha-lê không có hiệu lực qua phần bên kia trái đất.
Đặng có tư tưởng hòa bình, và như thế là điều tốt cho Trung Hoa và thế giới tây
phương ngày nay. Đặng sẽ hợp tác với tây phương nhiều hơn Mao, và sẽ đưa Trung
Hoa trở lại với các quốc gia thân thiện. Trung Hoa sẽ trở thành một lãnh tụ thế
giới sau khi trái đất đổi trục, khi đất đai rộng lớn của nó sẽ bị thay đổi
nghiêm trọng và sẽ giải phóng dân chúng khỏi bàn tay sắt của chính phủ. Những
người Atlantis lan tràn đến bắc Phi Châu, pha trộn với người da trắng từ vùng
Caucase, phát sinh ra nền văn hóa Ai Cập ở mức độ cao. Còn những người da đen
không pha trộn với các giống khác, tiến hóa rất chậm, nhưng thời của họ đã đến.
Họ được sinh ra ở Phi Châu có nhiều ánh nắng, nên có màu da che chở cho họ thích
hợp với khí hậu. Tại đây có ít những con vật khổng lồ và không có khủng long. Và
những loài vật cũng không sinh sản quá nhiều như khủng-long và man-mút tại
Lemuria và Atlantis.
Bánh xe luân hồi đã
mang lại trong nhiều vòng những người xưa kia đã chung đụng với nhau, không có
người nào không phải trở lại đời sống nhiều lần. Vì thế không có ai còn là thuần
túy người Lemuria hay người Atlantis. Dẫn-đạo-sư nói: vì xã hội ta ngày nay đa
số là những người Atlantis trong thời cuối, nên những lớp trẻ và lớp chưa đứng
tuổi có nhiều hành động sai lạc như phá rối, bắc cóc, nổ bom, bạo động, ma túy .v.v...
Ngày nay là một thời tao loạn, và điềm báo trước bạo động sẽ tiếp tục trong thập
niên 1980, cho đến khi trái đất đổi trục lần nữa. Một trận chiến tranh khác với
võ khí nguyên-tử sẽ mang lại tình trạng như tại Atlantis khi năng lực của Quả
cầu Pha-lê phát ra sẽ phá hủy châu Mỹ.
So sánh Hoa Kỳ với
Atlantis, Dẫn-đạo-sư nói rằng: Khi Hoa Kỳ mở cửa cho tất cả các dân tộc và trở
thành một nơi chứa đựng những người nghèo từ các nước, chủng tộc và tín ngưỡng
hoà tan với nhau, chúng sẽ trở nên mạnh mẽ. Cho tới thế kỷ này, Hoa Kỳ là một
thí dụ rực rỡ của Atlantis trong thời kỳ vàng son khi mọi chủng tộc đều được
hoan nghênh, và tất cả mọi người đều cố gắng tiến hóa về Tâm linh, về tinh thần
và về văn hóa. Hoa Kỳ giống Atlantis về nhiều phương diện và cần so sánh những
trạng thái nó đưa đẩy lên cao cùng những trạng thái nó dẫn đến sụp đổ của đất
đai mạnh lớn ấy. Chắc chắn chúng ta phải kềm hãm cái lòng ham muốn vô biên về vũ
khí kỹ thuật cho chiến tranh và về địa vị lãnh đạo thế giới.
11. TRẠNG TRÌNH
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
(1491 -
1586)
A. TIỂU SỬ
Người được dân
Việt Nam
truyền tụng và suy tôn “Nhà tiên tri” số một của nước ta là Trạng Trình, vì ông
đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là “Sấm
Trạng Trình”. Một điều khá lý thú là cách đây ngót 500 năm, ngay trang đầu của
tập “Trình tiên sinh quốc ngữ” của Trạng Trình có ghi: “Việt Nam khởi tổ xây
nền”. Ông đã khẳng định nước ta tên là Việt Nam. Một sự tiên đoán vô cùng
chính xác.
Nguyễn Bỉnh Khiêm người làng Trình Tuyền
(Trung Am) huyện Vĩnh Lại (nay là Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Thân phụ ông là Thái bảo
Nghiêm quận công Nguyễn Văn Định, thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan
Thượng thư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số. Nguyễn Bỉnh
Khiêm sinh năm Tân Hợi (1491) đời vua Lê Thánh Tông. Lớn lên được theo học cụ
Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá). Vì tình
hình đất nước không ổn định nên mãi đến năm Giáp Ngọ (1534), khi 43 tuổi Nguyễn
Bỉnh Khiêm mới đi thi, đỗ ngay giải Nguyên, năm sau đi thi Hội, lại đỗ Hội
nguyên, đi thi Đình, đỗ ngay Trạng nguyên. Ông làm quan cho nhà Mạc được tám
năm, đến đời Mạc Phúc Hải, thấy triều đình lắm kẻ gian thần, lộng quyền, đục
khoét, ông dâng sớ chém mười tám lộng thần đều là những kẻ quyền quý cả. Vua Mạc
không nghe. Ông trả lại mũ áo, cáo quan về mở trường dạy học. Ông dựng một cái
am nhỏ bên hồ đặt tên là am Bạch Vân và lấy tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ.
Dân gian truyền tụng nhiều về những câu
nói có tính chiến lược của Trạng Trình đã giúp cho các vua chúa thời ông sống
được vẹn toàn. Trạng Trình mất
ngày 28.11.năm Ất Dậu, thọ 95 tuổi.
Nhà vua truy tặng Nguyễn Bỉnh Khiêm
tước Thái phó Trình Quốc
Công.
Cụ Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngoài việc dùng thi ca ngâm vịnh làm thú tiêu khiển, Cụ
còn muốn dùng văn chương để giáo hóa người đời, truyền bá những tư tưởng đạo đức,
giác ngộ dân chúng, vì trước mắt Cụ, hoàn cảnh đất nước thật điêu tàn, chiến
tranh nồi da xáo thịt, chém giết nhau vì quyền lợi riêng tư, không còn biết đạo
đức nhơn nghĩa. Cụ đã thực hành chủ trương "Văn dĩ tải Đạo" của Thánh
Hiền.
Cụ Trạng Trình lưu
truyền lại cho con cháu một quyển SẤM KÝ trường thiên, mà con cháu Cụ sau nầy
chép vào cuốn Bạch Vân Gia Phả Bí Truyền Tập, gọi là SẤM TRẠNG TRÌNH.
CẢM ĐỀ
|
|||
Thanh nhàn vô sự là
Tiên,
|
|||
Năm hồ phong nguyệt
nổi thuyền buông chơi.
|
|||
Cơ Tạo Hóa, phép
đổi dời,
|
|||
Đầu non mây khói
tỏa,
Mặt nước cánh buồm trôi. |
|||
Hươu Tần mặc kệ ai
xua đuổi,
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh Trời. |
|||
Tuổi già thua kém
bạn,
Văn chương gởi lại đời. |
|||
Dở hay nên tự lòng
người cả,
Nghiên bút soi hoa chép mấy lời. |
|||
Bí truyền cho con
cháu,
Dành hậu thế xem chơi. |
|||
B. SẤM TRẠNG TRÌNH
Sấm được viết cách đây
500 năm, cụ Trạng Trình đã dùng môn Thái Ất để tiên đoán sự việc của nước ta.
Sấm này có các bản khác nhau chút ít.
1. Vận lành mừng gặp tiết lành
Thấy trong quốc ngữ lập thành nên câu
Một câu là một nhiệm màu
Anh hùng gẫm được mới hầu giá cao
5 Trải vì sao mây che Thái Ất
Thủa cung tay xe nhật phù lên
VIỆT NAM khởi tổ xây nên
LẠC LONG ra trị đương quyền một
phương
Thịnh suy bỉ thới lẽ thường
Một thời lại một nhiễu nhương nên lề
11. Ðến ÐINH HOÀNG nối ngôi cửu ngủ
Mở bản đồ rủ áo chấp tay
Ngự đao phút chốc đổi thay
Thập bát tử rày quyền đã nổi lên
Ðông A âm vị nhi thuyền
Nam phương kỳ mộc bỗng liền lại sinh
17. CHẤN cung hiện nhật quang minh
Sóng lay khôn chống trường thành bền
cho
ÐOÀI cung vẻ rạng trăng thu
Ra tay mở lấy đế đô vạn toàn
21.Sang cửu thiên ám vầng hồng nhật
Dưới lẫn trên năng vẫn uống quen
Sửa sang muôn việc cầm quyền
Ngồi không ai dể khẳng nhìn giúp cho
25.Kìa liệt vương khí hư đồ ủng
Mặc cường hầu ong ỏng tranh khôn
Trời sinh ra những kẻ gian
Mặt khôn đổi phép, mặc ngoan tham tài
Áo vàng ấm áp đà hay
Khi sui đấp núi khi say xây thành
Lấy đạt điền làm công thiên hạ
Ðược mấy năm đất lở giếng mòn
Con yết ạch ạch tranh khôn
Vô già mở hội mộng tôn làm chùa
Cơ trời xem đã mê đồ
Ðã đô lại muốn mở đô cho người
37.Ấy lòng trời xuôi lòng bất nhẫn
Suốt vạn dân cừu giận oán than
Dưới trên dốc chí lo
toan
Những đua bán nước bán
quan làm giàu
Thống rủ nhau làm mồi phú quí
Mấy trung thần có chí an dân
Ðua nhau làm sự bất nhân
Ðã tuần bốn bể lại tuần đầu non
45.Dư đồ chia xẻ càn khôn
Mối giềng man mác khiếp mòn lòng nhau
Vội sang giàu giết người lấy của
Sự có chăng mặc nọ ai đôi
Việc làm thất chính tơi bời
Minh ra bổng lại thất thôi bấy giờ
Xem tượng trời đã giơ ra trước
Còn hung hăng bạc ngược quá xưa
53.Cuồng phong cả sớm liền trưa
Ðã đờn cửu khúc còn thơ thi đề
Ấy Tần Vương ngu mê chẳng biết
Ðể vạn dân dê lại giết
dê
Luôn năm chật vật đi về
Âm binh ở giữa nào hề biết đâu
59.Thấy nội thành tiếng kêu ong ỏng
Cũng một lòng trời chống khác nào
Xem người dường vững chiêm bao
Nào đâu còn muốn ước ao thái bình
63.Một góc thành làm tâm chứng quỷ
Ðua một lòng ích kỷ hại nhân
Bốn phương rời rỡ hồng trần
Làng khua mỏ cá lãng phân điếm tuần
67.Tiếc là những xuất dân làm bạo
Khua dục loài thỏ cáo tranh nhau
Nhân danh trọn hết đâu đâu
Bấy giờ thiên hạ âu sầu càng ghê
71.Hùm
già lạc dấu khôn về
Mèo
non chi chí tìm về cố hương
Chân dê
móng khởi tiêu tường
Nghi nhau ai dễ sửa sang một mình
75 Nội thành ong ỏng hư kinh
Ðầu khỉ
tin sứ chèo thành lại sang
Bở mồ hôi
Bắc giang tái mã
Giửa hai xuân bỗng phá tổ long
Quốc trung kinh dụng cáo không
Giữa năm giả lai kiểm hung mùa màng
81.Gà
đâu sớm gáy bên tường
Chẳng yêu thì cũng bất tường chẳng
không
Thủy binh cờ phất vầng hồng
Bộ binh tấp nập như ong kéo hàng
Ðứng hiên ngang đố ai biết trước
Ấy Bắc binh sang việc gì
chăng ?
87.Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ tưng bừng đôi nơi
Chưa từng thấy đời này sự lạ
Bổng khiến người giá họa cho dân
Muốn bình sao chẳng lấy
nhân
Muốn yên sao chẳng dục
dân ruộng cày
93.Ðã nên si Hoàn Linh đời Hán
Ðúc tiền ra bán tước cho
dân
Xun xoe những rắp cậy quân
Chẳng ngờ thiên đạo xây dần đã công
97.Máy Hoá công nắm tay dễ ngỏ
Lòng báo thù ai dễ đã nguôi
Thung thăng tưởng thấy đạo trời
Phù LÊ diệt MẠC nghỉ dời
quân ra
101.Cát lầm bốn bể can qua
NGUYỄN
thì chẳng được sẽ ra lại về
Quân hùng binh nhuệ đầy
khe
Kẻ xưng cứu nước kẻ khoe
trị đời
Bấy giờ càng khốn than
ôi
Quỉ ma trật vật biết
trời là đâu ?
107.Thương những kẻ ăn rau ăn giới
Gặp nước bung con cái ẩn đâu
Báo thù ấy chẳng sai đâu
Tìm non có rẩy chừng sau mới toàn
Xin những kẻ hai lòng sự chúa
Thấy đâu hơn thì phụ thửa ân
Cho nên phải báo trầm luân
Ai khôn mới được bảo thân đời này
115.Nói cho
hay KHẢM cung RỒNG dấy
Chí anh hùng xem lấy mới ngoan
Chử rằng LỤC THẤT NGUYỆT
GIAN
Ai mà nghĩ được mới gan anh tài
Hễ nhân kiến đã dời đất cũ
Thì PHỤ NGUYÊN mới chổ binh ra
121. Bốn phương chẳng động can qua
Quần hùng các xứ điều hoà làm tôi
Bấy giờ mở rộng qui khôi
Thần châu thu cả mọi nơi vạn toàn
125.Lại nói sự Hoàng Giang sinh thánh
Hoàng phúc xưa đã định tây phong
Làu làu thế giới sáng trong
Lồ lộ mặt rồng đầu có chử vương
Rõ sinh tài lạ khác thường
Thuấn Nghiêu là chí Cao Quang là tài
131.Xem ý trời có lòng đãi thánh
Dốc sinh hiền điều đỉnh nội mai
Chọn đầu thai những vì sao cả
Dùng ở tay phụ tá vương gia
Bắc phương chính khí
sinh ra
Có ông BẠCH SĨ điều hoà
hôm mai
Song thiên nhật rạng sáng soi
THÁNH NHÂN chẳng biết thì coi cho
tường
139.Ðời
này thánh kế vị vương
Ðủ no đạo đức văn chương
trong mình
Uy nghi trạng mạo khác
hình
Thác cư một gốc KIM TINH
phương đoài
Cùng nhau khuya sớm dưỡng nuôi
Chờ cơ sẽ mới ra tài cứu dân
Binh thơ mấy quyển kinh luân
Thiên văn địa lý nhân luân càng mầu
147.Ở đâu đó anh hùng hẳn biết
Xem sắc mây đã biết thành long
Thánh nhân cư có thụy cung
Quân thần đã định gìn lòng chớ tham
151.Lại dặn đấng tú nam chí cả
Chớ vội vàng tất tả chạy rong
Học cho biết Lý kiết
hung
Biết phương hướng bội
chớ dùng làm chi
Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ chi ngộ màng gì tưởng trông
157.Kìa những kẻ vội lòng phú quí
Xem trong mình một thí đều không
Ví dù có gặp ngư ông
Lưới chài đâu sẵn nên công mà hòng
161.Xin khuyên đấng thời trung quân
tử
Lòng trung nghi ai nhớ cho tinh
Âm dương cơ ngẩu ngô sinh
Thái Nhâm Thái Ất trong mình cho hay
165.Văn thì luyện nguyên bài quyết
thắng
Khen Tử Phòng cũng đấng Khổng Minh
Võ thông yên thủy thần kinh
Ðược vào trận chiến mới càng biến cơ
Chớ vật vờ quen loài ong kiến
Biết ray tay miệng biếng nói không
Ngỏ hay gặp hội mây rồng
Công danh sáng chói chép trong vân
đài
Bấy giờ phỉ sức chí trai
Lọ là cho phải ngược xuôi nhọc mình
175.Nặng lòng thật có vĩ kinh
Cao tay mới gẩm biết tình năm nao
Trên trời có mấy vì sao
Ðủ nho biền tướng anh hào đôi nơi
Nước Nam thường có thánh
tài
Ai khôn xem lấy HÔM, MAI
mới tường
181.So mấy lời để tàng kim quỉ
Chờ hậu mai có chí sẽ cho
Trước là biết nẽo tôn phò
Sau là cao chí biết lo mặc lòng
Xem Đoài cung đến thời
bất tạo
Thấy VĨ TINH liệu rạo
cho mau
Nguôi lòng tham tước
tham giàu
Tìm nơi tam hiểm mới hầu
bảo thân
Trẻ con mang mệnh tướng quân
Ngỡ oai đã dấy ngỡ nhân đã nhường
191.Ai lấy gương vua U thủa trước
Loạn ru vì tham ngược bất nhân
Ðoài phương ong khởi lần lần
Muôn sinh ba cốc cầm binh dấy loàn
195.Man mác một đỉnh HOÀNH SƠN
Thừa cơ liền mới nổi cơn phục thù
Ấy là những binh thù
Thái Thái
Lòng trời xui ai nấy biết ru ?
Phá điền đầu Khỉ cuối
thu
200.Tái binh mới động thập thò liền
sang
Lọ chẳng thường trong năm khôn xiết
Vẽ lại thêm hung kiệt mất mùa
Lưu tinh hiện trước đôi
thu
Bấy giờ thiên hạ mây mù đủ năm
205.Xem thấy nhũng sương săm tuyết
lạnh
Loài bất bình tranh mạnh hung hăng
Thành câu cá, lửa tưng bừng
Kẻ ngàn Ðông Hải người rừng Bắc Lâm
209.Chiến trường chốn chốn cát lầm
Kẻ nằm đầy đất kẻ trầm đầy sông
Sang thu chín huyết hồng
tứ giả
Noi đàng Dê tranh phá
đôi nơi
Ðua nhau đồ thán quần lê
Bấy giờ thiên hạ không bề tựa nương
215.Kẻ thì phải thủa hung hoang
Kẻ thì binh hỏa chiến trường chết oan
Kẻ thì mắc thủa hung tàn
Kẻ thì bận của bổng toan khốn mình
Muông vương dựng ổ cắn tranh
Ðiều thì làm chước xuất binh thủ
thành
Bời bời đua mạnh tranh giành
Ra đâu đánh đấy dem binh sớm ngày
223.Bể thanh cá phải ẩn cây
Ðất bằng nổi sấm cát bay mịt mù
Nào ai đã dễ nhìn U
Thủy chiến bộ chiến mặc dù đòi cơn
Cây bay lá lửa đôi ngàn
Một làng còn mấy chim đàn bay ra
Bốn phương cùng có can qua
Làm sao cho biết nơi hào bảo thân
231.
ÐOÀI phương thực có chân nhân
Quần tiên khởi nghĩa
chẳng phân hại người
Tìm cho được chốn được nơi
THÁI NGUYÊN một giãi lần chơi trú
đình
Bốn bề núi đá riểu quanh
Một đường tiểu mạch nương mình dấy an
Hễ Ðông Nam nhiều phen
tàn tạc
Tránh cho xa kẻo mắc đao
binh
239.Bắc
kinh mới thật đế kinh
Dấu thân chưa dễ dấu danh được nào
Chim hồng vỗ cánh bay cao
Tìm cho được chốn mới vào
thần kinh
243.Ai dễ cứu con thơ sa giếng
Ðưa một lòng tranh tiếng dục nhau
Vạn dân chịu thủa u sầu
Kể dư đôi
ngủ mới hầu khoan cho
Cấy cày thu
đãi thời mùa
Bấy giờ phá ruộng lọ chờ mượn ai
Nhân ra cận duyệt viễn lai
Chẳng phiền binh nhọc chẳng nài lương
thêm
251.Xem tượng trời biết đường đời trị
Gẩm về sau họ LÝ xưa nên
Giòng nhà để lấy dấu truyền
Gẩm xem bốn báu còn in đời đời
Thần qui cơ nổ ở trời
Ðể làm thần khí thủa nơi trị trường
257.Lại nói sự Hoàng Giang sinh thánh
Sông Bảo
Giang thiên định ai hay
Lục thất
cho biết ngày dài
Phụ nguyên
ấy thực ở đầy tào khê
Có thầy nhân
thập đi về
Tả phụ hửu trì cây cỏ làm binh
Giốc hết sức sửa sang vương nghiệp
Giúp vạn dân cho đẹp lòng trời
Ra tay điều chỉnh hộ may
Bấy giờ mới biết rằng tài yên dân
Lọ là phải nhọc kéo quân
Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về
269.Năm GIÁP
TÝ vẽ Khuê đã rạng
Lộ Ngũ tinh
trinh tượng thái hanh
Ân trên vũ khí vân hành
Kẻ thơ ký tuý kẻ canh xuân đài
Bản đồ chảng sót cho ai
Nghìn năm lại lấy hội nơi vẹn toàn
275.Vững nền vương cha truyền con nối
Dõi muôn đời một mối xa thư
Bể kình tâm lặng bằng tờ
Trăng thanh ai chẳng ơn nhờ gió xuân
Âu vàng khỏe đặt vững chân
Càng bền thế nước vạn xuân lâu dài
281.Vừa năm NHÂM TÝ xuân đầu
Thanh nhàn ngồi tựa hương câu nghĩ
đời
Quyển vàng mở thấy sấm trời
Từ Ðinh đổi đời chí lục
thất gian
Một thời có một tôi ngoan
Giúp trong việc nước gặp an thái bình
287.Luận chung một tập kim thời
Tướng quyền tử sĩ nam nhi học đòi
Trượng phu có chí thời coi
Những câu nhiệm nhặt đáng đôi nhành
vàng
Tài nầy nên đấng vẻ vang
Biết chừng đời trị biết đường đời suy
Kể từ nhân
đoản mà đi
Số chưa gặp thì biết hoà chép ra
295.Tiếc thay hiền sĩ bao già
Ước bằng Bành Tổ ắt là Thái Công
Thử cho tay giúp ra dùng
Tài này so cùng tài trước xem sao
299.Trên trời kể chín tầng cao
Tay nghe bằng một ti hào biết hay
Hiềm vì sinh phải thời này
Rấp thù mở nước tiếc thay chưng đời
Hợp đà thay thánh nghìn tài
Giáng sinh rủi kiếp quỉ
ma nhà trời
Nói ra thì lậu sự đời
Trái tai phải lụy tài trai khôn luần
Nói ra ám chúa bội quân
Ðương thời đời trị xoay vần được đâu
Chờ cho nhân
đoản hết sau
Ðến chừng đời ấy thấy âu nhiễu nàn
311.Trời xui những kẻ ắt gian
Kiếp độc đạo thiết làm loàn có hay
Vua nào tôi ấy đã bày
Trên đầu bất chính dưới
nay dấy loàn
Ðua nhau bội bạn nghịch vi
Ích gia phi kỷ dân thì khốn thay
317.Tiếc tài gẩm được thời hay
Ðã sao như vậy ra tay sẽ dùng
Tài trai có chí anh hùng
Muốn làm tướng súy lập công xưng đời
321.Khá xem nhiệm nhặt tội trời
Cơ mưu nhiệm nhặt mấy trai anh hùng
Ði tìm cho đến
đế cung
Rấp phù xuất lực đế cung được toàn
Bảo nhau cương kỷ cho tường
Bốn phương cũng được cho yên trong
ngoài
Chờ cho động đất chuyển
trời
Bấy giờ Thánh sẽ nên tay
anh hùng
Còn bên thì náu chưa xong
Nhân lực cướp lấy thiên công những là
Ðời ấy những Quỉ cùng Ma
Chẳng còn ở thật người ta đâu là
Trời cao đất rộng bao xa
Làm sao cho biết cửa nhà đế vương
Dù trai ai chửa biết tường
Nhất thổ thời sĩ
Khảm Phương thuở này
337.Ý ra lục thất gian nay
Thời vận đã định thời nầy hưng vương
Trí xem nhiệm nhặt cho tường
Bảo Giang Thánh xuất
trung ương thuở nầy
Vua ngự thạch bàn xa thay
Ðại ngàn vắng vẻ những cây cùng rừng
343.Gà
kêu vượn hót vang lừng
Ðường đi thỏ thẻ dặm chưn khôn dò
Nhân dân vắng mạt bằng tờ
Sơn lâm vào ở đổ nhờ khôn thay
347.Vua còn cuốc nguyệt cày mây
Phong điều vũ thuận thú rày an dân
Phong đăng hoà cốc chứa chan
Vua ở trên ngàn có ngũ
sắc mây
Chính cung phương Khảm
vần mây
Thực thay Thiên tử là
nay trị đời
353.Anh hùng trí lượng thời coi
Công danh chẳng ngại tìm đòi ra đi
Tìm lên đến thạch bàn khê
Có đất sinh thánh bên kia cuối làng
Nhìn đi nhìn lại cho tường
Dường như chửa có sinh vương đâu là
Chẳng tìm thì đến bình gia
Thánh chưa sinh thánh báo ca địa bình
361.Nhìn xem phong cảnh cũng xinh
Tả long triều lại có thành đợt vây
Hửu Hổ uấn khúc giang này
Minh Ðường thất diệu trước bày mặt
tai
Ở xa thấy một con voi
Cúi đầu quen bụi trông vời hồ sâu
Ấy điềm thiên tử về chầu
Tượng trưng đế thánh tô lâu trị đời
369.Song thiên nhật nguyệt sáng soi
Sinh đặng chúa ấy là ngôi chẳng cầu
Ðến đời thịnh vượng còn lâu
Ðành đến tam
hợp chia nhau sẽ làm
Khuyên cho Ðông Bắc Tây Nam
Muốn làm tướng súy thì xem trông này
375.Thiên sinh thiên tử
ư hỏa thôn
Một nhà họ NGUYỄN phúc
sinh tôn
Tiền sinh cha mẹ đà cách
trở
Hậu sinh thiên tử Bảo
Giang môn
379.Kìa cơn gió thổi lá rung cây
Rung Bắc sang Nam Ðông tới Tây
Tan tác kiến KIỀU AN đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am mây
Sơn lâm nổi sóng mù thao cát
Hưng địa tràng giang hóa nước đầy
Một gió một yên ai sùng bái
Cha con người VĨNH BẢO cho hay
Con mùng búng tít con quay
Vù vù chong chóng gió bay trên đài
Nhà cha cửa đóng then cài
390.Ầm ầm sấm động hỏi người đông lân
Tiếc tám lạng thương nửa cân
Biết rằng ai có du phần như ai
Bắt tay nằm nghỉ dông dài
Thương người có một lo hai phận mình
395.CANH niên tân phá
TUẤT HỢI phục sinh
Nhị Ngũ
dư bình
Long, Hổ, Xà đầu khởi
chiến tranh
Can qua tứ xứ loạn đao
binh
400. Mã đề dương cước
anh hùng tận
Thân, Dậu niên lai kiến
thái bình
402.Non đoài vắng vẻ bấy nhiêu lâu
Có một đàn Xà đánh lộn nhau
Vượn nọ leo cành cho sỉ bóng
Lợn kia làm quái phải sai đầu
Chuột nọ lăm le mong cản tổ
Ngựa kia đủng đỉnh bước về tàu
Hùm ở trên rừng gầm mới dậy
Tìm về quê củ bắt ngựa tàu
410.Cửu cửu
càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo Dương đầu Mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập
Trường An
411.Bảo
Giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Lê dân bảo bảo noản
Tứ hải lạc âu ca
Dục đức thánh nhân hương
Qua kiều cư Bắc phương
417.Danh vi NGUYỄN gia tử
Kim tịch sinh ngưu lang
Thượng đại nhân bất nhân
Thánh ất dĩ vong ân
Bạch hổ kim đai ấn
Thất thập cổ lai xuân
Bắc hữu Kim thành tráng
Nam tạc Ngọc bích thành
Hỏa thôn đa khuyển phệ
Mục giả dục nhân canh
Phú quí hồng trần mộng
Bần cùng bạch phát sinh
Anh hùng vương kiếm kích
Manh cổ đổ thái bình
431.Nam
Việt hửu Ngưu tinh
Quá thất Thân thủy sinh
Ðiạ giới sĩ vị bạch
Thủy trầm nhi Bắc Kinh
Kỷ mã xu dương tẩu
Phù kê thăng đại minh
Trư
thử giai phong khởi
Thìn Mão
xuất thái bình
Phân phân tùng Bắc khởi
Nhiểu nhiểu xuất Ðông chinh
441.Bảo sơn
Thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Thủy trung tàng bảo cái
Hứa cập thánh nhân hương
Mộc hạ châm châm khẩu
Danh thế xuất nan lương
Danh vi NGUYỄN gia tử
Tinh bản tại ngưu lang
Mại dử lê viện dưỡng
450. Khởi nguyệt bộ đại giang
Hoặc kiều tam lộng ngạn
Hoặc ngụ kim lăng cương
Thiên dử thần thực thụy
Thụy trình ngũ sắc quang
Kim kê khai lựu điệp
Hoàng cái xuất quí phương
Nhân nghĩa thùy vi địch
458.Ðạo đức thực dữ đương
Tộ truyền nhị thập ngủ
Vận khải ngủ viên trường
Vận đáo dương hầu ách
CHẤN ĐOÀI cương bất trường
Quần gian đạo danh tự
Bách tính khổ tai ương
Can qua tranh đấu khởi
Phạm địch tánh hung hoang
Ma vương sát Đại quỉ
Hoàng thiên tru Ma vương
Kiền khôn phú tai vô lương
Ðào viên đỉnh phát quần dương tranh
hùng
471.Cơ nhị
ngủ thư hùng vị quyết
Ðảo HOÀNG SƠN tam liệt ngũ phân
Ta hồ vô phụ vô quân
Ðào viên tán lạc ngô dân thủ thành
hương phước điạ giáng
linh
475.ÐOÀI
phương phước địa giáng linh
Cửu trùng thụy ứng Long
Thành ngủ vân
Phá điền Thiên tử giáng
trần
Dũng sĩ nhược hai mưu thần như lâm
Trần công nai thị phúc tâm
Giang hồ tử sĩ Đào Tiềm xuất du
Tướng thần hệ xuất Y Chu
Thứ kỵ phục kiến Ðường Ngu thi hành
Hiệu xưng thiên hạ thái bình
484.Ðông
Tây vô sự Nam thành quốc gia .
Trong sấm Trạng Trình còn có hai câu
này, thường được thiên hạ đem ra bàn luận:
Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Chúng ta thấy chữ cửu là 9. Số 9 đánh
dấu một tiết đoạn trong cuộc tuần hoàn của vũ trụ, trong sự diễn tiến lịch sử
của một dân tộc. Cửu cửu là 9 lần 9 thành 81. Số này là thời kỳ đô hộ Pháp tính
từ năm 1862 (hoà ước Nhâm Tuất) mất ba tỉnh miền Ðông Nam kỳ, tiếp đến năm 1867
thì mất luôn 3 tỉnh miền Tây, cho đến năm 1945 (Ất Dậu ) với cuộc đảo chính Nhật,
mồng 9 tháng 3 dương lịch, và sự sụp đổ của nền đô hộ Pháp, đúng vào lúc Thanh
minh thời tiết hoa tàn. Nhưng cửu cửu đây cũng có thể giải thích là cứ 9 năm
thì xảy ra một sự việc lớn, ảnh hưởng đời sống quốc gia và tương lai dân tộc.
Nhìn lại lịch sử cận đại Việt nam từ
đầu thế kỷ XX tới nay, chúng ta có thể ghi những thời điểm rất quan trọng sau
đây:
1907 (Đinh Mùi ): vua Thành Thái bị
truất phế đày vào Nam
1916 (Bính Thìn ): vua Duy Tân khởi
nghĩa thất bại, bị đày sang đảo Réunion, cùng với vua cha (Thành Thái)
1925 (Ất Sửu ): vua Khải Ðịnh mất,
vua Bảo Ðại nối ngôi (2-1926)
1936: Phong trào Bình dân có nhiều
cuộc biểu tình.
1945 (Ất Dậu ): Ðảo chính Nhật (9-3),
Việt minh giành chính quyền (23-8. 1945)
1954: Hiệp định Genève (20-7) phân ra
Nam Bắc.
1955- 1956 (Ất Mùi- Bính Thân ):
VNDCCH thành lập, thủ đô Hà Nội
Sấm:
Trực đáo Dương đầu Mã vỹ - Hồ binh
bát vạn nhập Tràng an.
1963 (Quý Mão): đảo chính 1-11, lật
đổ Ðệ nhất Cộng hòa, thành lập Ðệ nhị Cộng hoà ở miền Nam
1972 (Nhâm Tý): Hoà đàm Ba lê kết
thúc.gT
TTrong1975
C. VAI TRÒ TRONG ĐẠI
ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Thanh Sơn Đạo Sĩ
青山道士
là Thánh hiệu của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngài là Sư Phó chưởng quản Bạch
Vân Động nơi cõi thiêng liêng. Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ cùng với hai vị Thánh của
Bạch Vân Động là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo) và Tôn Trung Sơn (Tôn Văn)
được lịnh Đức Chí Tôn chép Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước lên tấm bảng đá để công bố
cho toàn cả nhơn loại rõ, nếu ai thực thi được bốn chữ BÁC ÁÍ – CÔNG BÌNH thì
được Đức Chí Tôn rước lên cõi Thiêng liêng Hằng sống.
Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ theo lịnh của
Ngọc Hư Cung, cho các vị Thánh trong Bạch Vân Động giáng trần để Đức Chí Tôn lập
thành Hội Thánh buổi đầu khai ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. Dưới đây là bài Kinh xưng
tụng công đức của Đức Thanh Sơn Chơn Nhơn và Nguyệt Tâm Chơn Nhơn ( nhà văn hào
Victor Hugo của nước Pháp )
Bạch Vân Động đèn
hồng chói tỏa,
Thanh Sơn đài Diệu
Võ Tiên Ông.
Bấy lâu tu luyện
thành công,
Đắc thành chánh quả
độ trong Tam Kỳ.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
tầm Tiên ẩn dạng,
Trình Quốc Công là
trạng nhà Nam.
Sớm khuya ẩn chốn
thanh am,
Tu tâm luyện tánh
chẳng ham mến trần.
Tìm chân lý ngỏ gần
Tiên Thánh,
Học vô vi đặng lánh
phàm gian
Thú vui hai chữ
thanh nhàn,
Thong dong tự toại
chẳng màng đai cân.
Ghi chú
về: BẠCH VÂN ĐỘNG.
Đức Phạm Hộ Pháp giải
thích về Bạch Vân Động như sau:
"Xưa nay người ta vẫn
coi Nguyệt cầu (Mặt Trăng) là nơi dừng chân của những vị Thánh, Thần, trước khi
xuống trần giới (Địa cầu) đầu thai. Các vị đó phải ở lại Nguyệt cầu ít lâu để
liên lạc với Địa cầu, để quen lần với đời sống ở thế gian nầy. Từ cổ, Thần thoại
đã mệnh danh Nguyệt cầu là Bạch Vân Động (Quảng Hàn Cung). Cơ giáng ở Âu Châu,
mệnh danh là LOGE BLANCHE (Bạch Động).
Giáo chủ của Bạch Vân
Động là Bạch Vân Hòa Thượng, một hóa thân của Từ Hàng Đạo Nhơn (Đức Phật Quan Âm).
Bạch Vân Hòa Thượng đã hai lần giáng trần ở Pháp: một lần là Hồng Y Giáo Chủ
Richelieu, một lần là Quận Công La Roche Foucault. Ở Việt Nam, Ngài giáng trần
là Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm, tức gọi Trạng Trình.
12.
ÔNG ĐẠO NHỎ
Năm 1968 sau trận Tết Mậu Thân, vị Tư
lịnh Quân đoàn IV (quân đội Việt Nam Cộng hòa) bấy giờ là Thiếu Tướng Nguyễn
Viết Thanh có rước một ông Đạo từ trên Hồng Ngự xuống. Ông Đạo nầy lúc đó chỉ 8
tuổi nên được gọi là Ông Đạo Nhỏ. Ông là con của ông Trần kim Qui, Hiệu trưởng
một trường học ở quận Hồng Ngự, người theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo.
Ông Thanh giới thiệu từng thực khách
với Ông Đạo Nhỏ một cách hết sức trân trọng. Chỉ với người khoảng 8 tuổi mà tôi
thấy Tướng Nguyễn Viết Thanh đối xử trang trọng lắm. Mọi người đều dùng cơm chay
vì Ông Đạo Nhỏ không ăn mặn. Sau khi cơm nước xong xuôi, mỗi người được phân
phát một tờ giấy và một cây viết chì. Tướng Thanh nói rằng :“Ông Đạo Nhỏ biết
rất rành quá khứ vị lai (tức chuyện về trước, chuyện về sau) nhưng vì không nói
chuyện được nên chỉ trao đổi bằng giấy viết”. Vậy là mỗi người viết câu hỏi mà
mình muốn hỏi lên tờ giấy rồi chuyền tay đưa tới Ông Đạo Nhỏ.
Tôi đưa cho ông Thanh, ông
Thanh coi qua một chút rồi chuyển cho Ông Đạo Nhỏ. Ông Đạo Nhỏ viết xuống mấy
chữ chuyền tới lui thì ra ông viết rằng “đưa về nhà rồi sẽ cho sau”; ông không
cho liền trong khi mấy ông kia thì trả lời ngay… Đến ngày Rằm, tôi cho mấy đứa
con đi ngủ sớm, đóng cửa phòng không cho ra ngoài, rồi chuẩn bị vào phòng khách
để đàm đạo với Ông Đạo. Ông Đao viết lên giấy biểu tôi đốt hai cây đèn cầy đỏ
thật lớn để trên hai cái chân đồng và tắt hết đèn điện. Sau đó, Ông biểu tôi lấy
ra một tập giấy học trò 200 trương và một cây viết nguyên tử. Ông bắt đầu viết
lên tờ giấy :“Ông cứ đặt câu hỏi và viết lên đây mỗi trang giấy là một câu hỏi
!” Còn nhớ, khi Ông cho mấy ông Tướng Tá kia thì mỗi người chỉ được một bài thơ
còn riêng tôi thì cả một cuốn tập 200 trương. Đại ý những điều Ông viết về vận
mệnh cho tôi như thế nầy :“Khi tôi về già, cái mệnh của tôi cũng như Ông
Khương Thượng (tức KhươngTử Nha) đời nhà Châu giúp vua Châu diệt nhà Thương
(hoàn toàn được viết bằng những bài thơ). Ông còn viết thêm là “ông có quyền hỏi
tất cả những gì mà ông muốn biết”. Thế là, tôi lật trang kế tiếp, tôi hỏi về
chuyện quốc gia, đến khi hết chuyện quốc gia là đã lên tới 100 trương rồi nhưng
ông cứ cho hỏi hoài từ 7 giờ tối tới 12 giờ khuya. Tôi hỏi đâu, ông cho đó …đặc
biệt, tất cả đều trả lời bằng một bài thơ chớ không phải văn bình thường. Tôi
không hiểu tại sao một người chỉ mới 8 tuổi mà làm thơ đủ vần, đủ điệu như vậy.
Tôi thử ông tới những bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú luôn cả bài toàn chữ
B. Ông cũng cho tôi bài thơ Quốc Ngữ khởi đầu toàn là chữ B mà lại viết liền
không cần suy nghĩ, thật là một người có bộ óc thông minh kinh hồn không thể
tưởng tượng được. Về chuyện trong nước thì cuối cùng ông phán trong một bài thơ,
đại ý là:“ Miền Nam không đứng vững, không đủ
khả năng đánh bại miền Bắc”.
Kế đó tôi hỏi về chuyện Thế
giới thì được trả lời đến gần 100 bài nữa, trong đó có hai bài hỏi về Hội Long
Hoa. Tôi hỏi “Hội Long Hoa thành lập ở đâu, do ai chủ trì và giải quyết
chuyện gì ?” Vấn đề nầy ông không trả lời nhưng ông vẽ một cái hình lên trên
tờ giấy. Ông vẽ một khán đài rồi vẽ một cái vòng tròn, ông vẽ một mũi tên chỉ vô
để “người” tức là nhiều người ngồi trên đó, rồi phía dưới ông vẽ hình người mà
cả hàng ngàn, hàng ngàn người ngồi ghế bên dưới. Còn vùng đó là vùng có núi mà
là núi thấp; ông không nói địa điểm chỗ nào nhưng nhìn xa xa thấy toàn là núi,
còn chỗ hội họp là giữa hai cái núi, ông vẽ sơ sơ vậy thôi. Sau đó, ông vẽ cái
dấu tròn phiá trước, kế đó là cái dấu tròn thứ hai; cái dấu đầu tức là có người
ngồi trước, rồi ông vẽ một mũi tên chỉ vào dấu thứ hai đó, ông viết chữ “ông”
tức là tôi sẽ là người thứ nhì ngồi ở Hội Long Hoa. Đến nay, khi tôi kể lại tôi
còn cảm thấy run cả người bởi vì Hội Long Hoa là một chuyện trọng đại và phi
thường giải quyết cả một vận hội thế giới chớ không phải cho riêng nước mình
thôi đâu.
Rồi khi tôi hỏi đến chuyện thế
giới chiến tranh thứ III thì ông cho bài thơ trả lời, đại ý là chuyện đó sẽ phải
xảy ra và thế giới cũng bị tận diệt rồi sau đó mới lập Hội Long Hoa (nghĩa là
khi chiến tranh Thế Giới thứ III chấm dứt mới
có Hội Long Hoa).
Sau đó tôi kêu chú lính chạy đi lấy
cho tôi một bản đồ Thế Giới rất lớn mang đến và cả bản đồ Việt Nam, tôi phải
trải từng khúc lên bàn, theo ý muốn của ông. Ông cầm cây viết mỡ lên sẵn sàng
giải đáp. Đầu tiên, tôi hỏi :“xin ông cho biết ảnh hưởng về Việt Nam và Trung
Quốc sẽ đi tới đâu ?” Ông cầm cây viết mỡ
-
vẽ một lằn từ bên Tàu phía trên Hồng
Kông từ ngoài biển kéo vô một lằn tới dãy Himalaya (Hy-mã-lạp-sơn) rồi ông kéo
trở lại cắt ngang phía Bắc Việt Nam từ miền Thượng du Bắc Việt tức vùng Cao bằng-
Lạng sơn ra tới phía Bắc của Hải phòng. Rồi ông lấy viết xanh ông gạch gạch rồi
cho biết “tất cả chỗ đó sẽ trở thành biển”, ông viết một chữ “biển” lên
đó. Nguyên phần đất nầy sẽ tan biến, tức là ranh
giới giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ thành một cái biển lớn.
-
HồngKông không còn rồi qua đến phiá
Bắc của Lào, một phần của Thái lan, một phần của Miến Điện rồi vô tới dãy
Himalaya sẽ bị sụp mất hết, Việt nam chỉ mất có bấy nhiêu đó thôi.
Cái vạt Bắc Kinh- Thượng Hải được
ông gạch nát hết, Đài Loan cũng lặn mất.
-
Xong rồi, tôi để bản đồ trước mặt
Ông, chỉ vào từng vùng, từng vùng thì ông cho thấy quốc gia nào cũng bị khó khăn
hết. Nước Mỹ nầy thì ông vẽ Tiểu Bang Washington, Oregon,
California đi xuống biển, còn ở
phía miền Đông thì bể nhiều lỗ, Nữu Ước không còn nữa tức
cũng thành biển. Nước Mỹ
chỉ bị mất mấy vùng hai bên bờ biển phiá Đông và phiá Tây.
-
Ông làm một bài thơ cho biết
Địa cầu chuyển trục,
nước Mỹ trở thành một vùng nằm ngay giữa đường Xích đạo.
Đường Xích đạo đi ngang qua nước Mỹ biến nước Mỹ trở thành một quốc gia bị nóng
như Sa mạc.
- Còn bên Âu châu thì quốc gia nào
cũng bị thiệt hại một phần hết. Nước nào ông cũng bôi bỏ chỗ nầy, chỗ kia rồi
chỗ kia, chỗ nọ; cuối cùng chỉ còn lại hai chỗ là
Úc châu và Tân Tây lan. Tôi hỏi ông về phần đất Úc châu thì ông
cho một bài thơ cho biết đó là Thánh địa không có bị động chạm gì tới và Tân Tây
Lan cũng như Úc Châu đều còn nguyên vẹn. Các quốc gia con con ở gần Bắc băng
dương và Nam băng duơng thì nơi nào cũng bị đánh phá…
Tôi cứ cầm tập thơ viết
đầy 200 trương nầy coi đi coi lại hoài, nghiền ngẫm những điều ghi trong đó, sau
đó tôi cầm về Saigòn cẩn thận cất vô tủ sắt trong nhà… Tôi cố tình tìm kiếm vẫn
không ra rồi từ từ cũng không còn nhắc tới nữa, nhưng tôi tiếc lắm. Lâu lâu tôi
cũng muốn giở ra coi để biết thời cuộc, vì đây là sách thiên cơ mà tôi tin tưởng.
Đầu năm 1978 có hai vợ
chồng ông Thiếu tá gốc Phật Giáo Hòa Hảo ở Nam Cali lên Sacramento thăm bà con ở
đây. Ông có gặp và kể cho tôi nghe về chuyện Ông Đạo Nhỏ. Ông Thiếu tá nầy quê ở
Rạch giá, và sau biến cố 1975, vợ chồng ông trở về quê vợ ở Hồng Ngự. Ông nói,
ông có đến gặp và biết Ông Đạo Nhỏ ở Hồng Ngự. Ông Đạo ở đó lo tu hành và chữa
bịnh. Những bịnh nhẹ và ma quỷ thì ông làm hay lắm còn về nóng lạnh hoặc sốt rét
thì chữa không được khá, đặc biệt, bịnh thuộc về ma hành quỷ bắt hay điên loạn
thì ông chữa đươc hết… Sự việc nầy, theo tôi nghĩ là do cái linh ứng của Đức
Phật Thầy đã chuyển kiếp qua Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ rồi sau đó lại chuyển qua
Ông Đạo Nhỏ. Sở dĩ tôi nghĩ như vậy vì khi tôi hỏi Sư phụ của tôi, ông đã cho
tôi biết.
Sư phụ tôi là một vị Hòa thượng
người Quảng Ngãi. Năm 1974, ông đã được 104 tuổi rồi. Lúc còn trẻ, ông tu ở
Quảng Ngãi rồi sau đó đi ra Hà Nội và qua bên Tàu. Ông lại đi theo các ông sư
Miến Điện về tu ở Miến Điện 5 năm, học ngôn ngữ và chữ viết Miến Điện rồi lại đi
theo mấy ông sư nầy hành hương qua Nepal rồi đến Tây Tạng ở đó tu suốt 30 năm
nữa... Ông tu đến mức là đọc được ngôn ngữ xuất phát từ tư tưởng con người. Tới
tháng Giêng năm 1974 thì ông nói trước :“ Ngày Rằm tháng Bảy nầy, Thầy sẽ về núi”.
(về núi tức là chết thiệt). Ông nhắn nhủ rằng :“Cái đời khổ sắp tới rồi! Các con
phải rán giữ gìn tâm ý, làm điều thiện và lo tu hành
“ Qua sang năm (tức
năm 1975) thì miền Nam sẽ gặp đại nạn. Người nào tiền nhiều thì tội nhiều, người
nào chức trọng quyền cao chừng nào thì tội càng nặng chừng nấy. Hòa thượng, sư
sãi, ni cô, cha cố, dì phước tất cả mọi người đều phải tự cày cấy, trồng trọt
mới có cái ăn. Dân chúng không còn có khả năng cúng dường nữa.
Cái đại nạn nầy sẽ
trên dưới 30 năm rồi cơ trời mới chuyển, tự nhiên cái nạn nó mới hết”.
Nguyễn văn Hiệp
(Viết theo lời kể của
Thiếu Tướng Nguyễn văn Chức- Sacramento, tháng 8
năm 2007).
13.
LƯU BÁ ÔN
.
Dự ngôn trên bia đá của Lưu Bá Ôn tại núi Thái Bạch tỉnh Thiểm Tây
Lời dịch giả:
Dự ngôn trên bia đá của Lưu Bá Ôn tại núi Thái Bạch tỉnh Thiểm Tây
Lời dịch giả:
Lịch sử Trung Quốc trải
qua nhiều triều đại vua chúa, mỗi một triều đại đều có người tu Đạo, nên đã có
một số dự ngôn để lại đời sau, như bài thơ dự ngôn của Bộ Khư Đại Sư đời nhà Từ,
“Bài đẩy lưng” của Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang đời nhà Đường (bên cạnh Lý
Thái Dân), “Mã tiền khóa” của Khổng Minh thời kỳ chiến quốc. “Mai hoa thơ”
củaThiện Ung đời nhà Tống, Bài “Bánh Chiên Ca” của Lưu Bá Ôn đời nhà Minh (bên
cạnh Chu Nguyên Chương). Đến hôm nay thì tất cả dự ngôn ấy đã có người giải ra
rất chính xác với chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Người tu Đạo không cầu danh
lợi nên những gì họ để lại đời sau chắc chắn không phải khoe tài, có lẽ chỉ nhằm
mục đích cảnh tỉnh đời sau là sự việc trên đời đều đã có sự sắp xếp của Trời. Bài
dưới đây là một bài khác của Lưu Bá Ôn đã phát hiện ở trên bia đá, tạm dịch
nghĩa nên không chính xác, chỉ để hiểu sơ đại ý bài thơ.
Thiên có nhãn, Địa có nhãn, người người cũng có một đôi nhãn.Thiên cũng lật, Địa cũng lật, tiêu diêu tự tại lạc vô biên.Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền (trước mắt ).Bình địa không có ngũ cốc trồng.Cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người.Nếu hỏi ôn dịch hà thời hiện, nên xem giữa tháng 9 tháng 10 mùa đông. Người làm việc thiện thì được thấy, người làm việc ác không được xem. Trên đời có người hành đại thiện, lây bởi kiếp này thật không đáng.Còn có mười sầu ở trước mắt.
1.Nhứt sầu thiên hạ loạn khắp nơi.2. Nhị sầu đông tây người đói chết.3. Tam sầu hồ rộng bị đại nạn.4.Tứ sầu các tỉnh khởi lang khói.5.Ngũ sầu nhân dân không an nhiên.6.Lục sầu mùa đông giữa tháng chín tháng mười.7. Thất sầu có cơm không người ăn.8.Bát sầu có người không áo mặc.9.Cửu sầu thi thể không người liệm.10.Thập sầu khó qua năm heo, chuột( Hợi, Tý ).Nếu được qua khỏi đại kiếp niên, mới tính là thế gian bất lão tiên.
Dù là thiết La Hán làm bằng đồng, khó qua mùng mười ba tháng bảy.Cho dù bạn là Kim Cang Thiết La Hán, trừ phi thiện mới được bảo tồn. Cẩn phòng người người khó khăn qua.Ngãi qua thiên phiên năm Rồng Rắn ( Thìn, Tỵ ).Ấu nhi giống như Chu Hồng Võ,Tứ Xuyên còn khổ hơn Hán Trung.Sư tử gầm như Lôi, hơn hẳn trăm cọp hung.Tây giác hiện ra đuôi, bình địa gặp mãnh dược.Nếu hỏi thái bình niên, dựng cầu nghinh tân chủ.Thượng nguyên giáp tử đến, Người người ha ha tiếu.Hỏi bạn cười cái gì? Nghinh tiếp tân địa chủ.Trên quản đất ba tất, tối không nạn trộm cướp. Tuy là mưu vì chủ, chủ ngồi thổ trung ương.Nhân dân gọi chân chủ, tiền bạc là cái bửu, nhìn thấu dùng không được, nếu thật là cái bửu, lòng đất nứt không ngã.Bảy người nhứt lộ tẩu, dụ dỗ đã vào khẩu.Ba chấm cộng một mốc (Chữ Hán ghép lại là chữ TÂM ),Bát Vương nhị thập khẩu (Chữ Hán ghép lại thành chữ THIỆN ).Người người đều hỷ cười, ai ai cũng bình an.
Chú thích: Từ bài trên, có tiên đoán về Tứ Xuyên, các bạn thử đối chiếu với trận động đất kinh hoàng vừa rồi ( 12.5.2008 ).
Năm Rồng Rắn
sắp tới là hai năm 2012 và 2013.
14. DỰ NGÔN CỦA
LỊCH PHÁP MAYAN
Maya là nền văn minh cổ
đặc sắc bên cạnh nền văn minh Andes, được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc
thổ dân châu Mỹ từ năm 1.000 trước Công nguyên. Nền văn minh Maya đạt một trình
độ cao không những về lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ cả
lĩnh vực kiến trúc, toán học, thiên văn học và tính toán thời gian.
Những di tích khảo cổ
học đã chứng minh người Maya đã phát triển khái niệm “số 0” vào
năm 357, sớm hơn châu Âu khoảng gần 900 năm, xác định chính xác độ dài của một
năm, thời gian trái đất quay hết một vòng quanh mặt trời, chính xác hơn rất
nhiều lịch được châu Âu sử dụng vào thời đó. Không những thế, tôn giáo của người
Maya cũng rất đặc biệt vì có sự kết hợp giữa lễ nghi với các chu kỳ của vũ trụ.
Cùng chung số phận với
thành Troy và văn minh Harappa, hai thành phố Quirigua (Đông Guatemala ngày nay)
và Benque Viejo, vốn là trung tâm văn hóa của người Maya trong thời kỳ đỉnh cao,
đột ngột biến mất vào cuối thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên. Nhiều nhà sử học trên
thế giới cho rằng sự biến mất này là hậu quả của những cuộc chiến liên miên, ban
đầu là ngay trong bộ tộc của người Maya nhằm tranh giành quyền lực và sau đó là
của người Maya chống lại sự xâm lăng của Tây Ban Nha. Nhưng kết quả nghiên cứu
của nhà địa - vật lý Robert Kovach lại cho chúng ta một nguyên nhân hủy diệt
khác: một trận động đất kinh hoàng. Những cơn giận dữ của hành tinh vốn là
nguyên nhân của đổ nát nhưng đến nay, đây còn được xác định là nguyên nhân dẫn
đến sự mất tích bí hiểm của nhiều nền văn minh trong lịch sử loài người.
Căn cứ vào
lịch Pháp dài của người Mayan (Long count calendar), ngày 21 tháng 12 năm 2012
sẽ là ngày nền văn minh nhân loại kỳ này kết thúc. Sau đó, nhân loại sẽ đi vào
một nền văn minh mới.
Người Mayan không có đề
cập đến nguyên do nào mà khiến nền văn minh kỳ này kết thúc. Có một điểm xem như
rất rõ rệt là cái ngày kết thúc này không có ngụ ý xảy ra kiếp nạn lớn nào, mà
là ám thị một thứ tỉnh giác và biến chuyển ở trong tinh thần và phương diện ý
thức của nhân loại (Cosmic Awareness and Spiritual Transition). Từ đó mà đi vào
nền văn minh mới. Vào năm 1521, người Tây Ban Nha xâm nhập chỉ được thành phố
hoang vắng mà người Mayan đã bỏ rơi. Người Tây Ban Nha hủy hoại đại đa số văn tự
ghi chép của người Mayan để lại, chỉ còn lại ba cuốn sách nên khiến người đời
sau khó mà phiên dịch để hiểu rõ về văn hoá của họ. Người Mayan tuy sớm biến mất,
nhưng đã để lại lịch Pháp, mà còn dự đo tính được mấy ngàn năm sau điểm chung
kết của nền văn minh này:
ngày 21 tháng 12 năm
2012.
Căn cứ vào lịch Pháp
dài của người Mayan, ngày 21 tháng 12 năm 2012 là cái Baktun thứ mười ba của
ngày cuối cùng, người Mayan đã ghi 13.0.0.0.0. Trưóc hết chúng tôi nên học tập
một ít về phương pháp ghi số của người Mayan: Số ngày / Thuật ngữ
1 / KIN (ngày)20 / UNIAL (con số then chốt quan trọng của lịch Pháp Mayan là 20)360 / TUN7200 / KATUN144000 / BAKTUN
Thí
dụ: 6.19.19.0.0 tương đương 6 cái Baktun, 19 cái Katun, 19 cái Tun, 0 cái Unial,
0 cái Kin, tính toán ra là bằng ( 6 x 144000 ) + ( 19 x 7200 ) + ( 19 x 360 ) =
1.007.640 ngày.
13.0.0.0.0 = 13 x
144000 = 1.872.000 ngày, tính ra là 5125.26 năm.
Căn
cứ vào sự tính toán của Eric S.Thomson, 0.0.0.0.0. của người Mayan tương đương
với thứ 584283 ngày của Julian, tức là ngày 11 tháng 8 năm 3114 trước Công
nguyên.
13.0.0.0.0 thì là cái
ngày sau 5125 năm, tức là Công nguyên ngày 21tháng 12 năm 2012.
Người Mayan là Đại Sư
quan sát thiên thể (Skywatchers), những học giả nghiên cứu văn hóa Mayan đã kỹ
lưỡng nghiên cứu thiên tượng sẽ xuất hiện vào ngày 21 tháng 12 năm 2012, hiểu
rõ ràng tại sao người Mayan đã đem ngày này đặt là ngày chung kết của nền văn
minh này. Đó là ngày Đông chí (Winter Solstice). Đây là ngày mặt trời sẽ hoàn
toàn trùng hợp với giao điểm mà hình thành bởi Hoàng Đạo (Ecliptic) và Xích Đạo
(Equator) của Hệ Ngân Hà.
Một vị Mayan đã dự đoán: nhân loại phải xảy ra hai sự việc trọng đại:
-
Sự tỉnh giác ý thức vũ trụ của nhân
loại.
-
Tịnh hóa và tái sinh địa cầu.
Trên thực tế, người Mayan đã đem hai mươi năm cuối cùng của cái Baktun thứ mười
ba (cuối cùng nhất của cái Unial, tức là năm 1992 đến năm 2012) gọi là địa cầu
tái sinh hoặc thời kỳ tịnh hóa
(Earth Regeneration or Earth Purification Period).
Thật ra, trong sinh
hoạt hằng ngày chúng ta thường xuyên có thể thấy được sự nhắc nhở đối với tương
lai, chỉ tại con người không quan tâm đến. Chúng ta thường sử dụng mỗi ngày tờ
giấy bạc một đô la ở mặt sau cũng có một dự ngôn giống nhau. Trên đó có một ấn
chương (seal) là hình Kim Tự Tháp, Kim tự Tháp này có 13 tầng, trên ngọn cuối
của tầng 13 Kim Tự Tháp có một tuệ nhãn tỏa ra ánh sáng rực rỡ, ở đây đã
dự báo sự tỉnh giác
của nhân loại sau khi đi hết 13 cái Baktun.
Nghĩa của hàng chữ trên ấn chương như sau:
ANNUITE COEPTIS: Thần đang quan tâm đến những gì chúng ta đã làm;NOVUS ORDO SECLORUM: Thứ tự mới của Tân Thế Kỷ.
Hiện giờ chúng ta
sinh hoạt ở thời đại tôn sùng vật chất, đa số người thời nay chỉ chủ yếu quan
tâm đến tiền bạc, dục vọng, hưởng lạc, thành tựu, quyền lực và địa vị. Do vậy mà
dẫn đến băng hoại của thế giới tinh thần. Con người trở nên quen thuộc với sự tầm
thường, với tà ác, tàn bạo, chiến tranh, thiên tai, ôn dịch, nghèo đói, chủ
nghĩa khủng bố…và bị hiện tượng hỗn loạn của xã hội dần dần làm tê liệt. Rất ít
người có thể ý thức được nhân loại xã hội đã và đang đi tới con đường tự hủy
diệt.
Với xã hội ham muốn vật chất đến vậy thì lực lượng nào có thể tịnh hóa địa cầu
được? Thứ lực lượng khiến Đạo đức của nhân loại thăng lên trở về chỉ có thể đến
từ tỉnh giác của nhân loại, cũng có thể nói nhân loại cần phải phản tỉnh, tu tâm
sửa tánh..
Mấy ngàn năm trước người Mayan đã căn cứ vào thiên tượng mà ghi ra dự ngôn, con
người tỉnh giác sẽ phải hoàn thành sứ mạng thần thánh “tịnh hóa địa cầu”.
Vào ngày 21 tháng 12 năm 2012, nhân loại sẽ đi hướng về nền văn minh hoàn toàn
mới.
TIẾT 1: HỘI LONG HOA LÀ GÌ ?TIẾT 2: SAO GỌI LÀ MẠT KIẾP?TIẾT 3: TÌM HIỂU HỘI LONG HOA QUA CÁC TÔN GIÁOI.- PHẬT GIÁOII.- THIÊN CHÚA GIÁOIII.- SƯ VÃI BÁN KHOAIIV.- PHÁI PHẬT THẦY TÂY AN - BỬU SƠN KỲ HƯƠNGV.- PHẬT GIÁO HÒA HẢOVI.- ĐẠO CAO ĐÀIA. Ngày Phán xét & chuyển thế1. Chuyển thế là gì ?2. Luật Thiên điều trị thếB. Đã có mấy lần chuyển thế ?C. Hội Long Hoa1. Hội Long Hoa là gì?2. Ba sắc dân được nhận hồng ân đặc biệt3. Sao gọi là Đại ân xá kỳ ba? Hội Long Hoa kỳ ba?4. Đóng cửa địa ngục và mở Hội Long Hoa năm TýD. Khi nào mở & khi nào bế hội Long Hoa?KẾT LUẬNVII.- HỘI THÔNG THIÊN HỌC .
TIẾT
1: HỘI LONG HOA LÀ GÌ ?
Càn
Khôn Vũ trụ đang tiến hóa, vạn vật đang tiến hóa, và sự tiến hóa sẽ mãi mãi tiếp
diễn không ngừng. Con đường tiến hóa thì vô tận, nhưng được chia ra làm nhiều
chặng đường, nhiều giai đoạn, tương ứng với những thời kỳ mở Đạo để dạy dỗ nhơn
sanh tiến hóa. Sau một giai đoạn tiến hóa thì Đức Chí Tôn mở ra một cuộc thi để
phán xét trình độ đạo đức của nhơn sanh mà thưởng hay phạt. Từ trước tới nay,
Đức Chí Tôn đã mở ra ba thời kỳ phổ độ nhơn sanh: Nhứt Kỳ Phổ Độ, Nhị Kỳ Phổ Độ
và hiện nay là Tam Kỳ Phổ Độ. Sau mỗi thời kỳ phổ độ, Đức Chí Tôn mở ra một cuộc
thi, gọi là Hội Long Hoa.
1.
Nhứt Kỳ Phổ Độ có SƠ HỘI LONG HOA THANH VƯƠNG ĐẠI HỘI, Đức Nhiên Đăng Cổ
Phật làm Chánh Chủ khảo.
2.
Nhị Kỳ Phổ Độ có NHỊ HỘI LONG HOA HỒNG VƯƠNG ĐẠI HỘI, Đức Phật A-Di-Đà làm Chánh
Chủ khảo.
3.
Tam Kỳ Phổ Độ có TAM HỘI LONG HOA BẠCH VƯƠNG ĐẠI HỘI, Đức Di-Lặc Vương
Phật làm Chánh Chủ khảo.
Đạo
ví Đời là một học đường vĩ đại, có đủ tất cả bài học từ thấp đến cao, từ ác đến
thiện, từ trược đến thanh, để nhơn sanh học hỏi, chứng nghiệm, trau luyện tâm
tánh để tiến hóa, mà Hội Long Hoa là Hội thi tuyển và đề thi là đạo đức. Đại Hội
Long Hoa Kỳ Ba nầy rất quan trọng, vì là kỳ thi chung kết, chấm dứt Đệ Tam
Chuyển, bắt qua Đệ Tứ Chuyển mà khởi đầu của Đệ Tứ Chuyển là Thượng Nguơn Thánh
Đức. Cho nên Đại Hội Long Hoa Kỳ Ba nầy có một cuộc biến động dữ dội, để sàng
sảy lọc lừa, tuyển chọn những người có trình độ đạo đức tối thiểu mà lập đời
Thượng Nguơn Thánh Đức, loại bỏ những phần tử thiếu đạo đức, tức là những phần
tử thi rớt. Hội Long Hoa loại bỏ họ bằng cách nào?
- Loại
bỏ bằng nhiều cuộc chiến tranh tương tàn tương sát dữ dội, rồi đến tai Trời ách
nước như: gió bão, hồng thủy, núi lửa, động đất, rồi tới bịnh chướng sát hại.
- Số
người bị loại bỏ chiếm đến 9 phần 10 nhơn loại, chỉ chừa lại có 1 phần 10 là số
người thi đậu để lập đời Thánh Đức.
Do đó,
ngay trước khi mở Đại Hội Long Hoa, một cuộc tang thương vĩ đại, biến đổi ghê
gớm cục diện thế giới để loại bỏ số 9 phần 10 nhơn loại thiếu đạo đức đó, và
cuộc biến đổi vĩ đại nầy được các tôn giáo tiên tri gọi là cuộc Tận Thế. Thật ra,
không phải tận thế mà chỉ là Chuyển Thế. Đợt khảo thí chung kết nầy là kỳ Phán
xét cuối cùng, xảy ra vô cùng dữ dội, vì người thi đậu mới được tồn tại để tuyển
chọn người đủ bác ái và công bình, thiết lập một xã hội Đại Đồng của thời Thượng
Nguơn Thánh Đức. Đại Hội Long Hoa Kỳ Ba nầy cũng là Đại Hội Điểm Đạo lần ba của
Địa cầu 68, là cuộc Điểm Đạo vĩ đại và quan trọng mà tất cả chư Phật, Tiên,
Thánh, Thần và những người tiến hóa đủ tiêu chuẩn đạo đức đều tham dự.
Sau
cuộc biến động dữ dội gọi là Tận Thế đó, địa cầu 68 trở lại yên tĩnh, thời tiết
trở lại điều hòa tốt đẹp, trược khí tiêu tan, nhơn loại còn lại là những tân dân
hiền lương đạo đức, với hình dung tốt đẹp, mạnh khỏe, sống lâu, tạo lập một xã
hội Đại Đồng, cùng sống hòa bình với nhau trong tình bác ái và sự công bình. Chư
Thánh Tiên Phật sẽ giáng trần tiếp tục hướng dẫn nhơn sanh tu hành tiến hóa cao
thêm nữa.
TIẾT
2: SAO GỌI LÀ MẠT KIẾP?
Từ
“Mạt Kiếp” trong kinh sách Phật giáo được dùng để chỉ thời kỳ cuối cùng của loài
người hiện nay, trước khi họ bị huỷ diệt hầu hết. Đôi khi người ta còn đồng nhất
từ đó với “tận thế” vốn có mặt trong Kinh Thánh, mặc dù từ này để chỉ thời điểm
chấm dứt tồn tại vĩnh viễn sự sống trên Trái Đất nói chung. Các nhà hiền triết
cố cũng đã đề cập tới ngày “tận thế“ của nhân loại. Rõ nhất là trong thần thoại
Hy Lạp. Theo tín ngưỡng đa thần nay, loài người đã nhiều lần chịu thảm họa diệt
chủng và từ đó đã tạo ra những giống người rất khác nhau. Sớm hay muộn thì nhân
loại cũng sẽ đi đến giai đoạn phải gánh chịu những thảm họa không thể hình dung
nổi.
Các
Kinh sách tôn giáo ở phương Đông cũng như phương Tây đều đã từng nói nhiều đến
vấn đề “tận thế” - giai đoạn mà toàn bộ nhân loại trên Trái Đất đều sẽ gặp tai
ương khủng khiếp nhất. Theo tín đồ Ba Tư giáo, mỗi thời đại có điểm khởi đầu và
điểm kết thúc, đó là một chiến trường rộng lớn giữa cái Thiện và cái Ác. Đối với
đạo Hồi, ngày “tận thế” cũng được coi đồng nghĩa với sự phán xét. Trong kinh
Coran có viết: “Đó là ngày mà tiếng kèn đồng vang lên và bọn ác xanh mắt lên vì
kinh hoàng”. Các tín đồ Hồi giáo cũng cho rằng, ngày “tận thế” sẽ được báo trước
bởi một thời kỳ suy sụp của mọi giá trị đạo đức.
Theo các
đại sư, cứ sau một giai đoạn phát triển nhất định của nền văn minh nhân loại
trên Trái Đất thì lại có một cuộc lọc sàng để phán xét sự tiến hóa của con người.
Nhân loại chúng ta hiện nay đã trải qua 2 lần lọc sàng và sắp tới sẽ là lần lọc
sàng thứ ba. Kể từ khi một lực lượng thần bí nào đó (tạm gọi là Thượng Đế) tạo
ra loài người và để cho tiến hóa, thì loài người tiến hóa theo đường vật chất,
quên mất nguồn cội và đạo đức tinh thần, vì vậy mà tội ác ngày càng chồng chất.
Thượng Đế nhìn thấy chỉ có gia đình ông Nô-ê là còn giữ được đạo đức và công
bình. Ngài ban ơn cho Nô-ê, bảo Nô-ê đóng một chiếc thuyền rất lớn, khi có nước
lụt dâng cao thì đem tất cả gia đình lên, lương thực và các sinh vật mỗi loài
một cặp trống - mái. Thượng Đế đã gây ra trận Đại hồng thủy, nước ngập mênh mông
khắp mặt đất, tiêu diệt hết nhân loại và sinh vật, chỉ còn lại gia đình ông Nô-ê
và các loài vật trên thuyền sống sót. Khi nước lụt rút hết, gia đình ông Nô-ê và
các loài vật rời khỏi thuyền, lên mặt đất canh tác, tạo ra thực phẩm, tiếp tục
sinh sống và phát triển. Từ đó vợ chồng Nô-ê trở thành thủy tổ loài người sau
cuộc “tận thế” lần thứ nhất.
Cuộc
sàng lọc lần thứ hai có lẽ đã xảy ra với sự sụp đổ của châu lục Atlantide. Sau
lần “tận thế” thứ nhất, loài người đã tiến triển qua nhiều thế hệ, dần dần khôn
ngoan và tiến bộ hơn, nhưng cũng càng ngày càng hướng vào vật chất, xa lánh đạo
đức tinh thần. Con người càng tiến bộ, khôn ngoan hơn thì càng tự kiêu tự đại,
khinh rẻ hoặc phủ nhận các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật và Thượng Đế. Dấu tích của
nền văn minh Atlantide được ghi lại trong các Kim tự tháp ở Ai Cập. Đến kỳ phán
xét lần thứ hai của Thượng Đế,. Đã xảy ra trận động đất cực kỳ dữ dội, làm sụp
đổ châu Atlantide, tạo thành biển Đại Tây Dương ngày nay. Nền văn minh của châu
lục đó đã bị nhấn chìm hoàn toàn xuống đại dương. Nhân loại trở lại thời kỳ phát
triển hoang sơ.
Như
vậy, qua hai thời kỳ “tận thế” được biết đến nhờ các kinh sách cổ xưa, chúng ta
thấy đó chỉ là những cuộc đại phán xét của Thượng Đế đối với nhân loại. Các chư
Phật, Tiên, Thánh, Thần đã thi hành đúng theo Luật nhân quả đối với cả nhân loại
sau những thời kỳ chuyển luân tiến hóa nhất định.
"Mười hai
muôn chín ngàn sáu trăm năm" tức là "một trăm hai mươi chín ngàn sáu trăm
(129.600) năm," một thời gian kể ra cũng khá dài để cho nhân loại, chúng sanh
tìm hiểu. Khoa học hơn một chút, dựa vào tự điển bách khoa của Mỹ, phần viết về
những thời kỳ băng giá (Ice Ages), chúng ta không khỏi ngạc nhiên vì có ít nhiều
trùng hợp.
Theo các
nghiên cứu của các khoa học gia, các nhà thiên văn
thì
khoảng 300 triệu năm giải Ngân Hà (Milky Way Galaxy) làm xong một vòng quay xung
quanh trục của nó và có ít nhiều ảnh hưởng đến Thái Dương Hệ (Solar System), nên
tạo ra các chu kỳ băng giá này.
Nếu tạm gọi là Ngươn thì nhân loại chúng ta cũng có Tam Ngươn, xoay vần trong
khoảng một trăm ngàn (100. 000) năm." Bằng toán học, đại khái, nếu lấy thời hiện
đại làm mốc, thì gồm có:
- Thượng
Ngươn (First Ice Age) xảy ra 93.408 năm trước đây.
- Trung
Ngươn (Second Ice Age) xảy ra 41.000 năm trước đây
- Hạ Ngươn
(Last Ice Age) đã xảy ra vào khoảng 25.920 năm trước đây.
Rồi,
đi xa hơn một chút nữa, cũng lấy thời hiện đại làm mốc, chính trong phần Hạ
Ngươn (Last Ice Age) này chúng ta mới có 3 ngươn nhỏ:
-
thời Thượng
Cổ (từ 25.920 cho đến 2700 hay năm 700 trước Tây lịch, dựa vào điểm Kinh Cựu Ước
được viết vào khoảng 700 năm trước khi Chúa giáng sinh).
-
Trung Cổ (từ
2700 cho đến ngày nay)
-
Hạ Cổ (tạm
gọi ) tức là thời đại bây giờ.
Ðặc
biệt trong năm 11.000 (tức 9.000 năm trước Tây lịch), quả Ðịa Cầu đã đổi trục
Nam Bắc ra Bắc Nam...
Bởi...
"lẽ tự nhiên, càng tranh đấu mới càng tấn hóa" nhưng "văn minh tiến triển mà đạo
đức suy đồi," và bởi... lẽ "thiên thơ dĩ định," tức là đã đến chu kỳ để lập lại
đời Thượng Cổ Thánh Ðức. Bởi... cũng chính vì "văn minh và đạo đức chẳng đi đôi"
mà những người anh Kogi trên rặng Sierra, Nam Mỹ, những người phải học về tâm
linh với 7-9 năm diện bích ở tuổi 20 trước khi học các thứ về vật chất, đã phải
gởi thông điệp cho Ðại Hội Tôn Giáo Thế Giới tổ chức ở Chicago vào năm 1993. Bản
dịch của Nguyên Phong từ bài viết của Alan Ereira, ký giả đài BBC, có những đoạn
như sau:
THÔNG
ĐIỆP CỦA NHỮNG NGƯỜI KOGI, SIERRA, NAM MỸ
Một vị Trưởng Lão cho biết:
"Vũ
trụ là một tấm gương lớn, phản ảnh tất cả mọi việc xảy ra trong đó. Biết rung
động với vũ trụ là biết quán xét tấm gương kia, do đó người ta đâu cần phải đi
đâu xa mà cũng biết được những điều cần thiết. Việc ngồi chín năm trong động đá
đâu phải chỉ ngồi đó nhai vài lá cây, suy nghĩ vài câu nói, mà đòi hỏi người ta
phải nổ lực tìm hiểu về mình, vì biết mình chính là biết được vũ trụ và biết
được vũ trụ thì tất hiểu được các định luật thiên nhiên. Ðã hiểu được các định
luật này một cách sâu xa thì làm sao có thể làm trái với nó được? Sở dĩ con
người làm việc sai quấy vì họ không biết mình, chỉ sống hời hợt, quay cuồng và
dựa trên những giá trị có tính cách giả tạo, những giá trị do tập đoàn tạo ra
chứ không phải phát xuất từ những công phu suy gẫm sâu xa. Sống như thế không
thể gọi là sống. Ðó là sống mà như chết, thân thể tuy sống mà đầu óc đã chết từ
lâu rồi!" ...
Vị
Trưởng Lão khác nói: "Ðời sống là một sự mầu nhiệm. Nếu con người biết mài dũa
THÂN và TÂM để ý thức đời sống một cách trọn vẹn thì người ta sẽ ý thức được
những việc khác phi thường hơn."
...Một Vị
Trưởng Lão lên tiếng: "Chúng tôi đã thảo luận rất kỹ về điều chúng tôi muốn nói.
Chúng tôi muốn gửi một thông điệp cho các em trong gia đình nhân loại. Chúng tôi
nói bằng trái tim, những lời nói chân thành nhất rằng
hiện
nay nhân loại sắp bước vào một thảm họa rất lớn mà từ trước đến nay chưa hề xảy
ra.
... Nếu
trái đất bị hủy hoại thì chúng ta sẽ sống ở đâu? Ðây là một vấn đề hết sức quan
trọng và cần xét đoán một cách nghiêm chỉnh. Các anh không biết trong vòng vài
năm nữa thế giới sẽ biến đổi như thế nào? Chắc không lấy gì tốt đẹp lắm đâu nếu
các em cứ tiếp tục phá hoại mà không biết bảo trì môi trường sinh sống. Tại sao
được thừa hưởng một gia tài tốt đẹp như thế mà chúng ta lại phá hoại nó đi vậy?
Tại sao các em không nghĩ rằng trải qua mấy ngàn năm nay, thế hệ trước đã giữ
gìn cẩn thận, đã trân trọng từng tấc đất, từng ngọn suối, từng khóm cây, ngọn cỏ
mà ngày nay các em lại phá nát không hề thương tiếc?
Làm
sao các em có thể tự hào rằng mình "văn minh" khi nhân loại và mọi sinh vật mỗi
ngày một khổ đau nhiều hơn xưa? Làm sao có thể nói rằng nhân loại đã "tiến bộ"
khi con người ngày càng gia tăng thù hận, chỉ thích gây chiến tranh khắp nơi?
Các anh biết vậy nhưng phải làm sao đây? Làm sao có thể nói cho các em biết rằng
vũ trụ có những định luật vô cùng lớn lao, không thể vi phạm được? Lòng các anh
vô cùng đau đớn vì các anh thấy rằng trái đất đã khô kiệt rồi, mọi sự sống đang
lâm nguy và thảm họa diệt vong chỉ còn trong giây lát. Do đó các anh muốn kêu
gọi khẩn thiết rằng hãy thức tỉnh, ngưng ngay những việc có tính cách phá hoại
đó lại, nếu không thì trễ quá mất rồi!"
Qua các
phần trên, chúng ta tạm hiểu và tạm chấp nhận rằng, quả là chúng ta đang sống
trong thời Mạt Kiếp! Nhưng, trở lại vấn đề vì sao có hội Long Hoa và hội này để
làm gì, với mục đích gì? Mà suốt từ cả thế kỷ nay chúng ta thường nghe nhắc đến,
đề cập đến?
Ở nơi đây
chúng ta thấy có sự hơi hơi trùng hợp giữa chu kỳ lập lại đời Thượng Cổ 10.000
năm trong kinh sách so với chu kỳ đổi trục quả Ðịa Cầu 11.000 năm (9000 năm
trước Tây lịch) của các nhà khoa học. Xét cho cùng thì... có thể một trận Ðại
Hồng Thủy sẽ xảy ra trong tương lai như đã xảy ra trong quá khứ, mới có thể lập
lại đời Thượng Cổ. Và, xét cho cùng thì Long Hoa Ðại Hội đã diễn ra rồi mà ít
người hay biết.. .
(Theo Nguyễn Đăng Hưng)
TIẾT
3:
TÌM HIỂU HỘI LONG HOA QUA CÁC TÔN GIÁO
- Phật giáo- Thiên Chúa Giáo- Cao Đài giáo- Sư Vãi Bán Khoai- Phật giáo Phái Phật Thầy Tây An hay Bửu Sơn Kỳ Hương- Phật giáo Hòa Hảo- Thông Thiên Học
***
I. PHẬT GIÁO
Triết lý Phật giáo nói đến định luật
Thành, Trụ, Hoại, Không và bốn giai đoạn nầy cứ luân hồi mãi. Như vậy, giai đoạn
Hoại, Không là thời ký cuối của chu kỳ thành lập Vũ Trụ, vạn vật.
Muôn
vật giữa đời, có thạnh tất có suy, dù cho đạo pháp của Phật cũng vậy. Nhưng động
cơ chánh trong sự suy vong của nền đạo là do con người chớ không phải do giáo
pháp. Như hiện thời có thể nói Tam-tạng Kinh-điển đầy đủ hơn xưa, nhưng sở dĩ
gọi là mạt-pháp, vì con người kém đạo đức căn lành không giữ đúng theo lời dạy
của Phật. Cho nên người xưa có câu: “Nhơn năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhơn”,
chính là ý nầy, “Người hay mở mang cho đạo, không phải đạo mở mang cho người”,
câu nầy chỉ có ý nghĩa phiến diện!
Về đạo Phật, theo thuyết tam thời, thì hiện tại là thời mạt-pháp; theo thuyết ngũ thời, hiện tại chính nhằm thời đấu tranh. Từ đây về sau, cứ đúng theo thật tế mà nói, Phật-pháp có ở trong tình trạng tiệm suy, nếu có vùng dậy cũng chỉ trong giai đoạn tạm thời, hay hoặc chỉ có ảnh hưởng bên ngoài. Vậy, nhất là hàng Phật-tử, càng nên cố gắng thật học, thật tu, để duy trì pháp vận, lợi ích thế gian, và phải làm với hết sức của mình.
Về đạo Phật, theo thuyết tam thời, thì hiện tại là thời mạt-pháp; theo thuyết ngũ thời, hiện tại chính nhằm thời đấu tranh. Từ đây về sau, cứ đúng theo thật tế mà nói, Phật-pháp có ở trong tình trạng tiệm suy, nếu có vùng dậy cũng chỉ trong giai đoạn tạm thời, hay hoặc chỉ có ảnh hưởng bên ngoài. Vậy, nhất là hàng Phật-tử, càng nên cố gắng thật học, thật tu, để duy trì pháp vận, lợi ích thế gian, và phải làm với hết sức của mình.
Theo Kinh Phật thì Đức Thích Ca
có tiên tri: Sau nầy vào thời Mạt pháp sẽ có Đức Phật Di Lặc ra đời, là một vị
Phật thứ năm trong 5 vị Phật. Phật Di Lặc là một vị Bồ Tát (*)sẽ nối tiếp Đức
Thích Ca lập ra Hội Long Hoa để hóa độ chúng sanh. Hết
thạnh rồi suy, hết suy lại thạnh, Phật Thích-Ca đã nhập diệt, Ðức Di-Lặc sẽ kế
tiếp giáng sinh, nên chung qui chánh-pháp vẫn là bất diệt. Từ khi Phật
Tích Ca tịch diệt đến nay, theo Kinh Phật, chia ra làm ba thời ký: Chánh pháp,
Tượng Pháp và Mạt Pháp
1. Thời
kỳ Chánh Pháp :
Là thời ký Đức Phật còn tận thế cho đến khi giáo lý của Ngài còn được phổ biến
chân truyền. Phần đông ngươì tu được chứng quả, thời gian nầy khoảng năm trăm
năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
2. Thời
kỳ Tượng Pháp :
Thời kỳ nầy khoảng một ngàn năm lúc chư vị đệ tử của Phật còn tại thế, nối nhau
truyến Chánh giáo, nhưng vì không được chân truyền nên đồ chúng đắc quả ít hơn
thời gian Chánh pháp.
3. Thời
Mạt Pháp:
Phật giáo suy vi vì thất chân truyền, thiên hạ thiên về vật chất mà không
lo đến đường tinh thần nên rất ít người chứng quả.
Theo Kinh Đại Tập, từ khi Phật
tịch diệt về sau chỉ có 2.500, chia ra 5 thời kỳ: Mỗi thời kỳ 500 năm và 500 năm
sau cùng là thời kỳ nhân loại xa lìa chánh pháp, theo tà thuyết, tìm đủ mọi
mánh khoé để giết hại nhau. Thời kỳ nầy là thời kỳ Mạt Pháp, sẽ có Đức Phật Di
Lặc ra đời giáo Đạo cho chúng sanh trở về Chánh pháp để lập đời Thượng Nguơn
Thánh Đức, tạo một Chu Kỳ mới là cuộc sống sẽ vô cùng tốt đẹp.
(*)
Tiếng Phạn là Bodhisattva, nghĩa là cứu độ tất cả
mọi người. Vị nầy còn một bậc nữa là thành Phật.
Đức Di Lặc nay là vị Phật tá danh là
"Long Hoa Giáo Chủ Đương Lai Hạ sanh Di Lặc Tôn Phật".
Ngài là vị Phật mà vì lòng Tư Bi thương nhân loại nên Ngài hạ mình
giáng sanh để tận độ chúng sanh.
NHỮNG
LỜI HUYỀN KÝ VỀ THỜI MẠT KIẾP
Khi
Ðức Thế-Tôn sắp vào cõi Niết-bàn, Ngài có huyền ký tình trạng trong đời mạt-pháp
và lúc chánh-pháp sắp diệt. Xin dẫn ra đây ít đoạn để cho hàng Phật-tử xuất-gia
tại-gia tự kiểm điểm, gạn bỏ điều ác, tu tập pháp lành.
Trong
kinh Đại-Bi, Đức Phật bảo: “Nầy A-Nan! Khi ta Niết-bàn rồi, trong thời gian 500
năm rốt sau, nhóm người giữ giới, y theo chánh-pháp, lần lần tiêu giảm; các bè
đảng phá giới, làm điều phi pháp, ngày tăng thêm nhiều. Do chúng-sanh phỉ báng
chánh-pháp, gây nhiều ác hạnh, nên phước thọ bị tổn giảm, các tai nạn đáng kinh
khiếp nổi lên. Bấy giờ có nhiều Tỷ-khưu đắm mê danh lợi, không tu thân, tâm,
giới, huệ. Họ tham trước những y, bát, thức ăn, sàng tòa, phòng xá, thuốc men,
rồi ganh ghét tranh giành phỉ báng lẫn nhau, thậm chí đem nhau đến quan ty, lời
nói như đao kiếm.
Cho
nên, A-Nan! Đối với những vị xuất-gia tu phạm hạnh, thân khẩu ý thực hành đạo từ
bi, ông nên cung cấp những thức cúng dường cho đầy đủ. Vị nào đối với các phạm
hạnh hoặc thấy, hoặc nghe, hoặc tin, hoặc làm, hoặc nhiều, hoặc ít, ông nên làm
thế nào cho họ không khởi lòng não loạn, nên vâng giữ điều nầy! Tại sao thế? Vì
trong cõi ngũ trược vào thời mạt kiếp, có nhiều sự khổ nạn như: đói, khát, giặc,
cướp, nắng hạn, bão lụt, các loài trùng phá hại mùa màng, tóm lại có nhiều nhân
duyên làm cho chúng-sanh bị xúc não.
A-Nan! Lúc
bấy giờ có các hàng trưởng-giả, cư-sĩ, tuy bị nhiều sự khổ não bức thiết, song
vẫn sanh lòng tịnh tín, cung kính tôn trọng ngôi Tam-bảo, bố thí, giữ giới, tụng
kinh, tu các công đức, khuyên người y theo Phật-pháp làm lành. Do thiện căn đó,
khi mạng chung họ được sanh về Thiên-đạo, hưởng các điều vui. Còn các Tỳ-khưu ác
kia, ban sơ dùng đức tin, tâm lành, bỏ tục xuất-gia; nhưng sau khi xuất-gia, họ
lại tham trước danh lợi, không cố gắng tu hành, nên kết cuộc bị đọa vào ác đạo”...
Kinh
Đại-Tập nói: “Trong đời mạt-pháp, có những vua, quan, cư-sĩ ỷ mình giàu sang
quyền thế, sanh tâm kinh mạn, cho đến đánh mắng người xuất-gia. Nên biết những
kẻ gây nghiệp ấy, sẽ bị tội đồng như làm cho thân Phật ra huyết...”
Trong
kinh Pháp-Diệt-Tận, Đức Phật bảo: “Về sau, khi pháp của ta sắp diệt, nơi cõi ngũ
trược nầy tà đạo nổi lên rất thạnh. Lúc ấy có những quyến thuộc ma vào làm Sa-môn
để phá rối đạo pháp của ta. Họ mặc y phục như thế gian, ưa thích áo cà-sa năm
sắc, ăn thịt uống rượu, sát sanh, tham trước mùi vị, không có từ tâm tương trợ,
lại ganh ghét lẫn nhau. Bấy giờ có các vị Bồ-Tát, Bích-Chi, La-Hán vì bản nguyện
hộ trì Phật-pháp, hiện thân làm Sa-môn, tu hành tinh tấn, đạo hạnh trang nghiêm,
được mọi người kính trọng. Các bậc ấy có đức thuần hậu, từ ái, nhẫn nhục, ôn hòa,
giúp đỡ kẻ già yếu cô cùng, hằng đem kinh tượng khuyên người phụng thờ đọc tụng,
giáo hóa chúng-sanh một cách bình đẳng, tu nhiều công đức, không nệ tổn mình lợi
người. Khi có những vị Sa-môn đạo đức như thế, các Tỷ-khưu ma kia ganh ghét phỉ
báng, vu cho những điều xấu, dùng đủ cách lấn áp, xua đuổi, hạ nhục, khiến cho
không được ở yên. Từ đó các Tỷ-khưu ác càng lộng hành, không tu đạo hạnh, bỏ
chùa chiền điêu tàn hư phế, chỉ lo tích tụ tài sản riêng, làm các nghề không hợp
pháp để sinh sống, đốt phá rừng núi làm tổn hại chúng-sanh không có chút từ tâm.
Lúc ấy có nhiều kẻ nô tỳ hạ tiện xuất-gia làm tăng ni, họ thiếu đạo đức, dâm dật
tham nhiễm, nam nữ sống lẫn lộn, Phật-pháp suy vi chính là do bọn nầy. Lại có
những kẻ trốn phép vua quan, lẫn vào cửa đạo, rồi sanh tâm biếng nhác không học
không tu. Đến kỳ tụng giới trong mỗi nửa tháng, họ chỉ lơ là gắng gượng, không
chịu chuyên chú lắng nghe. Nếu có giảng thuyết giới luật, họ lược bỏ trước sau,
không chịu nói ra hết.
Nếu có
đọc tụng kinh văn, họ không rành câu, chữ, không tìm hỏi bậc cao minh, tự mãn
cầu danh, cho mình là phải. Tuy thế, bề ngoài họ cũng ra vẻ đạo đức, thường hay
nói phô, để hy vọng mọi người cúng dường. Các Tỷ-khưu ma nầy sau khi chết sẽ bị
đọa vào Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sanh trải qua nhiều kiếp. Khi đền tội xong, họ
thác sanh làm người ở nơi biên địa, chỗ không có ngôi Tam-bảo.
Lúc
Phật-pháp sắp diệt người nữ phần nhiều tinh tấn, ưa tu những công đức. Trái lại,
người nam phần nhiều kém lòng tin tưởng, thường hay giải đãi khinh mạn, không
thích nghe pháp, không tu phước huệ, khi thấy hàng Sa-môn thì rẻ rúng chê bai,
xem như đất bụi. Lúc ấy, do nghiệp ác của chúng-sanh, mưa nắng không điều hòa,
ngũ sắc hư hao, tàn tạ, bịnh dịch lưu hành, người chết vô số. Thời bấy giờ, hàng
quan liêu phần nhiều khắc nghiệt tham ô, lớp dân chúng lại nhọc nhằn nghèo khổ,
ai nấy đều mong cho có giặc loạn. Trong thế gian lúc ấy khó tìm được người lương
thiện, còn kẻ ác thì nhiều như cát ở bãi biển, đạo đức suy đồi, chư thiên buồn
thương rơi lệ.
Nầy
A-Nan! Lúc đạo pháp ta sắp diệt, ngày đêm rút ngắn, con người đoản mệnh, nhiều
kẻ mới bốn mươi tuổi, tóc trên đầu đã điểm bạc. Về phần người nam, bởi nhiều dâm
dật nên hay yểu chết, trái lại người nữ sống lâu hơn. Lúc ấy có nhiều tai nạn
nổi lên, như giặc cướp, bịnh tật, bão lụt, nhơn dân hoặc không tin hiểu đó là
nghiệp báo, hoặc vì sống quen trong cảnh ấy, xem như là việc thường. Bấy giờ nếu
có bậc Bồ-Tát, Bích-Chi, La-Hán dùng bi tâm ra giáo hóa, do nghiệp ác của
chúng-sanh và sức ngoại ma xua đuổi, cũng ít ai đến dự pháp hội. Còn bậc tu hành
chân chánh, phần nhiều ẩn cư nơi núi rừng xa vắng, giữ đời sống an vui đạm bạc,
được chư thiên hộ trì. Khi nhơn thọ giảm còn 52 tuổi,
áo cà-sa của hàng Sa-môn đổi thành sắc trắng,
kinh Thủ-Lăng-Nghiêm và Bát-Chu-Tam-Muội tiêu diệt trước, các kinh khác lần lần
diệt sau, cho đến không còn văn tự.
Nầy
A-Nan! Như ngọn đèn dầu trước khi sắp tắt, ánh đèn bỗng bừng sáng lên rồi lu mờ
và mất hẳn. Đạo-pháp của ta đến lúc tiêu diệt cũng có tướng trạng như thế. Từ đó
về sau trải qua ức triệu năm, mới có Phật Di-Lặc ra đời giáo hóa chúng-sanh”.
Lúc
Ðức Di-Lặc thành chánh giác, Ngài ngồi nơi một gốc đại thọ, cành cây như mình
rồng, hoa nở tủa ra bốn bên như những đầu rồng, nên gọi cây nầy là Long-Hoa-bồ-đề.
Sau khi thành đạo quả, Phật Di-Lặc cũng ngồi nơi đây mà thuyết pháp, nên lại có
danh từ Long-Hoa-pháp-hội.
( trích Phật học tinh yếu của HT Thích Thiền Tâm )
II. THIÊN CHÚA GIÁO
Theo Thiên Chúa giáo, Đức Chúa
Jesus đã cho biết trước những điều thống khổ xảy đến cho loài người. Làm sao
biết được ngày Phán Xét đến? Chúa có đáp là nên để ý đến những điềm báo lần lượt
hiện ra như:
1.
Điềm
Trời: trật tự
thiên nhiên bị rối loạn, mùa tiết không còn điều hòa nữa và sẽ có những ngày
Thiên ôn Địa ám.
2.
Điềm
đất: thường
xảy ra những trận địa chấn kinh khủng. động đất cùng sóng thần, bão lụt sẽ hủy
hoại sinh mạng, phá hại mùa màng, gia súc không biết cơ man nào kể xiết.
3.
Điềm
người: con
người ngày càng hung dữ. Đức Jesus cho biết” nên biết rằng trong những ngày cùng
cuối, sẽ là những lúc khó khăn. Vì rằng con người sẽ rất ích kỷ, tôi tớ cho bạc
tiền; hay khóac lác, tự cao, phạm thượng, chống báng cha mẹ, bất nghĩa, vô thần…các
người hãy lánh xa những hạng người đó. Nay thì những ai muốn sống hiền lành theo
Chúa lại bị ngược đãi. Nhưng những người hung dữ và giả đạo đức cứ tiến mãi theo
điều ác, làm lạc hướng người khác, đồng thời tự đánh lạc hướng mình.” (Timothée)
Theo Kinh Tân Ước ( New
Testament ) các Thánh Tông Đồ có ghi lại lời Chúa Giê-su, tiên tri Ngày Phán Xét
Cuối Cùng. Trong ngày Phán xét nầy, có sự thưởng phạt: Những người có công (sống
trọn tốt trọn lành) được gọi là tôi tớ của Chúa thì được thưởng, còn những người
có tội lỗi (kẻ ác, những kẻ mưu đồ ám hại người đồng loại) thì sẽ bị huỷ diệt
Trong ngày Phán xét sẽ xảy ra những cuộc xáo trộn trật tự thiên nhiên. Con
ngươì trên trái đất rước lấy những sự bất hạnh, phải làm hết sức mình mới kiếm
được miếng ăn và nạn khan hiếm thực phẩm bời hạn hán, côn trùng phá hoại mùa
màng, bởi khủng hoảng nhiên liệu (dầu hỏa), nhân loại sẽ tàn tạ bởi bệnh tật:
Bịnh dịch lan tràn, bệnh ung thư và những bệnh gây ra bời dùng sản phẩm hóa học
phản thiên nhiên và cả bịnh mới khác.
Ngày 13.7.1917 - tại
Fatima, một làng nghèo vùng đồi núi của nước Bồ đào nha (Portugal), Đức Mẹ đã
hiện ra nhiều lần.
Dưới đây là thông điệp Fatima thứ III của Đức mẹ gửi cho bé Lucia (sau thành nữ
tu Bernadette) và được đăng tải trong tờ báo Stop:
“Cô bé ơi, đừng sợ hãi. Đây là Người Nữ Đồng
Trinh đang nói chuyện cùng em và yêu cầu em phổ biến thông điệp này cho
toàn thế giới. Hãy lắng nghe, và chú tâm vào những ǵì được tiết lộ.
Nhân loại phải làm những thay đổi. Phải
khiêm tốn ăn năn và xin được tha thứ cho các tội lỗi đã làm và những tội
lỗi sẽ làm. Những ai đón nhận lời này muốn được bằng chứng, thì tôi gởi gấm
qua em để nhân loại sẽ đón nhận. Mọi người dù có đạo Thiên Chúa hay ngoại đạo,
hay người nông dân, thường dân, giáo sĩ, cảnh sát, linh mục, người thế tục đều
chứng kiến hiện tượng phép lạ của mặt trời. Và hãy nhân danh tôi để tuyên bố
rằng cuộc trừng phạt vĩ đại sẽ đổ lên mọi chủng tộc. Điều đó không xảy ra
ngày hôm nay hay ngày mai, mà là của giai đoạn thứ hai của Thế kỷ thứ 20. Mọi
trật tự sẽ biến mất trên toàn cầu. Sa Tăng cai trị khắp nơi, và là đầu mối, là
đạo diễn của mọi sự kiện quan trọng xảy ra trên thế giới. Sa tăng sẽ thành
công dành lấy ngai vàng của tôn giáo. Sa Tăng sẽ quyến rũ tận tâm hồn những
người thông minh chế tạo vũ khí và chiến tranh có khả năng hủy diệt nhanh chóng
trong vài phút, và hủy diệt một phần lớn nhân loại.
Sa tăng có đủ quyền lực trên các lãnh đạo đang nắm
giữ quyền hành cai trị quốc gia và điều khiển họ chế tạo hàng loạt vũ khí. Và
nếu nhân loại không có những hành động thích đáng thì́ tôi không có thể cản ngăn
cánh tay của con tôi giơ cao. Và Thượng Đế sẽ trừng phạt loài người thảm khốc
nhiều hơn các trận hồng thủy đã xảy ra.
Nếu nhân loại không thay đổi, thì́ đây là
thời điểm mấu chốt quan trọng hơn hết mọi thời điểm, là ráo rốt của sự kết
chung. Mọi việc sẽ trở nên tồi tệ hơn thời điểm này. Kẻ mạnh, kẻ đầy quyền
lực sẽ chết giống như kẻ nhỏ yếu. Và rằng tôn giáo sẽ không tránh né được
giờ phút đối diện sự thật.
Nhóm Hồng Y này tranh chấp với nhóm Hồng Y
kia, đoàn Giám Mục này chống đối đoàn Giám Mục kia. Sa Tăng sẽ trà trộn vào
trong nhóm người đó và sẽ có nhiều thay đổi tại La Mã. Nhà thờ (tôn giáo) sẽ
thành đống gạch vụn và thế giới sẽ ngụp lặn trong hãi hùng...
Khói và lửa sẽ từ trời sa xuống, nước biển sẽ sôi sục và bọt biển tràn dâng
chuyển động và nhận chìm thế giới.
Hàng triệu triệu người sẽ đi đến giai đoạn ước ao được chết. Khắp nơi đều có
những h́ình ảnh đầy khủng hoảng, đói khát, và điêu tàn. Thời gian đã gần kề, và
sự đổ nát sẽ càng lún sâu thêm trong tuyệt vọng. Kẻ tốt người xấu, kẻ cao người
thấp, các hoàng tử của giáo hội cùng tín đồ, các lãnh đạo cùng nhân dân... tất
cả đều chết!.
Nơi nơi đều có bóng dáng tử thần giống như
là một hiện tượng tự nhiên xảy ra do nhiều lỗi lầm của những ai thiếu suy
luận... “
(trích trong Date with God, Tác giả Charles Sylva. Xuất bản năm 1977)
III. SƯ VÃI BÁN KHOAI
Qua
quyển "Sấm Giảng Người đời" của Sư Vãi Bán Khoai cho biết: Đời Hạ Nguơn sắp mãn
và thời gian rất gần sẽ khai diễn Đại Hội Long Hoa. Từ đấu đến cuối quyển Sấm
Giảng còn nhắc đi nhắc lại nhiều lần danh từ Hạ Nguơn :
Hạ
Nguơn Giáp Tý bằng nay,
Cơ
Trời đã khiến lập đời Thượng Lai.
............................................................ .
Hạ
Nguơn nay đã hết rồi,
Minh
Hoàng cầu Phật lập đời Thượng Nguơn.
Hạ
Nguơn Tuất, Hợi đổi đời,
Ngọc
Hoàng
hội nghị lập đời Thượng Nguơn.
Ông
Sư Vãi cho biết Hội Long Hoa được mở ra để chọn người hiền đức và lập đời Thượng
Nguơn vô cùng đẹp đẽ, một xã hội của người hiền, không còn kẻ ác, vì ở cuối đời
Hạ Nguơn đa số con người tội lõi quá nhiều:
Bởi
trần lỗi quá muôn phần,
Cho
nên lập Hội Long Hoa chọn người.
Hiền
từ thì đặng thảnh thơi,
Nghinh
ngang khó trốn lưới Trời bớ dân !
Lưới
hồng bủa khăp cõi trần,
Chuyển
luân Bát Quái còn trông nỗi gì ?
Hội
Long Hoa là một trường thi để chọn người hiền, vì trước khi đến Long Hoa Đại Hội
thé giới phải trải qua nhiều giai đoạn ghê gớm để báo hiệu thòi Hạ Nguơn sắp
chấm dứt.
Hạ Nguơn nầy thể như bèo,Nay còn, mai mất hiểm nghèo thon von.Lớp thì bịnh tật gầy mòn,Lớp thì bão lụt nhân dân khốn nàn.Lớp thời sưu thuế đa đoan,Lớp kia lớp nọ khổ nàn biết bao !Lớp thì tà, quỉ lao xao,Xui mưu làm loạn hại dân muôn ngàn.
Trong
quyển Sấm Giảng viết bằng thơ lục bát, Sư Vãi Bán Khoai tiết lộ những hiện tượng
xảy ra cho thế gian vào thời Hạ Nguơn như: Chiến tranh nổi lên khắp nơi gây cảnh
con lạc cha, vợ lạc chồng, nhà cửa tan nát, thây người chết như bèo trôi sông.
Đa số là những người hung ác, không biết thức tỉnh lo tu tâm dưỡng tánh trong
giai đoạn chuẩn bị dự Long Hoa nên bây giờ dù ăn năn cũng không còn kịp nữa.
Ngoài cuộc tàn sát bởi chiến tranh gây ra, còn nhiều tai Trời ách nươc như nước
lụt, bão tố, lửa cháy khắp nơi, ác thú xông ra ăn thịt ngưòi...
Sư
Vãi Bán Khoai còn cho biết rằng: Trong lúc chiến tranh hỗn loạn, giữa loài ngưòi
thì điềm Trời xuất hiện: Trên Trời có sấm nổ, làm kinh thiên động địa (bom
nguyên tử? ), nhiều hòn núi phá vở (những nước mới chế bom thí nghiệm bom nguyên
tử dưới hang núi thay vì dưới đất sâu như trước), nhiều cù
lao, đất liền phải sụp, quả đất thay hình đổ dạng, chôn vùi cả châu và nổi lên
châu mới (giống như Đại Hồng Thủy chôn vùi châu Atlandtis dưới Đại Tây Dương).
Lúc bấy giờ loài người sẽ kinh động tột độ, không còn bắn giết nhau nữa. Và lúc
nầy là lúc Tiên, Phật lập Hội Long Hoa để chọn người hiền đức. Nhân loại còn lại
không bao nhiêu: mười người chỉ còn hai người hiền đức sống sót mà thôi.
Điều mà ông Sư Vãi Bán Khoai vui mừng là khi Thời Thượng Nguơn lập ra,
nước
Việt Nam sẽ là nước được diễm phúc nhất trên trái đất nầy.
Sở
dĩ nước Việt nam được diễm phúc là vì cơ Trời cho nước Nam là cõi Trung Ương, là
Trung Tâm của nền Văn Minh thời Thượng Nguơn sau nầy.
Chính
vì vậy mà Tiên, Phật giáng trần ở nước Việt Nam và Sư Vãi Bán Khoai vâng lệnh
Phật đi phổ hóa khắp nơi. Ông rất đau buồn vì thấy người đời không chịu nghe,
không chịu tu, nên ông căn dặn: Nếu không tin, sau nầy mang hoạ thì đừng trách
ông sao không có dạy trước.
IV.PHÁI PHẬT THẦY
TÂY AN - BỬU SƠN KỲ HƯƠNG
Hoàn
cảnh lịch sử khi ra đời của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương vào giữa thế kỹ XIX (1849) là
trong hoàn cảnh đất nước và xã hội cực kỳ rối ren từ Bắc vào Nam. Trong khi đó
xã hội suy thoái, vua quan ngu dốt, bất tài, lại thêm nạn tham nhũng, bóc lột,
sưu cao thuế nặng, triều đình kỳ thị chém giết tôn giáo : cấm đạo Gia Tô, cấm
lập chùa thờ Phật. Nạn mất mùa, đói kém, kinh tế phá sản, các bệnh dịch hoành
hành đã khiến nhiều cuộc khởi nghĩa và bạo động nổ ra khắp mọi nơi.
Người
sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương là ông Ðoàn Minh Huyên, đạo hiệu Giác Linh,
sinh năm 1807 ở làng Tòng Sơn, tỉnh Sa Ðéc (Ðồng Tháp) trong một gia đình nông
dân. Ông học bình thường, đọc sách Phật từ lúc cón nhỏ. Ông lập đạo từ năm 1849,
lúc ông đã ngoài 40 tuổi và nơi truyền đạo đầu tiên là đình làng Kiển Thạnh,
tỉnh Long Xuyên. Thời điểm ông truyền đạo là năm nông dân mất mùa đói kém, nhiều
nơi có giặc cướp nổi dậy, bệnh dịch lan tràn, dân chúng điêu linh. Ông vừa giảng
đạo, vừa chữa bệnh bằng thuốc và nhiều người đã khỏi bệnh. Họ tin vào pháp thuật
của ông. Do đó, ngoài danh hiệu Sư Vãi Bán Khoai, dân chúng đã tôn ông làm Phật
thầy Tây An vì khi ông chữa bệnh tại Tây An cổ tự ở Châu Ðốc, mọi người gọi ông
là "Phật sống". Bửu Sơn có nghĩa là Núi Vàng hay Núi báu.
Núi ấy ở trong miền Bảy
Núi tức Thất Sơn. Nó được ông Sư vãi Bán khoai định vị và cho biết nhờ đâu nó
trở nên quí báu trong một đoạn thơ như sau:
Chừng nào Núi Cấm hoá lầu.
Thì là bá tánh đâu đâu thái bình.
Đến như
hai chữ Kỳ Hương thì ông Ba Thới có giải nghĩa trong Kim cổ kỳ quan:
Tiếng Kỳ Hương thơm nực biên thùy
Thế thì Kỳ Hương có nghĩa là mùi hương lạ, tiếng
thơm lan truyền ra ngoài cõi biên thùy. Nói tóm lại, bốn chữ Bửu- Sơn Kỳ- Hương
có nghĩa là Núi báu, sau này sẽ làm rạng rỡ cho non sông nước Việt, tiếng thơm
lạ bay nực ra ngoài cõi biên thùy báo tin một nguồn ân thánh triết ra đời tạo
lập một kỷ nguyên mới, cõi đời Thượng nguơn an lạc. Danh từ Bửu- Sơn Kỳ- Hương
đã trở thành danh hiệu một tông phái Việt Nam do Đức Phật Thầy Tây An khai sáng.
Bài thơ
khoán thủ "Tứ bửu linh tự" sau đây của Đức Phật Thầy Tây An sáng tác còn lưu
truyền đến nay mà nhiều người được biết:
BỨU NGỌC QUÂN MINH THIÊN VIỆT NGUYÊN.SƠN TRUNG SƯ MẠNG ĐỊA NAM TIÊN.KỲ NIÊN TRẠNG TÁI TÂN PHỤC QUỐC,HƯƠNG XUẤT TRÌNH SINH TẠO NGHIỆP YÊN.
Đây là một
bài thơ thuộc loại "tung hoành dọc", nghĩa là đọc bề dọc cũng có nghĩa mà đọc bề
ngang cũng có nghĩa. Cứ theo chiều dọc đọc xuống, chúng ta sẽ có một bài thơ bảy
câu bốn chữ:
Bửu- Sơn Kỳ- Hương ,
Ngọc Trung Niên Xuất,
Quân Sư Trạng Trình.
Minh Mạng Tái Sinh.
Thiên Địa Tân Tạo.
Việt Nam Phục Nghiệp.
Nguyên Tiền Quốc Yên.
Mỗi câu
đều có nghĩa, mặc dù trong đó chứa nhiều ẩn tự ẩn ngữ, cần phải hiểu cách chiết
tự đảo cú mới khám phá được lý diệu mầu huyền bí.
Nói tóm lại
Đức Phật Thầy Tây An dùng bốn chữ Bửu- Sơn Kỳ- Hương làm tông danh, với ý nghĩa
là để ghi dấu chỗ phát tích của tông phái do Ngài sáng lập và báo tin một chuyển
biến lớn trong đời sống của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra bốn chữ Bửu- Sơn Kỳ-
Hương còn hàm súc những giáo pháp mà Ngài xướng xuất để hóa độ chúng sinh trong
buổi Hạ Nguơn để kịp kỳ đi đến Hội Long Hoa và tạo lập đời mới.
V. PHẬT GIÁO HÒA
HẢO
Đức Huỳnh Giáo Chủ hay Đức Huỳnh Phú Sổ mở Đạo năm Kỷ Mão (1939). Trong vòng mấy
mươi năm mà tôn giáo mới đã hấp dẫn một số tín đồ rất lớn ở các tỉnh Miền Tây
Nam Phần. Sự kiện nầy chứng tỏ Ngài phải có một sức mầu nhiệm nào nên mới thức
tỉnh được một số tín đồ như thế. Những nguyên nhân của sự sùng tín và lớn mạnh
của Phật Giáo Hòa Hảo là sự xuất chúng lỗi lạc của một người không có học cao mà
xuất khẩu thành thi, hùng biện, giảng Đạo và diễn thuyết thao thao bất tuyệt,
cách chữa trị bịnh kỳ diệu của Ngài cứu rất nhiều người bị bịnh nan y, những lời
tiên tri, những pháp môn hành Đạo và nhất là những sự tiết lộ của ngài về Đại
Hội Long Hoa lại trùng hợp với tư tưởng trong Sấm Giảng của Sư Vãi Bán Khoai.
Chính tay Ngài viết về sứ mạng của mình như sau:
“ Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão ( 1939 ), vì
thời cơ đã đến, Lý Thiên Đình hoạch định, cuộc nguy cơ thảm họa sắp tràn lan. Ta
đây tuy không thể đem phép huệ linh mà cứu an tai họa chiến tranh tàn bạo do
loài người tàn bạo gây nên; nhưng mà thử nghĩ: sinh trong đất Việt Nam nầy, trải
qua bao kiếp trong địa cầu lăn lộn mấy phen, tùy cơ pháp chuyển kiếp luân hồi ở
nơi hải ngoại để thu thập những điều đạo học kinh nghiệm huyền thâm, lòng mê si
đã diệt, sự vị kỷ đã tan mà kể lại nguồn gốc phát sinh; trải bao đời giúp nước
vùa dân cũng đều mãi sinh cư nơi đất Việt…Những kiếp gần đây, may mắn gặp Minh
sư, cơ truyền Phật pháp, gội nhuần ân đức Phật, lòng đã quãng đại từ bi, hềm vì
nỗi cảnh quốc phá gia vong,máy huyền cơ đã định, lòng thương trăm họ vướng cảnh
đồ lao, chi xiết xót thương chúng sanh vạn khổ. Nghĩ lúc còn làm người trong
biển tục, lăn lộn chốn mê đồ mà chẳng quản thân giúp cứu dân, vong thân vị quốc,
huống chi nay cơ mầu đã thấu tỏ, sớm chiều hầu chơn Phật nghe Kinh, ngao du tứ
hải, dạo khắp Tiên bang, cảnh an nhàn của người liễu Đạo, muôn ngày vô sự, lánh
sạch phàm tâm, sao chẳng ngồi nơi ngôi vị hưởng quả bồ đề trường thọ mà còn len
lỏi xuống chốn hồng trần đặng chịu cảnh chê khen? Vì lòng từ ái chứa chan,
thương bách tính tới hồi tai họa. Phật Vương đã chỉ rõ máy diệu huyền chuyển lập
Hội Long Hoa, chọn những đấng tu hành cao công quả để ban cho xứng vị, xứng ngôi;
người đủ các thiện căn để giáo truyền Đại Đạo, định phân ngôi thứ gây cuộc hòa
bình cho vạn quốc chư bang…”
(
Bạc Liêu, ngày 18.5. Nhâm Ngũ – 1942)
Khi nói về Tận Thế, Đức Huỳnh Giáo Chủ
mở đầu quyển Sấm Giảng Khuyên Đời Tu Niệm như sau:
HẠ
NGUƠN nay đã hết đời,
Phong
ba biến chuyển đổi đời gia cang.
Năm
Mèo Kỷ Mão rõ ràng,
Khắp
trong thiên hạ nhộn nhàng xiết chi…
Phật, Trời
thương kẻ nhu mì
Trọng cha,
yêu Chúa kính vì tổ tông…
Đời còn chẳng
có bao lâu
Rán lo tu
niệm đặng chầu Phật, Tiên.
Thế gian ít
kẻ làm hiền,
Nhiều người
tàn bạo làm phiền Hóa Công.
Thế gian
chuyện có nói không,
Đến hội Mây
Rồng thân chẳng toàn thây…
Cũng
giống như các Tôn giáo khác, Phật giáo Hoà Hảo cho biết rằng Hội Long Hoa là một
trường thi dể chọn ngưòi hiền đức:
Long Hoa Tiên Phật
đáo Ta bà.
Lừa
lọc con làng, diệt quỉ ma.
Nếu
mãi mê man mùi tục lụy.
Linh
hồn chìm đắm chốn Nê hà
Lập
Hội Long Hoa để sàng sảy mà biết người hièn đức còn lại bao nhiêu:
Lập
rồi cái Hội Long Hoa,
Đặng
coi hiền đức được là bao nhiêu.
Gian
tà hồn xác cũng tiêu,
Thảm
thương bá tánh chín chiều quặn đau.
Sau
cuộc sàng sảy, biến chuyển sẽ xảy ra, nào là cảnh của cải phút chốc tiêu tan,
nào là cảnh giặc giã bốn phương nổi lên, nào là nạn đói xảy ra người người phải
điêu linh, nạn đó kéo dài từ khi bắt đầu xảy ra biến cố đến ngày lập đời Thượng
Nguơn mới dứt.
“Sau lập Hội thì già hóa trẻ,
Khắp
hoàn cầu đổi xác thay hồn.
Đức
Ngọc Hoàng mở cửa thiên môn,
Đặng
ban thưởng Phật, Tiên với Thánh”…
Nào
là nạn quỉ vương gây tai họa cho dân chúng, vì Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết rằng
trời đã mở cửa cho nó xuống:
Thời
kỳ nầy nhiều qủy cùng ma,
Trời
mở cửa quỉ vương xuống thế.
Nào
là nạn băng sơn huỷ diệt, nạn hồng thủy chôn vùi hằng triệu người dưới làn sóng
đỏ. Các biến chuyển chấm dứt thì có tiếng nổ và Đức Huỳnh Giáo Chủ quả quyết
rằng: Bấy giờ có phép lạ, Tiên Phật xuất hiện, chư bang hàng phục, không chiến
mà thành, súng không thể nổ nữa. Ở Việt Nam có một vị Quân Sư thượng trí, có lục
thông: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, thần túc thông, tha tâm thông, túc
mạng thông, lậu tận thông; ngồi một nơi mà mà thấy xa, nghe xa, biết cả ý muốn
của con người. Cả 18 nước tham chiến phải phục tùng. Người hiền được thưởng, kẻ
ác bị trừng phạt. Loài người còn sống sót sẽ thay hồn đổi xác nhờ phép Tiên,
phép Phật. Địa hình, địa vật của trái đất đều đổi mới, cây cối tốt tươi, người
hiền còn sống sót hưởng đời Thượng Nguơn Thánh Đức.
Thời
kỳ nầy sẽ có Minh Vương cai trị thì đời mới an cư:
Đạo
đời nào có tư riêng,
Minh
Vương sửa trị mới yên Ngôi Trời.
Sứ mạng của Ðức Huỳnh Giáo Chủ hay mục đích của Phật Giáo Hòa Hảo là hoàn thành
sự nghiệp cứu độ chúng sanh cho được sống còn trong đời Thượng nguơn an lạc.
Nhưng muốn được sống còn trong đời Thượng nguơn an lạc, “làm dân Phật quốc,
hưởng sự thái bình" thì trước hết phải đi qua ngưỡng cửa Hội Long Hoa để được
chọn lựa. Ðiều kiện được dự Hội Long Hoa và được chọn lựa đưa qua đời Thượng
nguơn phải là người Hiền, như Ðức Huỳnh Giáo Chủ đã cho biết:
Lập rồi cái
Hội Long Hoa,
Ðặng coi hiền Ðức được là bao nhiêu…
Trở chơn cho kịp Long Hoa,
Long Hoa có mặt ấy là Hiền Nhơn…
Phương
pháp để cứu độ hạng thiểu căn thiểu phước, hạng chiếm đa số trong thời kỳ Hạ
nguơn nầy là pháp môn Học Phật Tu Nhân. Vì theo Ðức Huỳnh Giáo Chủ thời cơ đã
cấp bách căn khí chúng sanh lại bạc nhược, nếu đem giáo pháp có tánh cách lâu
dài hay cao viễn ra giáo hóa thì không thể nào kịp, không sao tránh khỏi nạn
hoại diệt của cõi đời Hạ nguơn. Chi bằng đào tạo nên hạng người Hiền Ðức đủ điều
kiện dự Hội Long Hoa, khi được làm dân Phật quốc, hưởng cảnh lạc nhàn của cõi
Thượng nguơn, sẽ tiếp tục tu hành để đạt quả vị giải thoát, thành Tiên thành
Phật.
Pháp
môn Tịnh độ mặc dầu dễ tu dễ hành nhưng cho được vãng sanh về cõi Cực Lạc, chẳng
phải ai ai cũng có thể làm được. Sở dĩ ít người làm được là vì ít có người thành
tựu niệm Phật nhứt tâm tức niệm Phật tam muội mà Ðức Huỳnh Giáo Chủ gọi nôm là
niệm rành như Ngài đã viết:
Xưa nay sáu chữ lạnh tanh,
Chẳng ai chịu
khó niệm sành thử coi.
Muốn
cho được vãng sanh, người niệm Phật phải hoàn mãn về hai phương diện: nội nhân
và ngoại duyên.
- Về nội nhân là phải thành tựu niệm Phật nhứt tâm hay tam muội (chánh
định) hay nói theo thuật ngữ của Ðức Huỳnh Giáo Chủ là
niệm Phật cho sành.
- Về ngoại duyên, theo Ðức Huỳnh Giáo Chủ, phải có 2 yếu tố khá quan trọng, rất
khó thành đạt. Đó là 2 điều kiện mà người niệm Phật phải có là: được “trọn lành"
và "trọn sáng". Cho được trọn lành, hành giả phải hoàn tất giai đoạn “chư ác mạc
tác” và "chúng thiện phụng hành" (điều ác đừng làm; điều lành siêng làm) của Ðức
Phật đã dạy, tức là hoàn thành đạo làm người. Và cho được trọng sáng, hành giả
phải hoàn tất giai đoạn “tự tịnh kỳ ý” trong bài Tứ cú kệ "chư ác mạc tác" của
Ðức Phật, nghĩa là đã đạt được sự tỏ ngộ tự tâm, tức là huệ tâm khai phát, như
Ðức Huỳnh Giáo Chủ đã nhận:
Nếu ai mà biết chữ tu trì,
Tâm bình tịnh được thì phát huệ.
Nhưng làm thế nào cho tâm được bình tịnh?
·
Mắt nhìn trần
đỏ niệm Di đà,
·
Nguyện vái
thân này khỏi đọa sa.
·
Muôn đạo hồng
quang oai Ðức Phật,
·
Soi đường
minh thiện đến Long Hoa…
·
Ngày tiêu
diệt từ năm Bính Tý.(1876,
1936?)
·
Đến năm nay
hao hớt đã nhiều.
·
Các ngoại
bang đà nhuộm máu điều,
·
Sao trần thế không toan chẳng liệu?
·
Phật chẳng
qua dụng chữ tín thành
·
Chớ nào dụng
hương, đăng, trà, quả…
·
Đạo Quỉ Vương
rất nhiều chi ngánh,
·
Khuyên dương
trần sớm tránh mới mầu.
·
Để ngày sau
đến việc thảm sầu
·
Rán nghe kỷ
lời ta mách trước.
( trích Sấm giảng 1939 )
Ngài còn để lại bài kệ, dạy dỗ rất thâm
thúy, xin trích một đọan như sau:
·
Lòng quãng ái
xót thương nhân chủng,
·
Buổi lố lăng
Phật giáo suy đồi.
·
Kẻ tu hành ai
nở yên ngồi,
·
Mà sớm kệ
chiều kinh thong thả.
·
Mình đã gặp
con thuyền Bát Nhã,
·
Có lý nào ích
kỷ tu thân?
·
Phật Tổ xưa
còn ở nơi trần,
·
Ngài gắng sức
ra công hoằng hóa.
·
Nền Đại Đạo
lưu thông khắp cả.
·
Bực Tiên,
Hiền đều trọng Phật gia.
·
Rèn dân bằng
giáo thuyết bình hòa,
·
Giống bác ái
gieo sâu vô tận.
·
Sau nhằm buổi
phong trào tân tấn,
·
Đua chen theo
vật chất văn minh,
·
Nên ít người
khảo xét kệ kinh,
·
Được dắt
chúng hữu tình thoát khổ.
·
Thêm còn bị
lắm phen giông tố,
·
Lời tà sư
ngoại Đạo gieo vào,
·
Cho nhơn sanh
trong dạ núng nao,
·
Chẳng gìn
chặt gương xưa mạnh mẽ.
·
Dụng thế lực
dùng nhiều mánh khóe,
·
Cám dỗ người
đạng có khiến sai.
·
Chúng nằm
không hưởng của hoạnh tài,
·
Để khốn khổ
mặc ai trối kệ.
·
Mắt thấy rõ
những điều tồi tệ,
·
Tai thường nghe lắm giọng ru người.
·
Thêm thời
này thế kỷ hai mươi,
·
Cố xô sệp
thần quyền cho hết.
·
Người nhẹ dạ
nghe qua mê mết,
·
Rằng nên dùng
sức mạnh cạnh tranh,
·
Được lợi
quyền lại được vang danh,
·
Bài xích kẻ
tu hành tác phước.
·
Làn sóng ấy
nhiều người đón rước,
·
Dục dân tâm
sôi nổi tràn trề.
·
Cổ tục nhà
phỉ báng khinh chê,
·
Cho tôn giáo
là mùi thuốc phiện.
·
Ai nếm vào ắt là phải nghiện,
·
Chẳng còn lo
trang võ đấu chinh.
·
Lấy sắc thân
dẹp nỗi bất bình,
·
Bỏ đức tính
của cân Nhơn Quả.
·
Dầu ai có bền
gan sắt đá,
·
Cũng động
lòng trước cảnh ngửa nghiêng.
·
Đạo diệu mầu
gặp lúc truân chuyên,
·
Phận môn đệ
phải lo vun quén…( 1941 )
Ðược
coi Tiên Thánh tức là được sống đời Thượng nguơn là cuộc đời phàm Thánh đồng cư,
nghĩa là người phàm sẽ sống lẫn lộn với Tiên Thánh trong cõi Thượng nguơn an lạc.
VI. ĐẠO CAO ĐÀI
A. NGÀY
PHÁN XÉT & CHUYỂN THẾ
1.
CHUYỂN THẾ LÀ GÌ ?
Đức
Hộ Pháp giảng:
Theo triết lý học, định nghĩa chữ chuyển thế là
xoay đổi thời đại hiển nhiên ra thời đại khác hoặc do không phù hạp, hoặc quá
khuôn khổ nề nếp nên quyết đoán thay đổi lập trường thiêng liêng vì thời đại nầy
đã định.
Chuyển, nghĩa là sửa đổi cũ ra mới, lấy
nghĩa lý đã định hẳn ra, tức nhiên chúng ta nhận thấy các khuôn luật đạo đức từ
trước đến giờ để lại đều bị biếm trách cả, bởi vì đời quá hung tàn bạo ngược vô
nhơn luân, tinh thần đạo đức không qui định, tâm lý loài người không tương quan
cùng nhau, mất cả luật đồng sanh làm căn bản của loài người, luật đồng sanh gần
như bị hủy bỏ bởi thấy tấn tuồng trước mắt. Nào giặc giã chiến tranh giành sống
mà giết hại lẫn nhau, oán kết thâm thù, loài người do nơi ấy mà biến sanh tàn ác,
cái phương sanh sống đến một giai đoạn rất khó khăn và chúng ta thử xét đoán
trong các kinh điển Ðạo Giáo đã để lại là: 'Mưa dầu nắng lửa.' Trận mưa dầu nắng
lửa sẽ có hiện tượng y như trong kinh đã nói. Khi tìm hiểu, định nghĩa hai chữ 'Chuyển
Thế ' là thay đổi thời thế, đem kinh luật ra quan sát thấy mỗi thế kỷ, mỗi nguơn
từ trước đến giờ nhiều giai đoạn cũng giống nhau một cách lạ lùng
2. LUẬT THIÊN ĐIỀU TRỊ THẾ.
Luật Thiên Ðiều trị thế, trị nơi địa cầu nầy là hình luật Thiêng Liêng, là
ngày giờ nầy nơi Ngọc Hư Cung kiểm soát định tội phước đó vậy. Càn khôn vũ trụ
đều có đại hội lập luật trong một năm giáp vòng bửu giới. Nếu trái địa cầu nào
chưa được êm đềm, luật Thiên Ðiều thay đổi khác mỗi năm, chiếu theo tấn hóa và
tâm lý của nhơn sanh. Nơi Ngọc Hư Cung định Pháp Chánh cũng như trong càn khôn
vũ trụ là 12 tháng một niên, 12 niên một giáp, 120 năm một thế kỷ (tất cả đều
cho rằng 100 năm là một thế kỷ như vậy không đúng), 1.200 là một Giáp.
Mỗi phen đáo đến sở hành ngày giờ ấy, có Hội Giác Tiên là thường
tại, từ thử đến giờ chúng ta chưa nghe nói, vì một ngàn hai trăm năm có một vị
Giáo Chủ giáng thế chỉnh Ðạo, bảo thủ tinh thần đạo đức của loài người. Cứ độ
1.200 năm có xuất hiện một nền tôn giáo để hóa chuyển thay đời, tính lại địa
cầu chúng ta từ buổi phôi thai có vạn linh nơi mặt thế đến nay được ba chuyển.
Nay qua hạ nguơn tam chuyển, khởi đầu thượng nguơn tứ chuyển chẳng khác gì đêm
30 sáng mùng 1 Tết của chúng ta vậy.
Tới mức
giữa không gian thì nhơn loại tới hồi khổ não đủ điều, người ta nói là tận thế,
cái thuyết ấy không có đâu, nếu chúng ta dùng lời đặng nói chẳng qua là một Giáp
đó thôi, tức nhiên là một nền văn minh tôn giáo chớ không phải tận thế…
Có tận thế không? Không, vì
“Kiếp
số của địa cầu nầy còn vĩnh cửu, chỉ thay đổi hình thể, vạn loại mà thôi, nó vẫn
còn tăng tiến mãi.
Chúng ta đã ngó thấy qua chừng 100 năm trước, văn minh của con người không đạt
đến mức hiện tượng như bây giờ. Cơ tấn bộ tinh thần và vật chất dữ dội nhứt là
trong vòng 50 năm sau. Theo đó mà tính toán lại coi, trong 500 năm nữa, nhơn
loại sẽ ra sao?
…Qua
sắc dân da trắng, tinh thần vi chủ, tới sắc dân Thần thông nhơn; qua khỏi dân
Thần thông nhơn thì có sắc dân Chí linh. Lúc đó người là Thần, Thánh, Tiên,
Phật tại thế. Như vậy còn hai sắc dân nữa cho 500 năm sau.”
(Thuyết đạo của Đức Hộ Pháp Q.I tr.132)
Lời Đức Chí
Tôn tiên tri đã quyết định hẳn hòi :
Chừng nào đất dậy Trời thay xác,
Chư Phật,
Thánh, Tiên xuống ở trần.
(TNHT)
Chuyển thế không có nghĩa là quả địa cầu nầy
bị tiêu diệt, nhơn loại chết hết, mà chỉ là một cuộc biến thiên rộng lớn làm
thay đổi hình thể mặt đất, tiêu diệt 9/10 nhơn loại, làm cho cõi đời ác trược
của buổi Hạ nguơn Mạt kiếp trở thành đời Thượng nguơn Thánh đức, với những người
hiền lương đạo đức, theo đúng luật Tuần hoàn của Trời Đất.
B. ĐÃ CÓ MẤY LẦN CHUYỂN THẾ ?
Sau mỗi CHUYỂN là có một lần Chuyển thế
để
phán xét sự tiến hóa của nhơn loại. Địa cầu của nhơn loại
chúng
ta hiện nay đã
trải qua 2 CHUYỂN, nên nhơn loại đã bị hai lần chuyển, và sắp đến cuối CHUYỂN
thứ ba nên sẽ có Tận thế lần ba. Theo các kinh sách xưa truyền lại thì :
1. CHUYỂN THẾ
LẦN THỨ NHỨT:
chép trong Kinh Thánh Cựu Ước của đạo Do Thái, trận đại hồng thủy làm nước ngập
khắp mặt đất, tiêu diệt hết nhơn loại và sinh vật, chỉ còn gia đình ông Nô-ê
được báo trước nên đóng thuyền mang theo số ít người hiền và số ít thú vật là
còn sống sót.
2.CHUYỂN THẾ
LẦN THỨ HAI:
Đến kỳ Phán xét
của Thượng Đế, những giống dân vô đạo đức thì bị trừng phạt hay tiêu diệt. Do đó
xảy trận động đất dữ dội làm sụp đổ châu Atlantide, tạo thành Đại Tây Dương. Nền
văn minh Atlantide cùng với giống dân vô đạo bị tiêu diệt.
Tóm lại, qua hai
thời kỳ chuyển thế được biết qua các kinh sách, chúng ta thấy đó chỉ là một cuộc
Đại Phán xét của Thượng Đế đối với nhơn loại, công thưởng tội trừng. Chư Thần,
Thánh, Tiên, Phật thi hành theo đúng Luật Nhân Quả, sau những thời kỳ chuyển
luân tiến hóa nhứt định.
3. TIÊN TRI CHUYỂN THẾ LẦN BA
Hiện nay,
giống dân da trắng đang làm bá chủ nhơn loại trên mặt địa cầu nầy. Giống dân da
trắng không đem sự khôn ngoan và sự văn minh tiến bộ của mình để giúp đỡ các
giống dân khác kém văn minh hơn, không lo tổ chức xã hội cho được thuần lương
đạo đức hơn, mà lại dùng sức mạnh bắt các giống dân khác làm nô lệ cho mình,
đồng thời xúi giục các giống dân và các tôn giáo gây chiến với nhau, tương tàn
tương sát để thủ lợi! Mặt khác, thời kỳ nầy lại rơi đúng vào cuộc tuần hoàn giáp
mối của thế giới, ở vào thời Mạt kiếp của Hạ nguơn Tam chuyển, bước qua Thượng
nguơn Tứ chuyển. Đấng Thượng Đế cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật mở ra một cuộc
Phán xét lần thứ ba gọi là Hội Long Hoa, để kết thúc một giai đoạn tiến hóa dài.
Xin trích ra
sau đây Thánh Ngôn tiên tri cuộc Phán xét (Long Hoa Hội) kỳ ba và sự cứu độ của
Thượng Đế :
“Đời quá dữ, tội tình ấy, hình phạt kia cũng đáng đó chút. Lão vì thương yêu
nhơn sanh, hội mười ngày nơi Bạch Ngọc Kinh, cãi cho qua nạn nhơn loại, nhưng
luật Thiên điều chẳng dễ chi sửa đặng.
Họa Âu tai Á sẽ vì nơi Thiên thơ mà sát phạt, gieo sầu để thảm cho những giống
dân nào đã vì hung bạo mà gây nên nhiều điều thán oán khắp cả Càn khôn nầy.” (TNHT
1-2 hợp nhứt, B 100)
“Ngày
vui vẻ của sanh linh đã mòn, họa Thiên điều đã cận, Càn khôn thế giới còn đeo
đuổi dụng thất đức vô nhân mà gieo thảm chất sầu trong nhơn loại. Họa Âu tai Á
sẽ lần lượt thay phiên nhau, dụng luật Thiên đình mà diệt phạt người vô đạo. Càn
khôn cũng vì đó mà phải điên đảo…
Thầy
lấy đức háo sanh mở đạo lần ba mà vớt kẻ hữu phần, tránh khỏi nơi buộc ràng khổ
phạt. Ai hữu phước đặng để chân vào, kẻ vô phần phải bị tà yêu cám dỗ.”
(TNHT 1-2 hợp nhứt,
B 59)
Đức Phạm Hộ
Pháp thuyết đạo tiên tri cuộc Tận thế sắp tới diễn ra như sau:
“Cơ quan chuyển thế mà
Đức Chí Tôn lập trước mắt sẽ dữ dội lắm! Tấn tuồng đó vẫn còn tiếp diễn chưa dứt.
Bần đạo quả quyết rằng, sẽ còn đại động dữ dội một phen nữa nơi mặt địa cầu nầy.
Đặng chi? đặng giống dân da trắng giao quyền cho sắc dân mới nữa là giống dân
Thần- thông- nhơn làm chủ, cầm giềng mối toàn mặt địa cầu nầy. Hại thay! Luật
thiên nhiên chiếu theo kinh luật thượng cổ để lại, quan sát hẳn hoi, dở sách ra
coi thấy trước thế nào, sau thế ấy, bánh xe tiến hóa vẫn đi, xây một hướng một
chiều…Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài là đền thờ cao trọng, đức tin to lớn, ngự
trước Thiên lương loài người mới có thể thắng cơ quan Thiên điều định trước.
Chúng ta, Thánh thể của Ngài, giúp Ngài giải quyết được chăng ? Nếu thoảng không
được, cái hại nầy còn duy trì nữa.
Ngài muốn Việt Nam là
Thánh địa, cho nhơn loại biết rằng nhờ đây mà giải quyết cứu thế;
bảo
tồn nhơn loại là do con cái của Ngài, do nơi chúng ta. Nếu bất lực, chúng ta có
phần lỗi đó vậy.”
(Thuyết đạo
của Đức Hộ Pháp Q.I tr. 80)
C.
HỘI LONG HOA
1. LONG HOA HỘI LÀ GÌ?
Đức
Phạm Hộ Pháp thuyết đạo về Hội Long Hoa, đêm 14.1.Kỷ Sửu (1949) tại Đền Thánh:
“Long Hoa Hội là một ngày, một buổi
khảo lựa của toàn thể các chơn hồn, dầu quỉ vị hay Thần vị cũng vậy, định khoa
mục của mình đặng lập vị thiêng liêng.
Chúng ta hiểu rằng, mỗi Chuyển tức nhiên là mỗi khoa mục. Hễ cuối một Chuyển,
tức nhiên Hạ Nguơn, là ngày định vị của các đẳng linh hồn. Thánh giáo Gia Tô đã
nói rằng: Ngày Xét Đoán cuối cùng (Jugement Général) mà kỳ thật là ngày định vị
cho các chư Phật đó vậy.”
Chúng ta hiểu rằng: mỗi chuyển tức nhiên là mỗi khoa mục, hễ cuối một
chuyển tức nhiên Hạ Nguơn là ngày định vị của các đẳng linh hồn. Thánh Giáo Gia
Tô đã nói rằng : Ngày xét đoán cuối cùng (jugement General ) mà kỳ thật là ngày
định vị cho các chư Phật đó vậy. Khoa mục của Thiên vị lập vị của mình là kỳ
Long Hoa Hội nầy.
Chúng ta đã chán biết thế thường hễ mình học dầu giỏi hay dở mà tới ngày
thi tức nhiên là ngày điểm bài vở của chúng ta; dầu cho biết chắc mình có đủ tài
khoa mục, có đủ phần phước đậu đặng nhưng bây giờ cũng lo ngại hồi hộp mà thôi.
Toàn thể chúng sanh tức nhiên nhơn loại trên mặt địa cầu nầy, giờ phút nầy tinh
thần họ chẳng khác gì một cá nhân kia vậy. Họ phải lo sợ hồi hộp, không biết
định phận đậu rớt thế nào và trong khoa mục ấy chúng ta có đậu hay chăng? Ôi!
Còn một trường náo nhiệt chúng ta đã ngó thấy cảnh tương tàn tương sát, giặc giã,
chiến tranh, thiên tai nghiệp chướng, nhưng có cuộc ấy chăng? Có chi lạ hơn là
trác đòi hầu của Tòa Thiêng Liêng kia vậy. Một cái quả kiếp của nhơn loại dầu ở
Á Ðông hay Âu Châu, nếu chúng ta để tâm nghiên cứu, quan sát tận tường chúng ta
ngó thấy cả hình luật quả kiếp luân hồi quyền năng vô đối của cảnh Thiêng Liêng
Hằng Sống.
Đến
15 tháng 6 Mậu Tý (1948), Đức Phạm Hộ Pháp giảng về luật nhơn quả vay trả của
nhơn loại trong thời kỳ Hạ Ngươn hầu mãn hầu bước sang Thượng Ngươn Thánh Đức:
“Cái quyền năng vô đối của Đức
Chí Tôn một nháy mắt không còn một sinh mạng ở quả địa cầu này, chỉ một tích tắc
đồng hồ nhơn nào quả nấy trả cho rồi đặng lập đời Thánh Đức mà thôi….các con nhớ
rằng; dữ tận, hiền thăng, mạnh tàn yếu được, nhơn loại trả quả vớ nhau. Các con
chịu cái nạn chung trả từ đời Hồng Bàng đến bây giờ…mừng cho nước Việt Nam trả
hết mối nợ tiền khiên mà Tổ Tiên ta đã vay; từ thử bị nô lệ nay không còn nô lệ
nữa. Vậy thì oan trái đã trả xong.
Sau
này, nước Việt Nam còn sống nhiều nhứt nhờ biết chay lạt tu hành…Đức Chí Tôn mở
Đạo Cao Đài lấy hai chữ thương yêu làm gốc, công bình, bác ái. Ngày nào toàn thể
nhơn loại biết nhìn nhận Đức Chí Tôn là Đấng Cha chung thì ngày đó mới đặng hòa
bình vĩnh cửu đó vậy. ”
“Trái đất nầy, Bần Ðạo đã có thuyết minh ; nếu
tính theo toán số thì mỗi Đại chuyển là 61.000.000 ( sáu mươi một triệu ) năm
gọi là một kỷ thế. Trong một chuyển phân ra ba Nguơn.
Mỗi
Nguơn chuyển của một đại chuyển có hai chục triệu, ba trăm ba mươi ba ngàn, ba
trăm ba mươi ba năm, ba mươi ba ngày, ba mươi ba giờ, ba mươi ba phút (20 triệu
333 ngàn 333 năm 33 ngày 33 giờ 33 phút) thì có Long Hoa Hội, nghĩa là qua một
chuyển.
Các Chơn Linh
trong Càn Khôn Vũ Trụ, giờ phút nơi mặt địa cầu 68 nầy đều có các Chơn Linh ở
nơi đây dự vào khoa mục. Khoa mục của chúng ta thi xong rồi trong hoàn vũ nầy
chúng ta tấn triển tới cho được. Giờ phút nầy là giờ phút của quyền Thiêng Liêng
vô tận của Ðức Chí Tôn ghi công và định vị.
Thánh giáo
Đức Chí Tôn nói:“ Các con phải chung
cùng nhau, tức nhiên lập Long Hoa Hội, định vị cho các chơn linh trong kỳ Hạ
Nguơn Tam Chuyển nầy, định vị cho họ đặng mở Thượng Nguơn Tứ Chuyển cho các
chơn linh.”
Ngài mở Hội
Long Hoa ấy, tức nhiên là Ngài định chấm đậu rớt cho các chơn linh vậy.
Vì cớ cho nên chúng ta ngó thấy
có huyền vi bí mật nơi mặt thế nầy: Đức Chí Tôn đến
mở Đạo, ngày nay chúng ta thấy oan gia nghiệt chướng phải trả liền buổi nầy,
không cho thiếu, trả mãn mới thôi.”
2. BA SẮC DÂN ĐƯỢC HỒNG ÂN ĐẶC BIỆT
Đức Hộ Pháp giảng: có ba sắc dân được hưởng hồng ân đặc biệt của Ðức
Chí Tôn đến tạo nghiệp cho họ.
* Sắc dân thứ nhứt : Là sắc dân Ấn Ðộ Brahmane ( Bà La Môn) Ðức Chí
Tôn đến tạo Ðạo cho họ và tạo Ðại Nghiệp Thiêng Liêng cho sắc dân ấy trước nhứt
* Sắc dân thứ nhì
: Chính Ngài đến là Chúa Jésus Christ đặng tạo nghiệp cho sắc dân Do Thái mà
ngày nay vẫn còn tồn tại.
* Sắc dân thứ ba
: Thời kỳ nầy sắc dân Việt Nam hưởng được đặc ân ấy.
4
Cái lý do Ðức Chí Tôn đến cùng con cái của Ngài là vì trong thời kỳ Hạ
Nguơn Tam Chuyển, đang bắt đầu Thượng Nguơn Tứ Chuyển, Ngài đến đặng Ngài thống
hợp toàn thể con cái của Ngài lại làm một. Ngài đến đặng lập một nền chơn giáo,
lựa chọn con cái của Ngài, tạo Thánh Thể của Ngài làm một cơ quan cứu khổ.
Đến
15 tháng 6 Mậu Tý (1948), Đức Phạm Hộ Pháp giảng về luật nhơn quả vay trả của
nhơn loại trong thời kỳ Hạ Ngươn hầu mãn hầu bước sang Thượng Ngươn Thánh Đức:
Cái
quyền năng vô đối của Đức Chí Tôn một nháy mắt không còn một sinh mạng ở quả địa
cầu này, chỉ một tích tắc đồng hồ nhơn nào quả nấy trả cho rồi đặng lập đời
Thánh Đức mà thôi…Các con nhớ rằng; dữ tận, hiền thăng, mạnh tàn yếu được, nhơn
loại trả quả vớ nhau. Các con chịu cái nạn chung trả từ đời Hồng Bàng đến bây
giờ…mừng cho nước Việt Nam trả hết mối nợ tiền khiên mà Tổ Tiên ta đã vay; từ
thử bị nô lệ nay không còn nô lệ nữa. Vậy thì oan trái đã trả xong.
…Nếu không trả vốn lời, nhơn loại không định phận được thì tấn tuồng quỉ
vị, Phật vị bất công kia không phương gì định vị cho các đẳng chơn hồn; mà
chính cửa Thiêng Liêng Hằng Sống muốn
cho có mực thước chánh đáng tức nhiên phải xử, phải xử án cuối cùng mới được...
Nay qua Thượng Nguơn đây có lẽ lập vị cho một sắc dân mà Ðức Chí Tôn đã
dành để làm con tin của Ngài, mà là kẻ đồng bước của Ngài đặng dìu dắt cả toàn
nhơn loại đi đến con đường hạnh phúc vô đối đó vậy. Cũng như Ðức Chí Tôn dành để
ngôi vị cho nước Việt Nam ngày nay vậy.
( Thuyết Ðạo QIII / tr19 )
Sau này, nước
Việt Nam còn sống nhiều nhứt nhờ biết chay lạt tu hành…Đức Chí Tôn mở Đạo Cao
Đài lấy hai chữ thương yêu làm gốc, công bình, bác ái. Ngày nào toàn thể nhơn
loại biết nhìn nhận Đức Chí Tôn là Đấng Cha chung thì ngày đó mới đặng hòa bình
vĩnh cửu đó vậy.
3. SAO GỌI LÀ ĐẠI ÂN XÁ KỲ BA?
HỘI LONG HOA KỲ BA?
■ Nhứt Kỳ Phổ Độ có:
·
Giáo
chủ Đạo Phật: Nhiên Đăng Cổ Phật.
·
Giáo
chủ Đạo Tiên: Thái Thượng Lão Quân.
·
Giáo
chủ Đạo Thánh: Văn Tuyên Đế Quân.
Các
vị Giáo chủ đã sáng khai nền Đạo, lập thành qui điều luật pháp, an ninh trật tự
cho nhơn loại tiến bước trên đường tu tỉnh. Đức Chí Tôn dạy khai Long Hoa Đại
Hội Nhứt Kỳ, nên có câu: "Sơ Hội Long Hoa Thanh Vương Đại Hội, Nhiên Đăng Cổ
Phật Chưởng giáo Thiên Tôn.” Đức Nhiên Đăng làm chủ Hội, điểm đạo chỉ có 6
ức Nguyên nhơn đắc đạo.
■ Nhị Kỳ Phổ Độ:
·
Phật
giáo thì có Đức Thích Ca làm Giáo chủ.
·
Tiên
giáo thì có Đức Lão Tử làm Giáo chủ.
·
Thánh
giáo thì có Đức Khổng Tử làm Giáo chủ.
Sau
551 năm, Đức Chí Tôn cho Đức Chúa Jésus giáng sanh. Sau khi thành lập luật pháp
qui điều, Đức Chí Tôn khai Long Hoa Nhị Kỳ Phổ Độ, nên có câu: "Nhị Hội Long
Hoa Hồng Vương Đại Hội Di-Đà Cổ Phật Chưởng giáo Thiên Tôn”.Đức Di-Đà làm
chủ Hội, điểm Đạo được 2 ức Nguyên nhơn.
■ Đến thời kỳ Hạ nguơn mạt kiếp, tức là thời kỳ
qui cổ, chính mình Đức Chí Tôn giáng trần dùng huyền diệu cơ bút, để Tam Trấn
Oai Nghiêm thay Tam Giáo Đạo chủ, lập Đạo Vô Vi gọi là
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
·
Đức
Phật Quan Âm chưởng quản Phật giáo.
·
Đức
Lý Thái Bạch, Đại Tiên Trưởng chưởng quản Tiên giáo.
·
Đức
Quan Thánh Đế Quân chưởng quản Thánh giáo, gọi là Nho Tông chuyển Thế.
Đây
là thời kỳ phổ độ chót, trước khi chấm dứt một chu kỳ tiến hoá của nhơn loại,
nên Đức Chí Tôn đại khai Ân Xá cho toàn cả nhơn sanh, nếu ai biết ngộ kiếp một
đời tu thì đủ trở về cùng Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.
Tam Hội
Long Hoa Bạch Vương Đại Hội, Đức Di-Lặc Vương Phật sẽ làm Chánh Chủ khảo.
Quan sát Tòa Thánh
Tây Ninh, ta thấy bao lơn nơi mặt tiền Tòa Thánh có bốn cây cột chống đỡ, phân
làm hai cặp. Mỗi cặp có một cây đắp hình rồng (Long) quấn cột, một cây đắp hình
bông sen (Hoa) quấn cột, nên mỗi cặp cột tượng trưng hai chữ LONG HOA. Còn trên
nóc Hiệp Thiên Đài, giữa hai lầu chuông trống là tượng Đức Phật Di-Lặc ngự tòa
sen đặt trên mình cọp ( Tượng trưng năm Bính Dần là năm Khai Đạo ).
Tại
Tịnh Tâm Điện, và nơi cổng của Văn phòng Hiệp Thiên Đài, Tòa Thánh Tây Ninh có
đôi câu liễn:.
C.1:
|
Hiệp
nhập Cao Ðài bá tánh thập phương qui chánh quả.
|
|
C.2:
|
Thiên khai Huỳnh Ðạo Ngũ chi Tam giáo
hội Long hoa.
|
GIẢI
THÍCH:
C.1:
Hiệp nhau nhập vào Đạo Cao Đài thì nhơn loại sẽ được trở về ngôi vị Tiên Phật.
C.2:
Thiên khai Huỳnh Đạo, Ngũ Chi Tam giáo hội Long Hoa, nghĩa là: Trời mở Đạo Cao
Đài, các Đấng trong Tam giáo và Ngũ Chi Đại Đạo tham dự Đại Hội Long Hoa.
*
Thiên: Trời. Khai: mở ra. Huỳnh Đạo: Đạo
Vàng. Trong bài kinh Tán Tụng Công Đức Diêu Trì Kim Mẫu, chữ Phái Vàng là chỉ
Huỳnh Đạo. Theo Ngũ Hành, màu vàng thuộc Thổ ở tại Trung ương. Huỳnh Đạo là Vô
Vi Đại Đạo, lấy Âm Dương làm gốc, lấy Ngũ Hành làm thể, hòa hợp ở Mồ Thổ Trung
ương, sắc huỳnh để luyện kim dơn, xuất khiếu hiển thần, đắc đạo tại thế. Huỳnh
Đạo là diệu lý của Tam giáo Ngũ chi, lấy nhân nghĩa thành tín làm căn bản, lấy
từ bi bác ái làm chuẩn thằng, cứu thế lập đời làm mục đích.
Đặc
biệt Huỳnh Đạo là một cơ duyên đại kiếp, kết tụ những nguyên nhơn, những kẻ
phước đức ngàn đời để dự Hội Long Hoa, nghinh tiếp Đức Di-Lạc Vương Phật lâm
phàm, qui nguyên Tam giáo, hiệp nhứt Ngũ chi, lập tại trần gian đời Tân Dân Minh
Đức. Như vậy, Huỳnh Đạo tức là Đạo Vàng, chính là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, do Đức
Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế lập nên, gọi tắt là Đạo Cao Đài.
Ngũ
chi:
năm nhánh, thường nói là Ngũ Chi Đại Đạo, gồm: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh Đạo,
Tiên đạo, Phật đạo. Tam giáo: ba nền tôn giáo lớn ở Á Đông, gồm:
Phật giáo, Lão giáo (Tiên giáo hay Đạo giáo) và Nho giáo.
Long Hoa:
Đại Hội Long Hoa là một hội thi chung kết sau một giai đoạn tiến hóa dài của
nhơn loại, để tuyển chọn những bực hiền lương đạo đức, loại ra những phần tử
hung bạo gian tà, thực hiện luật công bình thiêng liêng trong một giai đoạn tiến
hóa của Vạn linh trong Càn khôn Vũ trụ. Những người hiền lương đạo đức sẽ được
phong thưởng vào những phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, tùy theo công quả lập
được nhiều hay ít; những người hung bạo gian tà sẽ bị chết thảm, linh hồn họ
phải chờ đợi, có khi hàng triệu năm để nhập vào một vận hội tiến hóa mới sau nầy.
Đức
Phật Di-Lạc sẽ làm Giáo chủ Đại Hội Long Hoa và làm Chánh chủ khảo tuyển phong
Phật vị.
Hội
Long Hoa kỳ ba nầy cũng là Hội Điểm Đạo lần ba của Địa cầu 68, là cuộc Điểm Đạo
vĩ đại và quan trọng cho tất cả chư Phật, Tiên, Thánh, Thần và những người tiến
hóa đủ tiêu chuẩn đạo đức.
4. ÐÓNG
CỬA ĐỊA NGỤC & MỞ HỘI LONG HOA VÀO NĂM TÝ
Đức Hộ Pháp
Phạm Công Tắc giảng: Ðức Chí Tôn đã đến 30 năm nay, Ngài đến Ngài nói thật thà
chơn chất rằng: Ðại Từ Phụ là ông già nghèo, ông nói trong hai câu thi :
Tròi trọi mình không mới thiệt bần,
Một nhành sen trắng náo nương chân.
Ngài đã nói
Ngài là ông già nghèo, Ngài đến Ngài dùng một cái Cơ để lập Thánh Thể của
Ngài mà Ngài giao phó cho một trách nhiệm tối ư quan trọng là phải lập nghiệp
cho cả toàn con cái đau khổ của Ngài. Mấy em mới nghĩ lại đó coi, chúng Qua
không phải là làm chúa ở toàn cầu nầy hay làm chúa một nước, cũng hai tay trắng
mà thôi, hiển nhiên hôm nay chúng Qua đi được một đổi đường nhờ Ðại Từ Phụ dìu
dắt và nhờ tay của mấy em đã hy sinh từ giọt mồ hôi, giọt nước mắt mới tạo dựng
nên nghiệp Ðạo như thế nầy. Nếu chúng Qua nhìn rằng sự thật thì ta nói nó không
phải đủ sang giàu mà ngày hôm nay có thể làm một bóng mát, một cái Nhà Thờ chung
cho con cái khổ não của Ngài, để nương bóng Từ Bi của Ngài đặng.
…Trót 30 năm Qua sống chung với mấy em cũng như
Thánh Thể của Ngài, mấy em dòm lại coi, đàn anh của mấy em đã già nua, chính
mình Qua đây đã 66 tuổi rồi, chẳng lẽ tuổi Qua lột da sống đời đặng vùa giúp tay
chơn đầu óc với mấy em mãi mãi. Cái đại nghiệp nầy lưu lại cho mấy em hay chăng
là do nơi kế chí của mấy em, mấy em cố gắng đặng lưu lại cho máu mủ, không biết
chừng nào đương lối tổ tiên mấy em đã trở bước lại đây họ được hưởng một cái
hạnh phúc, công nghiệp của mấy em chút nào hay chút nấy. Ngặt một nổi là cả
cái phận sự Thiêng Liêng của Ðức Chí Tôn giao phó trong đấy có nhiều điều buộc
ta phải cố gắng làm gấp gấp ngày giờ Ðức Chí Tôn đã định mới đặng. Mấy em
cũng đã biết trong Kinh Ðại Tường, Ðức Chí Tôn đã nói rõ
Hổn Nguơn Thiên dưới quyền Giáo Chủ,
Di Lạc Vương thâu thủ phổ duyên.
Tái sanh sửa đổi Chơn truyền,
Khai cơ tận độ cửu tuyền diệt vong.
Mấy câu trên
Qua không cần giải nghĩa, duy có câu ' Khai cơ tận độ cửu tuyền diệt vong' mấy
em biết là thế nào? Ðối với nhơn lọai kể từ ngày
hôm nay tức nhiên từ ngày mở Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ cho mãi mãi tới tận thế cái
Ðịa Ngục dưới kia đã bị tiêu diệt rồi, Thập Ðiện Diêm Cung đến
rước mấy em nó đã vong phế rồi. Mấy em không còn sa xuống cửa Ðịa Ngục, mấy em
không còn chịu dưới quyền của Thập Ðiện Diêm Cung, cái đó là trọng hệ hơn hết.
( Thuyết Ðạo QVI
/ tr 266 )
D.
KHI NÀO MỞ & KHI NÀO BẾ HỘI LONG HOA?
Bà Bát Nương Diêu Trì Cung làm thơ hỏi
Đức Hộ Pháp:
Dám hỏi Đại huynh rõ máy
Trời,
Chừng nào ba lửa cháy ba
nơi.
Năm sông đua chảy, năm
sông cạn,
Bảy núi nổ tan, bảy núi
dời.
Tận thế Long Hoa sao chẳng
thấy,
Tai Trời ngạt khí có hay
thôi.
Rồng bay ngựa chạy cho ai
cỡi,
Đất dậy dường bao đổi xác
Trời.
HỌA
Hành tàng hư thiệt tại Cha Trời,
Đông Mậu năm hồ hỏa khắp
nơi.
Châu ngũ khí hòa tan ác
nghiệt,
Thất sơn dấy động, thất
sơn dời.
Thế tiêu xuân kỷ Long Hoa
trổ,
Thưởng phạt đến cùng Thánh
đức thôi.
Long Mã ban vương tiêu
trận kỵ,
Cù phi hải sụp Lý thay
Trời.
PHẠM HỘ PHÁP
Năm
1947, Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật giáo Hòa Hảo đã gửi Đức Hộ Pháp, Tòa Thánh Tây
Ninh một bài thơ như sau:
Kính
gửi Hiền Huynh ở Bửu Tòa
Chừng
nào khai mở Hội Long Hoa?
Đạo
còn bao kỷ năm châu hội,
Đời
đến bao lâu thế giới hòa?
Tam giáo
qui nguyên ngày nào khởi,
Việt
Nam thống nhất buổi nào ha?
Muôn
loài đau khổ ai ra cứu,
Mong
ước Hiền huynh giải đáp qua.
HỌA
Di
Lạc Minh Vương ngự Thánh Tòa.
Sấm
truyền Xuân kỷ Hội Long Hoa.
Mậu
Dần “ ba chín” Long Hoa hội.
Bính
Tý hai mươi thế giới hòa.
Tam giáo
qui nguyên ngày Đạo khởi.
Việt
Nam thống nhứt buổi Ma Ha.
Cao
Đài tận độ nhơn gian khổ.
Sưu
khảo sấm truyền để giải hòa
PHẠM HỘ PHÁP
Thật
là khó đoán vì theo lịch, ta có Mậu Dần 1938 & 1939 ( tháng Chạp), và Bính Tý
1936, 1996, 2056…, còn Mậu Tý theo bài thơ trả lời cho Bà Bát Nương sẽ là 1948,
2008, hay 2068…? Thất Sơn là bảy núi nào? Thất Sơn của Châu Đốc hay 7 ngọn đối
mà Vatican được xây cất trên đó, hay 7 ngọn núi riêng rẻ nào khác? Thiên cơ bất
khả lậu, nhưng
Đức
Hộ Pháp thuyết đạo về Hội Long Hoa ngày 16-9-Ất Mùi (dl 31-10-1955), giảng giải
bài Kinh Đại Tường có đoạn kết như sau:
“
Tới năm Tý
sẽ mở Hội Long Hoa tuyển phong Phật vị tại
Tòa Thánh Tây
Ninh
nầy
Mấy em phải cố gắng làm
cho kịp. Qua nói quả quyết nếu mấy em làm không kịp, qua có qui liễu trước đi
nữa thì cái tội ấy về mấy em chớ không phải về Qua, nhớ điều đó. Qua cố gắng tận
trung cùng Đạo, tận hiếu cùng Chí Tôn và Phật Mẫu, Qua chỉ ước cho thiêng liêng
của mấy em đây nè, nó sẽ hưởng được một điều trọng yếu không biết ngày nào giờ
nào, Qua không có thế vì quyền vi định trước được.
Qua mơ ước làm thế nào cho
dòng máu thiêng liêng của mấy em đây nó gặp mặt Đức Chí Tôn đến tại thế nầy, lấy
một quyền năng thiêng liêng của Ổng, như Ổng đã đến Đền Thờ Tây Tạng kia vậy. Hễ
nói đến Đền Thờ Tây Tạng thờ Đức Chí Tôn, thì đều nghe hiểu. Có lẽ Đền Thánh nầy
Đức Chí Tôn thế nào cũng đến, lại chưa đến là vì lẽ gì?
KẾT LUẬN
Các Đấng
Thiêng liêng đã tiên tri kỳ Chuyển Thế nầy rất dữ dội, nhơn loại sẽ bị tiêu diệt
90% bởi nhiều cách :
- Chiến
tranh tương tàn tương sát với vũ khí nguyên tử và hóa học tối tân, giết người
hằng loạt, cùng đánh nhau rồi cùng chết hết, không có kẻ thắng người bại.
- Cuộc
đại
động đất dữ dội làm thay đổi hình thể mặt địa cầu, có nơi thành biển, có chỗ
thành non.
-
Hậu quả của tình trạng thay đổi khí hậu sẽ rất thảm khốc. Nhiệt độ
tăng trông thấy trong mấy thập niên qua làm cho các phiến băng tan và khiến mực
nước biển dâng lên. Các vùng đồng bằng khổng lồ nơi hàng tỉ người đang
sinh sống sẽ chịu nhiều nguy cơ lụt lội. Thay đổi khí hậu có ảnh
hưởng trực tiếp tới động vật, cây cối và nguồn nước.
- Bịnh
chướng sát hại lan tràn khắp nơi.
- Cuối cùng,
Ngũ hành thay đổi để loại bỏ số nhơn loại có tâm tánh ô trược.
Muốn
được sống sót trong Kỳ ba Tận Thế nầy, chúng ta phải lo lập công bồi đức cho
nhiều, tu hành chơn chánh, không chút bợn nhơ, từ bỏ ác hành, dù một chút nhỏ,
đồng thời mở lòng từ bi, bác ái. Chúng ta còn phải ăn chay trường để thể xác và
chơn thần trong sạch nhẹ nhàng.
Chỉ có 10 % nhơn loại là còn sống
sót sau khi Tận Thế, sẽ được tham dự Hội Long Hoa. Trong số nầy, những người có
nhiều công đức sẽ đắc phong ngôi vị Thần, Thánh, Tiên, Phật; những người hiền
lương nhưng ít công đức sẽ làm giống dân trong một thế giới mới gọi là thế giới
đại đồng.
Địa cầu của chúng ta sẽ bước qua thời kỳ Thượng nguơn của Chuyển thứ tư, gọi là
đời Thánh đức theo lời các Đấng dạy.
“...Đức
Di Lạc cầm cân cứu thế
Hội Long Hoa tên để phong thần
Thượng ngươn đời lập Tân Dân
Dựng nền dân quốc, xa lần chủ
quân
Quê hương hiện cảnh xuân thơ
mới
Đạo Nhà Nam vạn đại lưu truyền
Gia vô bế hộ êm đềm
Phật,Tiên,Thần,Thánh giáng miền
trần gian
Đạo gom trọn nhơn gian vũ trụ
Gieo giống lành làm chủ năm
châu
Từ đây khắp cả hoàn cầu
Âu
ca lạc nghiệp dưới bầu trời chung ”
THƠ TIÊN TRI CỦA ĐỨC
PHẠM
HỘ PHÁP
Hội
nghị Âu Châu sắp dọn đường,
Chờ
coi gánh hát Thái Bình Dương.
Cả
mười sáu nước chung bầu gánh,
Ai lãnh mỗi vai sắp sẵn
sàng.
Cờ
phất quân hô trống giống ba,
Kép
Mỹ, kép Nga chung kép Pháp.
Tướng
Tàu, tướng Ấn tướng phiên Nga,
Lão
phiên Nga trợ mắt lên.
Cao
Ly, Mông Cổ đứng hai bên,
Biển
Đông sấm sét ra oai thử.
Hò
hét vang lên trổi tiếng rền.
Việt
Nam khán giả đứng xem coi.
Lớp
nọ tướng kia rất mặn mòi,
Diễn
xuất lần nầy là lần chót,
Vui
cười không mãn một tiếng thôi.
***
Ráng
tu cho kịp Hội Long Hoa,
Đạo
đức không chuyên khổ lắm mà.
Chay
lạc đặng ngừa hơi khí độc,
Mê
man bất tỉnh trận kỳ ba.
Người
hiền cứu sống theo phò chúa,
Kẻ
dữ bạo tàn xác quạ tha.
Thân
Dậu đến đây rồi sẽ biết,
Đinh
ninh vẹn giữ mấy lời ta.
***
Vàng
thiết lộn vào tự tiên tri,
Tây
Ninh chợ ấy hết đường đi.
Tre
dài trải nhánh xài thất ức,
Cất
xưởng đợi chờ bấy lâu nay.
Tòng
bá ngô đồng đâu có lỏi,
Cao
già ruột cứng thật quá tay.
Xây
hồ đựng nước hồ cũng bể,
Đóng
chuồng nuôi vịt, vịt cũng bay.
Giông
tố tới đây cây đâu dựa,
Bay nhào vô đậu chật
tàu Cao.
***
MƯỜI MÓN BỬU PHÁP BAN CHO NHƠN
SANH
Mười món Bửu Pháp linh thiêngEm nào làm được Thánh, Hiền chẳng sai
***
1. Điều
thứ nhứt tuân y luật pháp,
Đúng
chơn truyền của Đức Chí Tôn
Mặc
ai bày vẽ thiệt hơn
Đạo
tâm nhất dạ chẳng sờn lòng son.
2. Điều
thứ hai Tông đường trọn hiếu
Phụ
Mẫu ân trọn đạo làm con.
Vợ
chồng trọn nghĩa keo son
Phận làm cha mẹ trọn tình cùng con.
3. Điều
thứ ba giữ tròn trai giới
Dùng tương rau dưa muối hằng ngày
Sớm
chiều thanh đạm trường trai
Nhẹ
nhàng thân xác chẳng hoài công ta
4. Điều
thứ tư lánh xa đảng phái
Không nao lòng đường phải cứ đi
Không nghe xúi dục lôi trì
Đức
tin mạnh mẻ Tam Kỳ độ sanh.
5. Điều
thứ năm thực hành Phước Thiện
Giúp đỡ người đau yếu thế cô
Giúp người tàn tật già nua
Dưỡng nuôi trẻ nhỏ cút côi não nùng
6. Điều
thứ sáu: dặn lòng hằng bữa
Chẳng đặng thâu tiền của chúng sanh
Thanh liêm, trong sạch, chân thành
Ngôn, Công, Đức, Hạnh tập tành cho siêu.
7. Điều
thứ bảy: thương yêu đồng loại
Như
anh em thân ái ruột rà
Như
cùng một mẹ, một cha.
Đỡ
nâng dìu dắt thuận hòa dưới trên.
8. Điều
thứ tám: chẳng nên phản bạn.
Lòng trung kiên chẳng đặng bội sư
Công bình bác ái nhơn từ
Trung Thầy, nghĩa bạn tâm tư sáng lòa.
9. Điều
thứ chín: hiền hòa chơn thật.
Đừng vong công bội đức lộng quyền
Ở
như các Đấng Thánh Hiền
Thực hành chữ Nhẫn lưu truyền noi gương.
10.
Điều thứ mười:
yêu thương mạng sống.
Trọng mạng người, trọng mạng thú cầm.
Kính trọng sinh mạng nguyên căn
Vừa
theo Thánh chất Đạo hằng Chí Tôn.
Nữ Đầu Sư Đường tạm ( 1946 )
PHẠM HỘ PHÁP
VII. HỘI THÔNG
THIÊN HỌC
Theo triết lý Thông Thiên Học thì Vũ
Trụ có 7 loài :
1. Loài Tinh Hoa Thứ Nhất ( 1er Règne
élément)
2. Loài Tinh Hoa Thứ Nhì ( 2è Regne
élément)
3. Loài Tinh Hoa Thứ Ba ( 3è Règne
élément)
4. Loài Kim Thạch ( Règne minéral)
5. Loài Thảo Mộc ( Règne végétal)
6. Loài Cầm Thú ( Règne animal)
7. Loài người ( Règne humain)
Trên con đường tiến hóa, Tinh Hoa thứ
Nhất sẽ thành Tinh Hoa Thứ Nhì, Tinh Hoa Thứ Nhì sẽ thành Tinh Hoa Thứ ba, Tinh
hoa Thứ Ba sẽ thành Kim Thạch, Kim Thạch sẽ thành Thảo Mộc. Thảo mộc sẽ thành
Thú Cầm, Thú Cầm sẽ thành loài người. Loài người sẽ thành Thần, Thánh, Tiên,
Phật.
Vũ Trụ có nhiều Thái Dương Hệ. Thái
Dương Hệ của chúng ta có 7 hệ thống tiến hóa từng bầu nầy sang bầu kia, đến cuối
cuộc tiến hóa của một bầu là hết một Nguơn. Một đời của một dãy hành tinh trải
qua 7 Nguơn. Sau 7 Nguơn, không phải tất cả loài nào cũng tiến hóa một lượt hết
đâu! Vì có một số chậm tiến hóa, không theo kịp đồng loại, đành phải ở lại chịu
ở trong cảnh như ngây ngủ trong mấy muôn triệu ngàn năm để cuộc tuần hoàn trở
lại thì mới hoạt động để tiến hoá được. Triết lý Thông Thiên học nói đến sự chậm
trễ của các loài ở cuối mỗi Nguơn, và khi sự tiến hóa của các loài chuyển qua
một bầu hành tinh mới thì bầu hành tinh cũ sẽ mất hết sinh lực, không còn không
khí, cây cối và sự sống của các loài nữa, (giống như mặt trăng hiện giờ, là một
bầu đã chết.
Theo các vị sáng lập Hội Thông Thiên
Học đã có Huệ Nhãn, nhìn thấy cuốn phim của
cuộc Tiến Hoá trong Vũ Trụ qua chất Akasha, gọi là Tiên Thiên Di Ảnh (plan
akashique) in tất cả những gi xảy ra trong Vũ Trụ (do hai vị là Nam Tào và Bắc
Đẩu nắm luật Nhân quả), thì hiện nay trái đất đã sống được nửa đời. Xét theo
lịch trình tiến hóa thì trái đất đã sống được khoảng 2.156 triệu năm và sẽ sống
thêm 2.156 triệu năm nữa mới chết. Trái đất sẽ qua 7 cuộc tuần huờn (đời của một
dãy), mỗi cuộc tuần huờn kéo dài lối 616 triệu năm.
Mỗi
Nguơn của một bầu sẽ kéo dài 88 triệu năm. Như vậy, tuổi của trái đất từ khi bắt
đầu có sự sống đến khi chết sẽ là 616 x 7 =4.312 triệu năm.
Hội Thông Thiên Học không nói đến Hội
Long Hoa nhưng giáo lý có đề cập đến việc các Đấng Giáo Chủ lâm phàm để giáo dục
nhân loại ở mỗi chu kỳ nhỏ. Theo truyền ký, Đức Phật Thích Ca đã giao nhiệm vụ
này cho Đức DI LẶC BỒ TÁT ( Seigneur Maitreya Boddhisattva), phương Tây gọi Ngài
là Đấng CHRIST.
Tiền kiếp của Đức Di Lặc Bố Tát là
Đức KRISHNA lâm phàm dạy Đạo ở Ấn Độ. Sau đó, Ngài còn lâm phàm trong ba năm,
mượn xác đệ tử Ngài là Đức Jesus để giảng Đạo trong ba năm chót tại Palestine
(C.W.Leadbeater, L´Occultisme dans la
mature, Paris, Adyar: 1926, trg. 11, 12 : "Dans ces temps lointaiines,
c´était le Seigneur Gautama qui dirigeait ici-bas le domaine de la religion et
de l´éducation, depuis, il transmis cette fonction au Seigneur Maitreya, que les
occidentaux appellent le Christ, celui-là même qui prit le corps de Jésus
pendant les trois dernières années de sa vie sur le plan physique).
Trong Hồi giáo, Ngài có tên Iman
Madhi. Ngài giáng trần ở Anh Quốc có tên St. PATRICK.
Đấng Cai Quản Thái Dương Hệ gọi là
Thái Dương Thượng Đế. Còn Đấng Cai Quản Địa Cầu gọi là Đức Ngọc Đế. và các vị
phụ tá thành lập một Chánh Phủ Thiêng Liêng Cai Trị Thế Gian gọi là Quần Tiên
Hội, đặt Tổng Hành Dinh ở sa mạc Gobi, Mông Cổ. Nơi đây còn gọi là Bạch Ngọc
Kinh tại quả cầu 68, quang cảnh rất đẹp và vĩ đại, nhưng bằng chất thanh khí của
cõi vô hình, mắt thường không thể trông thấy. Còn Bạch Ngọc Kinh của Đức Chí Tôn
Cai Quản Vũ Trụ theo Giáo Lý Đạo Cao Đài thì ở tại vị trí Sao Bắc Đẩu, kéo dài
hai cạnh của Đại Hùng Tinh và Tiểu Hùng Tinh gặp nhau ở điểm của sao Polstar.
C.W. Leadbeater, loc. Cit. tr. 21,
22, 23 :
"Vous demanderz de vous parler du Grand Être que nous désignons sous le nom de Christ, le Seigneur Maitreya, et de son oeuvre dans le passé et dans l´avenir. C´est à un sujet bien vaste et quelque peu difficille à traiter librement à cause de ces districtions qui s´y rattachent. Il peut être utile de vous dire que, dans le gouvernement intérieur du monde. Il y a ce qu´on peut appeler un département spécialement consacré à l´instruction religieuse: fondation et inspiration des religions, etc. .. C´est le Christ qui est chargé de ce département; parfois il apparait lui-même sur la terre pour fonder une grande religion; parfois encore, il confie cette mission à l´un de ses disciples les plus avancés...Quand à l´avenement procain du Christ et à son oeuvre je ne sius mieux faire que de vous conseiller de vous en rapporter au livre de Mme Besant: Le Monde de demain. L´avènement du Christ n´est pas éloigné et le corps qu´il doit prendre est déjà né. Tout cela fut décidé il y a des milliers d´années et arrêté, semble-t-il dans les minutieux détails, bien qu´une grande élasticité paraisse avoir été laissé sur d´autr points... Il y a dix neuf cents ans. Apollonius de Tyane fut en mission par la Grand Fraternité mission dont l´un des principaux buts était de créer, dans divers pays certain centres magnétiques... Quelques-uns de cet endroits ont été utilisées, il en reste d´autres qui serviront sous peu dans l´oeuvre du Christ de demain.Une Grand Partie des détails de cette oeuvre a donc été préparé il y après de mieux mille ans et dans dispositions furent prises dans ce but même, sur le plan physique."
Trong tương lai, Đấng Christ sẽ lâm
phàm lập một Tôn giáo lớn để dạy chân lý của khoa Pháp Môn Huyền Bí cho giống
dân chính thứ sáu và thứ bảy. Giống dân nầy sẽ hoàn mỹ về vật chất cũng như
tinh thần. Trong vòng 700 năm nữa giống dân nầy sẽ sanh sản tràn lan tại vùng
California, chiếm môt châu riêng biệt, sẽ nổi lên từ Thái Bình Dương ở phía Tây
nước Hoa Kỳ. Giống dân nầy được mô tả theo thần nhãn của Đức Giám Mục C.W.
Leadbeater là một giống dân tiến hóa rất nhiều, họ có nhãn quan để thấy tương
lai một cách rõ rệt, đạo đức rất cao, có thể đối chiếu với giống dân của Thời
Thượng Nguơn mà các Tôn giáo có nói đến
Tóm lại, qua các tôn giáo
cũng như Hội Thông Thiên học, đều có nói đến những chu kỳ và những biến đổi của
Vũ Trụ mà người ta gọi là
Long Hoa Đại Hội, Long Vân, Chuyển Thế, Đổi Đời, Tận
Thế, Ngày Phán Xét, Ngày Cuối Cùng.... nhưng
không có nghĩa là kết thúc hoàn toàn sự sống trên thế giới, mà chỉ là thanh lọc,
chuyển đổi sang một thời kỳ khác của lịch sử.
TIẾT 1: TÌM HIỂU VỀ ĐỨC DI LẶCI. THEO QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁOII. THEO QUAN ĐIỂM CỦA KY - TÔ GIÁOIII. THEO QUAN ĐIỂM CỦA CAO ĐÀI GIÁOIV. QUAN ĐIỂM CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌCTIẾT 2: SỰ TÁI LÂM CỦA ĐỨC DI LẶCI. NHẬN BIẾT SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGÀIII. ĐỨC CHRIST CỦA KỶ NGUYÊN BẢO BÌNHIII. CHUẨN BỊ CHO SỰ GIÁNG LÂM CỦA ĐỨC DI LẶCTIẾT 1: TÌM HIỂU VỀ ĐỨC DI LẶCI. THEO QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁODi Lặc, tiếng Phạn là maitreya, là cách phiên âm, dịch nghĩa từ Từ Thị (慈氏), "người có lòng từ", cũng có tên khác là Vô Năng Thắng ( tiếng Phạn sa. ajita), phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa, là một vị Bồ Tát và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái đất.Trong Phật giáo Tây Tạng, Bồ Tát Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Cõi giáo hóa của Bồ Tát hiện nay là trời Đâu-suất (sa. tuṣita).Tại Trung Quốc, Bồ Tát Di-Lặc tượng trưng cho đức tính HỶ, XẢ với tướng mập tròn vui vẻ, 6 trẻ con quấn quít xung quanh. Theo truyền thuyết thì đó chính là hình ảnh của Bố Đại Hòa thượng, một hóa thân của Di-Lặc ở thế kỉ thứ 10. Nếu 5 Đức Phật xuất hiện trên trái đất nói trên được xem là hóa thân của Ngũ Phật thì Bồ Tát Di-lặc được xem như hóa thân của Thành sở tác trí. Có thuyết cho rằng, chính Bồ Tát Di-lặc là người khởi xướng hệ phái Duy thức của Đại thừa.Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng, Ngài là tác giả của năm bài luận, được gọi là Di Lặc (Từ Thị) ngũ luận:1.Đại thừa tối thượng luận hoặc Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận (sa. mahāyānottaratantra)2.Pháp pháp tính phân biệt luận (sa. dharmadharmatāvibaṅga)3.Trung biên phân biệt luận (sa. madhyāntavibhāga-śāstra)4.Hiện quán trang nghiêm luận (sa. abhisamayālaṅkāra)5.Đại thừa kinh trang nghiêm luận (sa. mahāyānasūtralaṅkāra)Trong bài "Đức Di Lặc Bồ Tát Hay Là Hội Long Hoa," Hòa Thượng Tâm Châu giải thích: Nối sau Phật Thích Ca, có Ngài Di Lặc Bồ Tát hiện thân xuống thế giới Sa Bà giáo hóa chúng sinh.Trong văn học dân gian, Đức Di Lặc mang hình ảnh một ông Phật bụng phệ, miệng cười thật rộng, với các em trẻ nhỏ trèo lên người nghịch phá, kéo tai, rờ bụng, chọc mũi, nhưng Ngài vẫn thoải mái cười vui, không bực dọc. Một số nhà nghiên cứu Phật học lý giải hình ảnh này như một biểu tượng tu học: Các em trẻ nhỏ tượng trưng cho 6 trần quậy phá, qua 6 căn NHÃN, NHĨ, TỈ, THIỆT, THÂN, Ý ( mắt tai mũi lưỡi thân ý)…Tuy nói sáu căn chớ thật tình có năm căn là tối quan trọng, tức là mắt tai mũi lưỡi thân, năm cửa đón tiếp bên ngoài. Còn Ý là cái phụ họa trong năm căn ấy. Mỗi khi năm căn tiếp xúc với năm trần thì Ý theo đó mà phụ họa để thương ghét buồn giận. Vì vậy, ngay năm căn kia mà chúng ta đón nhận đúng pháp thì cái căn thứ sáu (ý căn) không còn làm trở ngại nữa.Theo Hòa thượng Thích Thanh Từ, khi sáu căn đó tiếp xúc với sáu trần thì chúng ta mắc kẹt, chúng ta nhiễm theo nên gọi là sáu đứa cướp. Cướp bằng cách nào? Chỉ do tiếp xúc bên ngoài, chấp nhận qua năm căn của mình rồi tâm mình xao xuyến hoặc buồn hoặc giận. Đó là những đám mây đen nổi dậy che lấp mặt trời trí tuệ nên gọi là đã cướp.Có người cũng có hình thức người tu, đi chùa lễ Phật, nhưng mà cứ chất chứa bao nhiêu phiền não ở trong tâm. ... Như vậy những cái lo đó làm cho mất đi mặt trời trí tuệ sáng ngời của họ rồi. Cho nên họ phải chịu khổ. Còn người biết tu, khi có cái gì làm chúng ta bị che khuất một phút, một giây thì hối hận, ăn năn sẽ làm cho tan đám mây mờ đó. Và nguyện làm sao đừng đem nó vô nữa, để cho mặt trời trí tuệ không bị che khuất...Lục tặc thành giặc hay bạn là chính tại mình. Nếu khi nó cợt phá mình mà mình biết cho nó là trò chơi ảo mộng không nghĩa lý gì thì, mình cho nó là một cuộc đùa chơi. Còn nếu nó cợt phá mà mình cho nó là sự trêu ghẹo thật sự thì mình bực tức lên. Đó là cái khổ đau của mình. Thế nên biết tu nơi sáu căn rồi tự nhiên mình biết được an lành tự tại.Trong Kinh Lăng Nghiêm, kể lại lúc mười phương chư Phật dị khẩu đồng âm tuyên bố cho ngài A-Nan và đại chúng nghe:“Khiến ông phải luân hồi sanh tử, chính là sáu căn của ông, chớ không phải vật gì khác... khiến ông chóng Vô thượng Bồ-đề cũng chính là sáu căn của ông, chớ không phải vật gì khác.”Như vậy, cội gốc sanh tử là sáu căn của chúng ta: MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, THÂN,Ý nhưng cội gốc Bồ-đề Niết-bàn cũng là sáu căn của chúng ta.Con đường để trở về giác ngộ hay và con đường sanh tử luân hồi là một hay là hai? Sanh tử luân hồi cũng đi con đường đó mà Bồ-đề Niết-bàn cũng đi con đường đó, nhưng mà có khác nhau. Đi theo chiều thuận đó là sanh tử luân hồi. Đi theo chiều nghịch đó là giải thoát sanh tử.Còn về các hóa thân của Phật Di Lặc, cuốn Song Lâm Phó Đại Sĩ Ngữ Lục Hành Thế ghi rằng:"Về đời Ngũ Quý bên Tàu, ở đất Minh Ba, huyện Phụng Hóa, Châu Ninh, có một vị Tăng hình người thấp, mập, bụng to da đen, vẻ mặt nhơn từ, thường dùng một cây gậy quảy một túi vải, trong đựng bình bát, dạo khắp thôn quê thành thị, xin được bất kỳ vật gì ngon dở, Ngài đều ấn vào trong túi ấy cả, thấy vậy thiên hạ thường gọi là Bố Đại Hòa Thượng. Ngoài hai chữ Bố Đại (túi vải) ra, không một ai biết quê quán tên họ Ngài là chi. Ngài còn làm nhiều điều dị thường: Người nào được Ngài khất thực thì người ấy buôn bán may mắn, đắt hàng nhiều lợi. Gia đình nào được Ngài tới khất thực thì gia đình ấy làm ăn thịnh vượng, trên thuận dưới hòa. Tính Ngài hay nằm đất mà mình không lấm nhơ, hoặc có khi Ngài ngồi ngoài mưa hay trên sương tuyết mà không hề ướt áo. Khi đương nắng mà Ngài bỏ dép đi guốc thì trời sắp mưa... Các vị Tăng khác, ai có duyên gặp Ngài hỏi đạo, thì Ngài chỉ bảo cho đều được tỏ ngộ cả.Đến niên hiệu Trinh Minh năm thứ ba, tháng ba, mùng ba, Ngài ngồi trên một tảng đá lớn sau Chùa Nhạc Lâm thuyết một bài kệ rằng:Di Lặc chân Di Lặc. Phân thân thiên bách ứcThời thời thị thời nhân. Thời nhân tự bất thứcNghĩa là:Di Lặc, thật Di Lặc. Phân thân trăm ngàn ức.Thường trước mặt người đời. Người đời tự chẳng biết.Nói xong bài kệ, Ngài liền thị tịch. Từ đó về sau, người ta đua nhau làm tượng vị Bố Đại Hòa Thượng để thờ mà gọi là Phật Di Lặc."Hòa Thượng Tâm Châu còn giải thích rằng, trong Đại Tạng Kinh, có tới 6 quyển kinh Di Lặc, ghi các lời Phật Thích Ca thuyết giảng về những điều liên hệ tới Đức Di Lặc.II. THEO QUAN ĐIỂM CỦA KY - TÔ GIÁOĐức Jesus giáng sinh vào khoảng năm 4 TCN, tại làng Bethlehem xứ Judea. Tuổi thơ của Đức Jesus, theo ký thuật của Tân Ước, trải qua ở thành Nazareth xứ Galilee sau khi trở về từ Ai Cập, nơi họ tìm đến trú ẩn ngay sau khi hài nhi Giê-xu chào đời để tránh cuộc tàn sát của vua Herod. Thuở ấu thơ đến khi trưởng thành của Đức Jesus ít được nhắc đến. Việc cậu bé Jesus cùng cha mẹ lên Đền thờ ở Jerusalem, bị thất lạc và được cha mẹ tìm thấy (Luca 2. 41-52 ) là sự kiện duy nhất trong quãng đời của Đức Jesus từ lúc niên thiếu đến khi trưởng thành được ký thuật trong các sách Phúc âm. Đức Jesus khởi hành truyền bá phúc âm trong xứ Galilee lúc khoảng 30 tuổi.Cuộc đời của Chúa Giê-su được ghi lại trong bốn sách Phúc Âm Mathew, Maco, Lu-ca và Gio-an. Theo ký thuật của Phúc âm Matthew, khi Đức Jésus được 30 tuổi, nghe Thánh Jean Baptiste đang làm lễ Giải Oan tại bờ sông Jordan, Đức Jésus liền đi đến đó. Khi nhìn thấy, Thánh Jean Baptiste biết đây là Chúa Cứu Thế mới nói : "Từ sáng tới giờ, tôi chỉ chờ vị nầy thôi." Ngài Jésus đến thọ pháp Giải Oan nơi Thánh Jean. Khi Thánh Jean hành pháp vừa xong, Ðức Jésus từ dưới sông vừa bước lên bờ thì trên không trung hiện ra hào quang sa xuống giữa đầu Chúa và có tiếng phán rằng: Nầy con yêu dấu của Ta ! Cả ân đức của Ta để cho ngươi đó."Đức Jésus, sau khi chịu phép Giải oan với Thánh Jean rồi, Thiên Chúa khiến Ngài đến nơi đồng vắng đặng chịu cho Satan cám dỗ. Ngài đã kiêng ăn 40 ngày đêm. Satan đến gần Ngài, nói: nếu ngươi phải là con của Thiên Chúa thì hãy khiến đá nầy trở nên bánh đi. Đức Jésus đáp: Có lời chép rằng, người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Thiên Chúa. Satan đem Ngài vào nơi Đền Thánh, đặt Ngài trên nóc đền thờ rồi nói: nếu ngươi phải là con của Thiên Chúa thì gieo mình xuống đi, vì Chúa sẽ truyền các Thiên sứ đến gìn giữ ngươi và đỡ ngươi trên tay. Đức Jésus nói: Ngươi đừng thử Chúa là Đức Chúa Trời ngươi. Satan lại đem Ngài lên núi cao, chỉ cho Ngài thấy các nước thế gian cùng sự vinh hiển của các nước ấy và nói: nếu ngươi quì xuống trước mặt ta mà thờ lạy ta thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự nầy. Ngài liền nói: hỡi Quỉ Satan, ngươi hãy lui ra, vì có lời chép rằng, ngươi phải thờ phượng Thiên Chúa là Đức Chúa Trời của ngươi và chỉ hầu việc một mình Thiên Chúa mà thôi. Quỉ vương đành khuất phục trước sự cao cả của Ngài.Từ buổi đó, Chơn linh của Ðấng Christ giáng hạ vào thể xác của Ðức Chúa Jésus và được gọi là Đức Jesus - Christ.Theo các sách Phúc âm, Đức Jesus là Đấng Messiah, "Con Thiên Chúa", đến để "phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người" và "giảng tin mừng của Nước Trời”. Một trong những bài thuyết giáo nổi tiếng nhất của Đức Jesus là Bài giảng trên núi . Đức Jesus khuyên bảo tránh xa sự giận dữ, dâm dục, thề nguyền và báo thù; tôn trọng và tuân giữ Luật pháp Moses.: "Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn”."nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia",Hãy yêu kẻ thù và cần tuân giữ tinh thần của luật pháp chứ không phải văn tự. Đức Jesus thường dùng dụ ngôn khi giảng dạy.Giáo huấn của Ngài tập chú vào tình yêu vô điều kiện và thấm nhuần tinh thần hi sinh đối với Thiên Chúa và đối với mọi người (Matt 22. 34-40 ). Đức Jesus dạy về tinh thần phục vụ và đức khiêm nhường cũng như lòng bao dung khoan thứ, sống hòa bình, đức tin và ơn thừa hưởng sự sống vĩnh cửu trong "Vương quốc Thiên Chúa".Đức Jesus loan báo những sự kiện sẽ xảy ra, và tiên báo về sự tận cùng của thế giới là điều sẽ đến cách bất ngờ; do đó, nhắc nhở những người đi theo hãy luôn tỉnh thức và trung tín trong đức tin.Khi đang ở trong vườn Gethsemane, lính La Mã tìm đến vây bắt Đức Jesus theo lệnh của Tòa Công luận (Sanhedrin) và Thượng tế Caiaphas . Nhà chức trách quyết định bắt giữ Đức Jesus vì xem Ngài là mối đe dọa cho quyền lực của họ, vì cách thức Chúa dùng để diễn giải Kinh Thánh và vì Chúa thường vạch trần sự giả trá của họ trong đời sống tôn giáo. Một môn đồ, Peter dùng gươm tấn công những kẻ đến bắt giữ Đức Jesus, chém đứt tai một người, nhưng Đức Jesus quay sang quở trách Peter rằng: "Hãy nạp gươm vào vỏ; vì hễ ai cầm gươm sẽ bị chết vì gươm”Khi bị treo trên cây thập tự, Đức Jesus cầu nguyện:"Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết mình làm điều gì” (Luca 23. 34).Các sách Phúc âm đồng quan đều thuật lại hiện tượng động đất và bầu trời tối sầm từ mười hai giờ trưa đến ba giờ chiều. Ngoài các dấu kỳ phép lạ đã làm, Đức Jesus còn giảng dạy là mỗi người phải hết lòng yêu mến Đức Chúa Trời và thương kẻ lân cận như mình. Đức Jesus kêu gọi mọi người phải thay đổi lòng mình, ăn năn và tin nhận Chúa để được cứu rỗi và thừa hưởng ân phước của nước Trời.Theo Matthew 25, 31-46:
Muôn dân sẽ được tập họp lại trước mặt Người, và Người sẽ phân chia họ ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. Bấy giờ, Vua sẽ phán với những người bên hữu rằng:
"Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các con từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các con cho ăn, Ta khát, các con đã cho uống, Ta là khách lạ, các con đã tiếp rước, Ta mình trần, các con đã cho mặc, Ta đau yếu, các con đã viếng thăm, Ta bị tù đày, các con đã đến với Ta ".
Khi ấy người lành đáp lại rằng: “Lạy Chúa có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ chúng con thấy Chúa là lữ khách mà tiếp rước, mình trần mà cho mặc; có khi nào chúng con thấy Chúa yếu đau hay bị tù đày mà chúng con đến viếng Chúa đâu ? "
Vua đáp lại:
“Quả thật, Ta bảo các con: những gì các con đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các con đã làm cho chính Ta ”.
Rồi Người cũng sẽ nói với những kẻ bên trái rằng:
“Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui ra khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng. Vì xưa Ta đói, các ngươi không cho ăn, Ta khát, các ngươi không cho uống, Ta là khách lạ, các ngươi chẳng tiếp rước, Ta mình trần, các ngươi không cho đồ mặc, Ta đau yếu và ở tù, các ngươi đâu có viếng thăm Ta!”
Bấy giờ họ cũng đáp lại rằng:
"Lạy Chúa, có bao giờ chúng tôi đã thấy Chúa đói khát, khách lạ hay mình trần, yếu đau hay ở tù, mà chúng tôi chẳng giúp đỡ Chúa đâu ? ".
Khi ấy Người đáp lại:
“Ta bảo thật cho các ngươi biết: những gì các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của ta đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta. Những kẻ ấy sẽ phải tống vào chốn cực hình muôn thuở, còn các người lành thì được vào cõi sống ngàn thu.”
Đức Christ là Vua và Ngài sẽ xét xử dân tộc các nước trong ngày sau hết. Nguyên tắc xét xử là thái độ của mỗi người đối với người nghèo, người rách rưới, người đói khát, người bệnh tật và người bị giam cầm. Từ thời xa xưa, viễn ảnh của sự Phán Xét đã ảnh hưởng đến các Ky tô hữu trong đời sống hàng ngày như một tiêu chuẩn để sắp xếp cho đời sống hiện tại…
III. THEO QUAN ĐIỂM CỦA CAO ĐÀI GIÁODi-Lặc Vương Phật: 彌勒王佛Di-Lặc Vương Phật là vị Phật tương lai, vào thời Tam Kỳ Phổ Độ sẽ xuống trần một lần nữa, làm chánh chủ khảo của Đại Hội Long Hoa tuyển phong Thần, Thánh, Tiên, Phật; đồng thời thay mặt Đức Chí Tôn Thượng Đế mà làm vua cai trị Càn khôn Thế giới và Vạn linh.Khi Ngài làm nhiệm vụ cai quản Càn khôn Thế giới thì gọi Ngài là Đức Di-Lạc Vương Phật; nhưng khi Ngài làm nhiệm vụ cứu độ chúng sanh (năng cứu khổ ách, năng cứu tam tai, năng cứu tật bịnh, năng độ dẫn chúng sanh thoát chư nghiệt chướng) thì gọi Ngài là Di-Lạc Vương Bồ Tát. Trong quyển Con đường Thiêng liêng Hằng sống, Đức Phạm Hộ Pháp giảng:“Trong Tam Kỳ Phổ Độ nầy, Đức Phật A-Di-Đà giao quyền lại cho Đức Di-LặcVương Phật chưởng quản Cực Lạc Thế Giới, nên1. Đức Di-Lặc Vương Phật hiện nay ngự tại Kim Tự Tháp, dưới tàn cây dương tối cổ ở Kinh đô Cực Lạc Thế Giới,2. Đức Phật A-Di-Đà vào ngự trong Lôi Âm Tự.3. Đức Phật Thích Ca ngự tại Kim Sa Đại điện.Kim Tự Tháp tại Kinh đô Cực Lạc Thế Giới có hình giống như Kim Tự Tháp Ai Cập, nhưng mình nó lại tròn, có nhiều từng, nhiều nấc, có rất nhiều chư Phật ngự trên đó, mỗi vị có Liên đài riêng.”***
A. DI-LẠC CHƠN KINH
Khai Kinh Kệ,
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim thính văn đắc thọ trì,
Nguyện giải Tân Kinh chơn thiệt nghĩa.
Thích Ca Mâu Ni Văn Phật thuyết
Di-Lạc Chơn Kinh. Dịch nghĩa:Kệ mở đầu bài kinh
Giáo lý của Phật rất cao siêu, rất sâu xa, huyền vi mầu nhiệm.
Trăm ngàn muôn kiếp khó gặp đặng.
Ta ngày nay nghe biết được nhận lấy và gìn giữ,
Nguyện giải thích bài kinh mới với ý nghĩa chơn thật.
Ðức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật thuyết giảng
Kinh Di-Lạc chơn thật. - BRAHMA Phật
- ÇIVA Phật,
- CHRISTNA Phật,
- THANH TỊNH TRÍ Phật,
- DIỆU MINH LÝ Phật,
- PHỤC TƯỞNG THỊ Phật,
- DIỆT THỂ THẮNG Phật,
- PHỤC LINH TÁNH Phật,Nhứt thiết chư Phật, hữu giác hữu cảm, hữu sanh hữu tử, tri khổ nghiệp chướng, luân chuyển hóa sanh, năng du Ta-bà Thế giới độ tận vạn linh đắc qui Phật vị. Dịch nghĩa:Từng Trời ở trên hết là Hỗn Nguơn Thiên có:- Brahma Phật,
- Civa Phật,
- Christna Phật,
- Thanh Tịnh Trí Phật,
- Diệu Minh Lý Phật,
- Phục Tưởng Thị Phật,
- Diệt Thể Thắng Phật,
- Phục Linh Tánh Phật.Tất cả các vị Phật, có biết có cảm động, có sanh có chết, biết rõ cái khổ do nghiệp chướng gây ra, luân hồi chuyển kiếp hóa sanh ra, có khả năng đi khắp các cõi trần cứu giúp tất cả Chơn linh, được trở về ngôi vị Phật. II. HỘI NGƯƠN THIÊN hữu:- TRỤ THIỆN Phật,
- ÐA ÁI SANH Phật,
- GIẢI THOÁT KHỔ Phật,
- DIỆU CHƠN HÀNH Phật,
- THẮNG GIÁI ÁC Phật,Nhứt thiết chư Phật, tùng lịnh Di-Lạc Vương Phật, năng chiếu diệu quang tiêu trừ nghiệt chướng.Nhược hữu chúng sanh văn Ngã ưng đương thoát nghiệt, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ Ðộ, tất đắc giải thoát luân hồi, đắc lộ Ða-La Tam-Diệu Tam-Bồ-Ðề thị chi chứng quả Cực Lạc Niết Bàn.Nhược nhơn đương sanh, nhược nhơn vị sanh, nhược nhơn hữu kiếp, nhược nhơn vô kiếp, nhược nhơn hữu tội, nhược nhơn vô tội, nhược nhơn hữu niệm, nhược nhơn vô niệm, thính đắc Ngã ngôn, phát tâm thiện niệm, tất đắc A-Nậu Ða-La Tam-Diệu Tam-Bồ-Ðề, tất đắc giải thoát.Nhược hữu nhơn thọ trì khủng kinh ma chướng, nhứt tâm thiện niệm: Nam mô Di-Lạc Vương Bồ-Tát, năng cứu khổ ách, năng cứu tam tai, năng cứu tật bịnh, năng độ dẫn chúng sanh thoát chư nghiệt chướng, tất đắc giải thoát. Dịch nghĩa:Từng Trời Hội Nguơn Thiên có:- Trụ Thiện Phật,
- Ða Ái Sanh Phật,
- Giải Thoát Khổ Phật,
- Diệu Chơn Hành Phật,
- Thắng Giái Ác Phật,Tất cả các vị Phật, nghe theo mệnh lệnh của Ðức Di-Lạc Vương Phật, có khả năng chiếu ánh sáng huyền diệu làm tiêu trừ các nghiệt chướng.Nếu như có người nào nghe biết lời TA, thì phải thoát khỏi các nghiệp ác, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, tùng theo và nhìn nhận là đúng Luật pháp của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, ắt được giải thoát khỏi luân hồi, đắc đạo Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, ấy là chứng được quả vị nơi cõi Cực Lạc Niết Bàn (Cực Lạc Thế Giới).Nếu như người đang sống, nếu như người chưa được sanh ra, nếu như người có kiếp sống, nếu như người không có kiếp sống, nếu như người có tội, nếu như người không tội, nếu như người có lòng tưởng niệm, nếu như người không lòng tưởng niệm, nghe được lời nói của TA, phát khởi lòng tưởng nghĩ điều lành, ắt được phẩm vị Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, ắt được giải thoát.Nếu như có người nhận lãnh và gìn giữ làm theo lời Phật dạy, bị sợ hãi vì ma quỉ cản ngăn, một lòng một dạ tưởng nghĩ điều lành, niệm: Nam mô Di-Lạc Vương Bồ Tát, có khả năng cứu giúp tai nạn khổ sở, có khả năng cứu giúp 3 tai họa lớn, có khả năng cứu được bịnh tật, có khả năng cứu giúp và dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi các thứ nghiệt chướng, ắt được giải thoát. III. HƯ VÔ CAO THIÊN hữu:- TIẾP DẪN Phật,
- PHỔ TẾ Phật,
- TÂY QUI Phật,
- TUYỂN KINH Phật,
- TẾ PHÁP Phật,
- CHIẾU DUYÊN Phật,
- PHONG VỊ Phật,
- HỘI CHƠN Phật,Như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh Nhiên Ðăng Cổ Phật, dẫn độ Chơn linh, đắc Pháp đắc Phật, đắc duyên đắc vị, đắc A-Nậu Ða-La Tam-Diệu Tam-Bồ-Ðề, chứng quả nhập Cực Lạc Quốc, hiệp chúng đẳng chư Phật, tạo định Thiên Thi, tận độ chúng sanh đắc qui Phật vị.Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, tu trì, thính Ngã dục đắc chơn truyền, niệm thử Nhiên Ðăng Cổ Phật, thường du Ta bà Thế giới, giáo hóa chơn truyền, phổ tế chúng sanh, giải thoát lục dục thất tình, thoát đọa luân hồi, tất đắc giải thoát. Dịch nghĩa:Từng Trời Hư Vô Thiên ở trên cao, có:- Tiếp Dẫn Phật,
- Phổ Tế Phật,
- Tây Qui Phật,
- Tuyển Kinh Phật,
- Tế Pháp Phật,
- Chiếu Duyên Phật,
- Phong Vị Phật,
- Hội Chơn Phật,Như vô số các vị Phật ở các cấp, tuân theo mệnh lệnh của Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật, dẫn dắt và cứu giúp các Chơn linh, đạt được Pháp, đạt được Phật vị, có được duyên, có được ngôi vị, đạt phẩm vị Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, chứng được quả vị, nhập vào cõi CLTG, hiệp với chư Phật các cấp, sắp đặt làm ra Thiên thơ, cứu giúp toàn cả chúng sanh được trở về ngôi vị Phật.Nếu như người Nam lành, người Nữ lành, gìn giữ việc tu hành, nghe theo Ta, muốn được chơn truyền, hãy niệm thế nầy: Nam mô Nhiên Ðăng Cổ Phật, thường đi du hành đến các cõi trần, giáo hóa giáo lý chơn thật, giúp đỡ chúng sanh khắp nơi, giải thoát khỏi Lục dục và Thất Tình, thoát khỏi sự đọa đày vào vòng luân hồi, ắt được giải thoát.Chú thíchHư Vô Cao Thiên: Từng Trời Hư Vô Thiên ở trên cao. Ðây là từng Trời thứ 10, kế bên trên Cửu Trùng Thiên, dưới quyền chưởng quản của Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật.
- QUÃNG SANH Phật,
- DƯỠNG DỤC Phật,
- CHƯỞNG HẬU Phật,
- THỦ LUÂN Phật,
- dữ CỬU VỊ NỮ PHẬT.Như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh Kim Bàn Phật Mẫu, năng tạo năng hóa vạn linh, năng du Ta bà Thế giới, dưỡng dục quần sanh, qui nguyên Phật vị.Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, thính Ngã dục tu phát nguyện: Nam mô Kim Bàn Phật Mẫu dưỡng dục quần linh, nhược hữu sanh, nhược vị sanh, nhược hữu kiếp, nhược vô kiếp, nhược hữu tội, nhược vô tội, nhược hữu niệm, nhược vô niệm, huờn hư thi hình đắc A-Nậu Ða-La Tam-Diệu Tam-Bồ-Ðề, xá lợi tử qui nguyên Phật vị, tất đắc giải thoát. Dịch nghĩa:Từng Trời Tạo Hóa Thiên huyền diệu có:- Quảng Sanh Phật,
- Dưỡng Dục Phật,
- Chưởng Hậu Phật,
- Thủ Luân Phật,
- cùng với Cửu vị Nữ Phật,Như vô số các vị Phật ở các cấp, tuân theo mệnh lệnh của Ðức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn DTC, có khả năng tạo hóa ra vạn linh, có khả năng du hành đến các cõi trần, để nuôi dưỡng chúng sanh, trở về nguồn cội là ngôi vị Phật.Nếu như có người Nam lành, người Nữ lành, nghe lời Ta, muốn tu hành thì phát ra lời nguyện: Nam mô Kim Bàn Phật Mẫu, nuôi dưỡng vạn linh, nếu như có sanh ra, nếu như chưa sanh ra, nếu như có kiếp sống, nếu như không kiếp sống, nếu như có tội, nếu như không tội, nếu như có lòng tưởng niệm, nếu như không lòng tưởng niệm, trở lại cõi Hư Vô, thi hành đúng theo khuôn phép, được phẩm vị Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác, Chơn thần trở về nguồn cội là ngôi vị Phật, ắt được giải thoát. - ÐA PHÁP Phật,
- TỊNH THIỆN GIÁO Phật,
- KIẾN THĂNG VỊ Phật,
- HIỂN HÓA SANH Phật,
- TRỤC TÀ TINH Phật,
- LUYỆN ĐẮC PHÁP Phật,
- HỘ TRÌ NIỆM Phật,
- KHAI HUYỀN CƠ Phật,
- HOÁN TRƯỢC TÁNH Phật,
- ÐA PHÚC ĐỨC Phật,Như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh Từ Hàng Bồ Tát, năng du Ta bà Thế giới, thi pháp hộ trì vạn linh sanh chúng.Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, tín Ngã ưng đương phát nguyện: Nam mô Từ Hàng Bồ Tát, năng cứu tật bịnh, năng cứu tam tai, năng độ tận chúng sanh thoát ư tứ khổ, năng trừ tà ma, năng trừ nghiệt chướng, tất đắc giải thoát. Dịch nghĩa:Từng Trời Phi Tưởng Thiên huyền diệu có:- Ða Pháp Phật,
- Tịnh Thiện Giáo Phật,
- Kiến Thăng Vị Phật,
- Hiển Hóa Sanh Phật,
- Trục Tà Tinh Phật,
- Luyện Ðắc Pháp Phật,
- Hộ Trì Niệm Phật,
- Khai Huyền Cơ Phật,
- Hoán Trược Tánh Phật,
- Ða Phúc Ðức Phật,Như vô số các vị Phật ở các cấp, tuân theo mạng lịnh của Ðức Từ Hàng Bồ Tát, có khả năng du hành đến các cõi trần, thi hành các pháp thuật huyền diệu để che chở, gìn giữ vạn linh và chúng sanh trong Càn Khôn Vũ Trụ.Nếu như có người Nam lành, người Nữ lành, tin theo Ta, thì phải phát ra lời nguyện: Nam mô Từ Hàng Bồ Tát, có khả năng cứu được bịnh tật, có khả năng cứu được 3 tai họa lớn, có khả năng tận độ chúng sanh, thoát khỏi nơi Tứ khổ, có khả năng trừ diệt tà ma, có khả năng trừ diệt các nghiệt chướng, ắt được giải thoát.Chú thích: Phi Tưởng Diệu Thiên là từng Trời Phi Tưởng Thiên huyền diệu. Ðây là từng Trời thứ 8 trong Cửu Trùng Thiên, dưới quyền chưởng quản của Ðức Từ Hàng Bồ Tát.
- DIỆT TƯỚNG Phật,
- ÐỆ PHÁP Phật.
- DIỆT OAN Phật,
- SÁT QUÁI Phật,
- ÐỊNH QỦA Phật,
- THÀNH TÂM Phật,
- DIỆT KHỔ Phật,
- KIÊN TRÌ Phật,
- CỨU KHỔ Phật,
- XÁ TỘI Phật,
- GIẢI THỂ Phật,Như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh Chuẩn Ðề Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, thường du Ta bà Thế giới, độ tận vạn linh.Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, tín Ngã ưng đương phát nguyện: Nam mô Chuẩn Ðề Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, năng trừ ma chướng quỉ tai, năng cứu khổ ách nghiệt chướng, năng độ chúng sanh qui ư Cực Lạc, tất đắc giải thoát. Dịch nghĩa:Từng Trời Hạo Nhiên Thiên coi về Pháp luật, có:- Diệt Tướng Phật,
- Ðệ Pháp Phật.
- Diệt Oan Phật,
- Sát Quái Phật,
- Ðịnh Quả Phật,
- Thành Tâm Phật,
- Diệt Khổ Phật,
- Kiên Trì Phật,
- Cứu Khổ Phật,
- Xá Tội Phật,
- Giải Thể Phật,Như vô số các vị Phật ở các cấp, tuân theo mạng lịnh của Ðức Chuẩn Ðề Bồ Tát và Ðức Phổ Hiền Bồ Tát, thường đi du hành đến các cõi trần cứu giúp toàn cả vạn linh.Nếu như có người Nam lành, người Nữ lành, tin theo Ta, thì phải phát ra lời nguyện: Nam mô Chuẩn Ðề Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, có khả năng trừ diệt sự ngăn trở của ma và các tai nạn do quỉ gây ra, có khả năng cứu giúp các tai nạn khổ sở và các nghiệt chướng, có khả năng cứu giúp chúng sanh trở về nơi Cực Lạc Thế Giới, ắt được giải thoát.Chú thích:Hạo Nhiên Pháp Thiên: Từng Trời Hạo Nhiên Thiên coi về Pháp luật, có "Cung Chưởng Pháp xây quyền Tạo Hóa". Ðây là từng Trời thứ 7 trong Cửu Trùng Thiên, dưới quyền chưởng quản của 2 vị Bồ Tát: Ðức Chuẩn Ðề Bồ Tát và Ðức Phổ Hiền Bồ Tát.Hai vị Bồ Tát nầy, cũng như Ðức Từ Hàng Bồ Tát, là những Ðấng có đầy đủ công đức thành những vị Phật cao siêu, nhưng quí Ngài chưa muốn ngự lên ngôi vị Phật, mà muốn làm một vị Bồ Tát để đem lòng từ bi cứu giúp toàn cả chúng sanh nơi cõi trần.B. KINH ĐẠI TƯỜNG1. Hỗn Ngươn Thiên dưới quyền Giáo chủ2. Di Lạc đương thâu thủ phổ duyên.3. Tái sanh sửa đổi chơn truyền,4. Khai cơ tận độ Cửu tuyền diệt vong.5. Hội Long Hoa tuyển phong Phật vị.6. Cõi Tây phang đuổi quỉ, trừ ma.7. Giáng linh Hộ Pháp Di Đà,8. Chuyển cây Ma Xử đuổi tà, trục tinh.9. Thâu các Đạo hữu hình làm một.10. Trường thi Tiên, Phật dượt kiếp khiên.11. Tạo đời cải dữ ra hiền,12. Bảo sanh nắm giữ diệu huyền Chí TônKinh Ðại Tường, còn được gọi là Hỗn Nguơn Kinh, do Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng cơ ban cho. Nội dung bài Kinh nầy, Ðức Phật Thích Ca cho biết Ðức Di-Lạc Vương Phật hiện nay đang chưởng quản từng Trời Hỗn Nguơn Thiên và làm Giáo Chủ Hội Long Hoa để tuyển phong Phật vị trong Ðại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ðức Phật Di-Lạc còn thay mặt Ðức Chí Tôn thực hiện tôn chỉ "Qui nguyên Tam giáo và phục nhứt Ngũ Chi Ðại Ðạo" để lập đời Thánh đức, tạo ra một xã hội Ðại đồng cho toàn nhơn loại.Giải nghĩa:
Hỗn Nguơn Thiên dưới quyền Giáo chủ,
Di-Lạc đương thâu thủ phổ duyên.Theo Di Lạc Chơn Kinh:- từng Trời TẠO HÓA THIÊN là từng thứ 9 cao nhất trong Cửu Trùng Thiên, do Đức Phật Mẫu chưởng quản.- Từng Trời thứ 10 là HƯ VÔ THIÊN, do Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật Chưởng quản.- Từng Trời thứ 11 là HỘI NGƯƠN THIÊN.- Từng Trời thứ 12 là HỖN NGƯƠN THIÊN.Hai từng Trời 11 và 12 đều do Ðức Phật Di-Lạc chưởng quản.C.1-2: Ðức Di-Lạc Vương Phật làm Giáo chủ từng Trời Hỗn Nguơn Thiên. Ngài đảm đương việc thâu nhận và gìn giữ những người có duyên tu hành ở khắp nơi.
Tái sanh sửa đổi chơn truyền.C.3: Ðức Di-Lạc Vương Phật sẽ giáng sanh xuống cõi trần nầy một lần nữa để sửa đổi tất cả giáo lý của các tôn giáo xưa, cho đúng chơn truyền, bởi vì giáo lý của các tôn giáo nầy, qua hơn 2000 năm truyền bá đã bị người đời canh cải làm sai lạc rất nhiều.Ở Á Ðông có Tam giáo: Phật, Lão, Nho; ở Âu châu và Mỹ Châu có Thiên Chúa giáo với 2 chi phái lớn là Chính Thống giáo và Tin Lành; ở Trung Ðông có Hỏa giáo, Hồi giáo, mở ra vào thời Nhị Kỳ Phổ Ðộ, đã cứu độ nhơn sanh được hơn 2000 năm nay. Các nền tôn giáo lớn nầy theo thời gian, đã bị những người lãnh đạo sửa cải dần dần, mỗi vị sửa một ít, đến nay thì Chơn truyền đã gần như sai lạc hẳn, cho nên người tu thì nhiều mà đắc đạo thì không có mấy người.Do đó, Ðức Chí Tôn mở Ðại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với tôn chỉ “ QUI NGUYÊN TAM GIÁO, HIỆP NHỨT NGŨ CHI”. Ðức Di-Lạc Vương Phật là Ðấng được Ðức Chí Tôn ủy nhiệm thực hiện Cơ Qui Nhứt trọng đại nầy, đem các nền tôn giáo trở về gốc, sửa đổi giáo lý cho đúng với Chơn truyền của buổi ban đầu.
Khai cơ tận độ Cửu tuyền diệt vong.C.4: Ðức Di-Lạc Vương Phật mở ra cơ quan tận độ nhơn sanh và tiêu diệt cõi Ðịa ngục.Câu kinh nầy đúng theo Thánh ý của Ðức Chí Tôn: ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ là ÐẠI ÂN XÁ kỳ ba, để tận độ chúng sanh trước khi chấm dứt một giai đoạn tiến hóa cũ, bắt đầu một giai đoạn tiến hóa mới của nhơn loại nơi quả Ðịa cầu 68 nầy.Ðây là một nét đặc biệt hết sức mới mẻ của ÐÐTKPÐ mà từ trước tới nay chưa hề có ở bất kỳ một tôn giáo nào.
Hội Long Hoa tuyển phong Phật vị.Hội Long Hoa: Long là rồng, hoa là cái bông. Long Hoa là một cái cây to lớn có hình dáng giống như con rồng, trổ hoa rực rỡ. Ðức Di-Lạc Vương Phật sẽ mở Ðại Hội tuyển chọn người hiền đức tại cội cây Long Hoa nầy, nên Ðại Hội ấy được gọi là Ðại Hội Long Hoa do Ðức Di-Lạc làm Giáo chủ.Ðức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo: Nơi Cung Hỗn Nguơn Thiên cốt yếu là nơi chung họp cùng các Ðấng Chơn hồn cao siêu, trí thức thông minh, kể từ bậc Thiên Tiên cho đến Phật vị, đều đến ở nơi đây, đặng tạo dựng đại nghiệp của mình. Cả toàn thể trong Càn Khôn vũ trụ, hoặc tiêu diệt, hoặc biến sanh, cũng do nơi đó cầm Chơn pháp quyết định. Nơi đây là nơi quyết định chương trình Long Hoa Ðại Hội của toàn thể vạn linh. ."C.5: Ðức Di-Lạc Vương Phật mở Ðại Hội Long Hoa tuyển lựa người đầy đủ công đức phong thưởng vào ngôi vị Phật.
Cõi Tây phang đuổi quỉ trừ ma.Chữ Phang do chữ Phương nói trại ra. Cõi Tây phang là cõi Tây Phương Cực Lạc, tức là cõi Cực Lạc Thế giới.C.6: Nơi cõi Tây phương Cực Lạc, Ðức Phật Di-Lạc xua đuổi và trừ khử ma quỉ không cho lộng hành.
Giáng linh Hộ Pháp Di-Ðà,
Chuyển cây Ma Xử đuổi tà trục tinh.Giáng linh: Chơn linh giáng xuống trần. Giáng là đi xuống. Thường thì các Ðấng Thiêng liêng chiết chơn linh giáng sanh xuống cõi trần, như Đấng Christ giáng linh cho Đức Jesus.Hộ Pháp Di-Ðà: Ðức Phật Hộ Pháp.Cây Ma Xử: Nói đầy đủ là Cây Giáng Ma Xử. Giáng là hàng phục, Ma là loài Ma quỉ, Xử là cái chày. Giáng Ma Xử là cái chày để làm quỉ ma hàng phục. Giáng Ma Xử là bửu pháp của Ðức Hộ Pháp, trị tà ma, không cho chúng lộng hành.C.7-8: Ðức Phật Di-Lạc giáng chơn linh vào Đức Hộ Pháp, dùng bửu pháp Giáng Ma Xử chuyển động để xua đuổi các loài tà ma yêu quái.
Thâu các đạo hữu hình làm một,
Trường thi Tiên Phật duợt kiếp khiên.Các đạo hữu hình: Các tôn giáo hiện có nơi cõi trần.Các đạo hữu hình gồm 5 nền tôn giáo lớn trên thế giới. Các nền tôn giáo nầy do nhiều Ðấng Giáo chủ mở ra ở các nước khác nhau, với phong tục tạp quán khác nhau, nên xảy ra nhiều sự va chạm và chia rẽ, cho đạo mình là chánh, đạo khác là tà, gây ra nhiều cuộc chiến tranh rất thảm khốc dưới danh nghĩa Thánh chiến. Ngày nay, Ðức Di-Lạc nhận lãnh mạng lịnh của Ðức Chí Tôn, nên có đủ quyền pháp tóm thâu các nền tôn giáo nói trên vào một mối duy nhất, do chính Ngài làm Giáo chủ, tạo thành một nền Ðại Ðạo, để thống nhứt tín ngưỡng của nhơn sanh, lập ra thời kỳ Thánh đức, trong một xã hội Ðại đồng.C.9-10: Ðức Di-Lạc Vương Phật tổng hợp các nền tôn giáo lớn hiện nay vào một mối duy nhất, lập thành nền Ðại Ðạo. Ðức Chí Tôn lập ra một Trường thi Công quả tuyển phong Tiên vị và Phật vị, giao cho Ðức Di-Lạc làm Chánh chủ khảo, duyệt xét tội tình của nhơn sanh để chấm thi đậu rớt.
Tạo đời cải dữ ra hiền,
Bảo sanh nắm giữ diệu huyền Chí Tôn.C.11-12: Tạo lập đời Thượng nguơn Thánh đức bằng cách giáo hóa người dữ thành người hiền, gìn giữ sự sống cho chúng sanh, nắm giữ quyền pháp huyền diệu của Ðức Chí Tôn.Đến bao giờ Đức Christ hay Đức Di Lặc sẽ giáng lâm?Thời kỳ khởi đầu của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Phật Di-Lặc chưa giáng sanh xuống cõi trần, Ngài còn ở Cung Trời Đâu Suất. Tại Tòa Thánh Tây Ninh, trên nóc của Phi Tưởng Đài có tượng Đức Phật Di Lặc ngồi tòa sen đặt trên lưng một con cọp vàng ( cọp tượng trưng năm Bính Dần - 1926 - là năm Khai Đạo )Sau đây là bài giảng của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc luận giải về chữ Tu và có nhắc đến sự giáng lâm của Đức Di Lạc:“ Trên công việc nhựt nhựt thường hành, nó thuộc về Thể pháp. Dầu cho ta có cúng lạy cho đến nỗi dập đầu bể trán mà không phụng sự cho Vạn Linh thì cũng không lợi ích chi cho Trời Phật. Cái lợi ích hơn hết là một đám con lầm lạc của Trời nó đang tâm tàn sát lẫn nhau mà ra tay cứu vãn được mới là ân nhân của xã hội. Khi ra trước Tòa Phán Xét Đại Hội Long Hoa, ta mới có đủ điều kiện để binh vực lập trường mình; bằng chẳng vậy thì cái danh từ Tôn giáo của chúng ta đố với xã hội nó không có cái ý nghĩa…Nói trắng ra, toàn cầu sắp khởi trận cuồng phong dữ dội, nó sẽ lôi cuốn nhơn loại ra giữa dòng khổ hải, chẳng riêng dân tộc nào mà nước Việt Nam ta cũng đồng chung số phận. Dầu cho Đức Di Lặc có ra đời đi nữa, không phải một mình Ngài vớt cả chúng sanh được, mà phải cần có cả môn đồ của Ngài giúp Ngài. Bởi Ngài là một vị Tài công, còn các môn đồ của Ngài cũng như những thủy thủ mới có thể đưa nhơn loại qua khỏi bến bờ. Nếu chúng ta không có cái Đại Chí để hiệp cùng Ngài thì cũng phải bị đấm chìm như bao kẻ khác…Mặc dù ta không dám bì với các nhà tiên tri buổi trước, chớ ta cũng nhận định được ngày tận thế hầu gần. Giữa lúc thanh, trược bất phân, dầu cho có Chúa Cứu Thế ra đời mà Ngài không ẩn danh thì cũng bị quân nghịch bắt đóng đinh trên cây Thánh giá; nên Đức Di Lặc phải mai danh trong màn bí mật, xét ra thời kỳ nào cũng thế chứ không có chi là lạ.Vậy các bậc đạo đức chơn tu, ai là người có đủ đức tin sửa mình cho nên Chí Thánh để đợi đón Ngài đăng mà kết thúc Long Hoa Đại Hội.”( Thuyết đạo ngày rằm tháng 10 Mậu Dần- 1938 )Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, người tín đồ vẫn phân vân về vai trò của Đức Di Lạc và Đức Hộ Pháp. Thuyết minh về Đức Di Lạc có các khoản đã được Ban kiểm duyệt của Hội Thánh cho in thành sách như sau:Về vai trò của Đức Di Lặc:1. Đức Phật A Di Đà đã giao cho Đức Di Lạc quyền Chưởng quản Cực Lạc Thế giới, thay mặt Lôi Âm Tự hiệp cùng Bạch Ngọc Kinh lập Tân Pháp cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.,2. Đức Di Lạc đang ngự nơi Hỗn Ngươn Thiên, thuộc từng Trời thứ 11, nắm Pháp điều hành Càn Khôn thế giới3. Đức Phạm Hộ Pháp nói rõ: ngày nào nhơn sanh tiến bước, Bần đạo chỉ nói một người mà thôi, đạt đến Phật vị thì Hội Long Hoa mới mở; mà Hội Long Hoa chưa mở thì Đức Di Lặc chưa có đến. Nghe cho rõ rồi nhớ.4. Đức Chí Tôn lập Đạo kỳ này để lập vị cho Đức Di Lạc cầm quyền Chưởng Giáo Đại Hội Long Hoa kỳ ba ( Bạch Dương Đại hội )Về vai trò của Hộ Pháp:1. Trong các nghi thức thờ phượng tại các ngôi chùa Phật giáo thường có đặt tượng của vị Phật Hộ Pháp ngay cửa chánh bước vào nội điện. Đạo Cao Đài chủ trương qui Tam Giáo ( Phật, Lão, Khổng ) nên cũng dùng nghi thức cũ của Tam Giáo sửa đổi đôi chút cho phù hợp với triết lý của Tam Kỳ Phổ Độ. Đức Chí Tôn có dạy về tượng Phật Đức Hộ Pháp như sau, trong đàn cơ ngày 18-9 năm Bính Dần tại chùa Phước Linh Tự Sài Gòn."…Còn như Hộ Pháp đã xuống trần rồi còn thờ chi nữa nên các con nên lập ra ba bài vị đề :_ Hộ Pháp._ Thượng Phẩm bên hữu._ Thượng Sanh bên tả".Như thế, Hộ Pháp Di Đà, Ngự Mã Quân của Đức Chí Tôn, đã vâng lịnh Đức Chí Tôn xuống thế lập Đạo2.Vị Hộ Pháp trong Đạo Cao Đài là Ngài Phạm Công Tắc, người thủ vai đồng tử thông công quan trọng bậc nhất trong số đồng tử được Đức Chí Tôn sử dụng từ những ngày đầu của lịch sử Đạo. Nghi lễ Thiên phong dành cho Ngài là một cuộc hành pháp huyền linh. Đức Chí Tôn trục chơn thần Phạm Công Tắc ra khỏi thân xác để chơn linh Hộ Pháp giáng ngự và Ngài Phạm Công Tắc trở thành Hộ Pháp. Đây là trường hợp giáng linh ngự thể, nó có ý nghĩa như một cuộc lễ điểm Đạo, đã diễn ra vào tháng 4-1926 tại tư gia của Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung ở Sài Gòn. Ngôi nhà nầy được sử dụng như một Thánh Thất tạm, là một trong những địa điểm mà các vị tiền bối thường hay tụ họp lại để cầu cơ.Như vậy, Hộ Pháp Di Đà xuống trần bằng Ngươn Linh, mượn xác của ngài Phạm Công Tắc (không có ngày Thiên phong phẩm vị Hộ Pháp).3.Đức Hộ Pháp chưởng quản Hiệp Thiên Đài, là hình trạng của Cung Hiệp Thiên Hành Hóa, nơi làm việc của Tam Trấn Oai Nghiêm nơi cõi Thiêng liêng.4.Giảng về Tông đường, Đức Phạm Hộ Pháp nói: Tông đường Thiêng liêng thường ở tại Ngọc Hư Cung. Cao trọng hơn hết là tông đường của Quan Âm Bồ tát, tức Từ Hàng Bồ tát. Tông đường thứ hai của Đức Địa Tạng Vương Bồ tát. Tông đường thứ ba của Đức Di Lạc Vương Phật. Đó là 3 Tông đường cao trọng hơn hết…Bần đạo không dấu, chính Hộ Phápcũng có Tông đường khá lắm, có kém chăng là kém hơn 3 Tông đường vĩ đại trên mà thôi.5. Đôi liễn nơi cổng Hộ Pháp Đường khi xưa, khởi đầu bằng hai chữ HỘ PHÁP:
◘ 護執天機管率乾坤安世界
◘ 法權處定和平天下總寰球 ■ HỘ chấp Thiên cơ quản suất Càn Khôn an thế giới,
■ PHÁP quyền xử định hòa bình thiên hạ tổng hoàn cầu. Nghĩa là: ■ Che chở và gìn giữ Thiên cơ, cai quản CKVT, làm cho thế giới an ổn,■ Quyền hành chưởng quản pháp luật, phán đoán sắp đặt hòa bình cho nhơn loại khắp hoàn cầu6. Về nguyên căn của Đức Phạm Công Tắc, các Đấng giảng như sau:■ Ngày 15-8-Bính Thân (dl 19-9-1956), tại Báo Ân đường Kim Biên, Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Động chủ Bạch Vân Động nơi cõi thiêng liêng) giáng cơ cho biết: (Đức Thanh Sơn tự xưng là Bần tăng, gọi Đức Phạm Hộ Pháp là Thiên Tôn)" Phải, thì trước đầu kiếp vào nhà họ Vi (Vi Hộ), còn nay vào nhà họ Phạm. Điều đó có chi khó hiểu mà phỏng đoán. Tiên tri của Bần tăng đã nhiều và chỉ rõ Việt Nam xuất Thánh thì đã hẳn rồi, còn cho không rõ rệt. Hơn nữa lại còn một điều trọng hệ hơn là Di- Lạc giáng linh thì Thiên Tôn đã thấy rằng tiên tri vốn không sai sót đủ điều."■ Ngày 15-3-Bính Dần, Đức Chí Tôn phong Ngài Phạm Công Tắc là: Hộ giá Tiên Đồng Tá cơ Đạo Sĩ. (có chữ Hộ giá, nghĩa là hộ vệ Đức Chí Tôn khi xuất hành).■ Đức Lý Giáo Tông thố lộ nguyên căn của Đức Phạm Hộ Pháp và quyền năng của Ngài trong bài thi khoán thủ:1. Hộ giá Chí Tôn trước đến giờ,2. Pháp luân thường chuyển máy Thiên thơ.3. Chưởng quyền Cực Lạc phân ngôi vị,4. Quản suất Càn khôn định cõi bờ.5. Nhị kiếp Tây Âu cầm máy Tạo,6. Hữu duyên Đông Á nắm Thiên thơ.7. Hình hài Thánh Thể chừ nên tướng,8. Đài trọng hồng ân gắng cậy nhờ.(Khoán thủ: Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài)Chú thíchCâu 1: cho biết Đức Ngài là Ngự Mã Thiên Quân hộ giá Đức Chí Tôn từ trước đến nay.Câu 2: cho biết Đức Ngài nắm về Pháp, xoay chuyển cơ Trời theo Thiên thơ đã định.Câu 3: Đức Ngài nắm quyền phân định ngôi vị nơi cõi Cực Lạc Thế Giới. (Chính Đức Ngài được Đức Chí Tôn sai đi mở cửa CLTG bằng bửu pháp Giáng Ma Xử cho các chơn linh đạo đức nhập vào CLTG).Câu 4: Đức Ngài sẽ thay mặt Đức Chí Tôn cầm quyền cai trị Càn Khôn Thế Giới. Câu này kết hợp với Hai câu 7-8 trong bài Kinh Đại Tường cho chúng ta biết rằng: Ðức Phật Di-Lặc giáng chơn linh vào Đức Hộ Pháp.Câu 5: cho biết tiền kiếp của Ngài Phạm Công Tắc, giáng sanh xuống trần lần thứ nhì là Đức Chúa Jésus, mở Đạo Thiên Chúa ở Do Thái rồi truyền qua Âu Châu, cứu độ các sắc dân Âu Châu.Câu 6: Kiếp nầy Ngài giáng sanh xuống nước Việt Nam làm Hộ Pháp của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nắm giữ Thiên Thơ.Câu 7: Nhờ Ngài mà hình thể của Đức Chí Tôn tại thế (tức là Hội Thánh Cửu Trùng Đài ) được nên hình tướng.Câu 8: Phẩm vị của Ngài rất cao trọng, nhơn sanh gắng cậy nhờ ân huệ lớn lao của Ngài.Chúng ta với trí não phàm phu thô thiển, không thể hiểu rõ huyền diệu của Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng liêng, chỉ biết tìm tòi học hỏi chứ không dám kết luận.Trong Chí Tôn Ca, cuốn IV có viết về sự giáng lâm của Ngài như sau:“Bất cứ khi nào luật pháp suy đồi, và tình trạng vô luật lệ nổi lên trong mọi phương diện, lúc đó TA tự biểu lộ.Để cứu rỗi sự ngay chánh và xóa tan những gì tà vạy, để thiết lập định luật một cách vững vàng, TA giáng lâm hết thời đại này đến thời đại khác.”IV. QUAN ĐIỂM CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌCĐức Di Lạc, tên Ngài có nghĩa là lòng bác ái hay từ bi, đảm nhiệm chức vụ Chưởng Giáo khi Đức Thích Ca thành Phật, và từ đó đến nay, Ngài đã giúp đỡ rất nhiều về phương diện phát triển tôn giáo. Một trong những công việc đầu tiên của Ngài khi vừa nhậm chức là thừa dịp thế gian còn đang được thấm nhuần luồng từ điển dồi dào mạnh mẽ do sự hiện diện của Đức Phật tỏa ra, Ngài bèn sắp đặt cho những bậc Giáo Chủ xuất hiện cùng một lúc ở nhiều vùng khác nhau trên địa cầu. Bởi đó, trong một khoảng thời gian ngắn, chúng ta thấy ngoài Đức Phật Thích Ca, còn có Đức Giáo Chủ Shankaracharya và Mahavira xuất hiện ở Ấn Độ, Đức Mithra xuất hiện ở Ba Tư, Đức Lão Tử và Khổng Tử ở Trung Hoa và Đức Pythagoras ở xứ cổ Hy Lạp… Người nào đã đọc kinh Bhagavad Gita đều nhớ những giáo điều về lòng bác ái và sùng tín trong quyển kinh đó. Đức Bồ Tát thỉnh thoảng cũng nhập xác Đức Tsong Ka Pa, nhà cải tạo tôn giáo danh tiếng của xứ Tây Tạng, và trải qua nhiều thế kỷ Ngài đã từng gởi các vị đệ tử của Ngài như Nagarjuna, Aryasanga, Ramanujacharya, Madhavacharya, v.v… xuống thế gian để thành lập những môn phái mới, hoặc để làm sáng tỏ những chỗ huyền bí trong tôn giáo. Trong số những đệ tử của Ngài, có một vị được gởi xuống thế gian để lập nên Hồi giáo.Lẽ tất nhiên, Ngài chỉ có trách nhiệm về những tôn giáo đó trong hình thức ban sơ của nó mà thôi, chớ không có liên quan gì đến những sự biến thiên dời đổi do con người trong những tôn giáo đó tạo ra theo thời gian. Ngài thay đổi hình thức mỗi tôn giáo để cho phù hợp với nhân loại ở mỗi thời kỳ lịch sử mà nó được đưa ra; và mặc dầu phần hình thức có thể thay đổi cho phù hợp với trào lưu tiến hóa, nhưng phần giáo lý vẫn giống nhau.Trong thời kỳ tiến hóa của một giống dân, Ngài sẽ còn trở lại thế gian nhiều lần nữa để thành lập nhiều tôn giáo khác. Mỗi lần như thế, Ngài sẽ qui tựu chung quanh những người nào sẵn sàng theo Ngài, trong số đó Ngài sẽ chọn lấy vài người mà Ngài có thể liên lạc mật thiết hơn, tức là những vị đệ tử, hiểu theo ý nghĩa của huyền môn. Trong kiếp cuối cùng này, Ngài sẽ đạt tới quả vị Phật và hoàn toàn giác ngộ.( trích trong quyển Chơn sư và Thánh Đạo của C.W. Leadbeater, Nguyễn Hữu Kiệt dịch )Đức Di Lạc đã giáng linh hai lần, một lần làm Đức Krishna ở vùng đồng bằng Ấn Độ và một lần làm Christ ở xứ Palestine. Trong kiếp thai sinh làm Krishna, đặc điểm lớn nhứt của Ngài vẫn là bác ái; và trong lần chuyển kiếp ở xứ Palestine, lòng bác ái cũng vẫn là điểm cốt yếu trong giáo lý của Ngài. Ngài nói: «Điều răn mới mà Ta đem đến cho các ngươi, đó là: các ngươi hãy thương yêu lẫn nhau, cũng như ta thương yêu các ngươi vậy.» Ngài muốn cho tất cả các đệ tử đều có thể hợp nhứt với Ngài, cũng như Ngài đã hợp nhứt với đấng Cha lành. Vị tông đồ thân tín nhứt của Ngài, là thánh John, cũng đặc biệt nhấn mạnh về một ý nghĩa tương tự: «Kẻ nào không thương yêu đồng loại thì không biết được Thượng Đế, vì Thượng Đế tức là bác ái vậy.»Tiền kiếp của Đức Di Lặc Bồ Tát là Đức KRISHNA, lâm phàm dạy Đạo ở Ấn Độ. Ngài còn lâm phàm trong ba năm, mượn xác đệ tử Ngài là Đức Jesus để giảng Đạo trong ba năm chót tại Palestine(C.W.Leadbeater, L´Occultisme dans la mature, Paris, Adyar: 1926, trg. 11, 12: "Dans ces temps lointaines, c´était le Seigneur Gautama qui dirigeait ici-bas le domaine de la religion et de l´éducation, depuis, il transmis cette fonction au Seigneur Maitreya, que les occidentaux appellent le Christ, celui-là même qui prit le corps de Jésus pendant les trois dernières années de sa vie sur le plan physique).Trong Hồi giáo, Ngài có tên IMAN MADHI. Ngài giáng trần ở Anh Quốc có tên St. PATRICK. Ở thế kỷ 20, có Ngài KRISHNAMURTI được Đức Christ dạy dỗ trong quãng thời gian đầu của cuộc đời.Chú thích:Jiddu Krishnamurti được sinh ra ở Ấn độ năm 1885 và, lúc 13 tuổi, được bảo trợ bởi Tổ Chức Thần học Theosophical Society, đã công nhận ông là phương tiện cho “ Đức Thầy Thế Giới” giáng linh. Vào ngày 12 tháng giêng năm 1910, bà Annie Besant viết cho ông Leadbeater: “Rõ ràng rằng Đức Bồ Tát đă sử dụng thể xác của em bé mến yêu này. Dường như là một trách nhiệm nặng nề để trông chừng và giúp đỡ thể xác đó sao cho phù hợp với Đức Chưởng Giáo…..” (Mary Lutyens, Years of Awakening, ch.I). Vào năm 1926, Krishnamurti viết cho Leadbeater: “Con biết số phận và việc làm của con. Con biết một cách chắc chắn rằng con đang hòa nhập vào tâm thức của đấng Huấn sư duy nhất.Tâm điểm những lời giáo huấn của ông là nhận ra rằng những thay đổi cơ bản trong xã hội chỉ có thể được tạo ra bởi sự thay đổi của ý thức cá thể. Sự cần thiết phải hiểu rõ về chính mình và hiểu rõ những ảnh hưởng gây tách rời, gây giới hạn của tình trạng bị quy định thuộc quốc gia và tôn giáo liên tục được nhấn mạnh. Krishnamurti luôn luôn vạch ra sự cần thiết cấp bách phải có được sự khoáng đạt, phải có được “không gian rộng lớn trong bộ não” mà trong đó có năng lượng vô hạn. Điều này dường như đã là nguồn suối của sự sáng tạo riêng của ông và cốt lõi cho những ảnh hưởng to tát của ông đối với vô số người khắp thế giới. Ông tiếp tục giảng thuyết khắp thế giới cho đến khi qua đời năm 1986 ở tuổi chín mươi, tại Hoa Kỳ. Những buổi nói chuyện, những cuộc đối thoại, những lá thư và những bài viết trên báo của ông đã được tổng hợp thành hơn sáu mươi quyển.TIẾT 2: SỰ TÁI LÂM CỦA ĐỨC DI LẶCI. NHẬN BIẾT SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGÀINhân loại đang trông chờ sự giáng lâm của một Đấng Cứu Thế: Đấng có tên là Christ hay Di Lặc, hay Iman Madhi.Tất cả những gì nhân loại có thể hiểu được là qua nhiều thời đại, những vị đại diện, sứ giả của Thượng Đế thể hiện Thiên ý và ảnh hưởng đến toàn thế giới đến mức mà tên tuổi và ảnh hưởng của các Ngài được biết và cảm nhận hàng nhiều ngàn năm sau khi các Ngài không còn sống với con người của thế gian này. Các Ngài đến và ra đi, để lại một thế giới được thay đổi và một nền tôn giáo mới cho thế gian. Những lời tiên tri và tín ngưỡng đều cho nhân loại biết là các Ngài sẽ tái lâm giữa chúng ta vào ngày giờ thích hợp. Đấng Christ hay một Đấng Hóa Thân (Avatar) giáng trần thường do 2 lý do: do Thiên Cơ hay do sự thỉnh nguyện của nhân loại. Những khủng hoảng lớn lao xảy ra để chấm dứt những gì cũ kỹ lỗi thời, và sau đó khai sinh những đường lối mới mẻ, thích hợp hơn cho sự sống của Thương Đế đang tiến hóa. Các Ngài sẽ đến khi điều ác đang lan tràn như trong Chí Tôn Ca đã nói.Trước thời Đức Phật, Đấng Hóa Thân khai ngộ, thì Ánh sáng, Đạo tâm và sự công nhận Đấng Thượng Đế Siêu việt tuy đã có trong Bà La Môn giáo nhưng chưa rõ nét. Đức Phật Thích Ca lâm phàm và biểu lộ trong cuộc đời của chính Ngài, sự thật về một Thượng Đế Nội tại trong con người và một Thượng Đế Siêu việt. Đó là một chân lý tương đối mới đối với con người. Đức Phật là Đấng Giác Ngộ, vô cùng sáng suốt, quán thông vũ trụ nhưng Ngài không thể giảng rõ về siêu hình vì hồi 2500 trước, nếu Ngài giảng, trình độ nhơn loại không thể hiểu nỗi. Tuy nhiên, cái Ngài không dạy không có nghĩa là không có.Kinh điển của các tôn giáo có trước kia ít khi nhấn mạnh rằng Thượng Đế là Bác ái, là Tình thương cho đến khi Đức Christ đến. Ngài sống cuộc đời phụng sự và từ ái, rao giảng lời khuyên mới là:“HÃY YÊU THƯƠNG LẪN NHAU ”Ngài nhắc đến Thiên đàng và Địa ngục nhưng chưa giảng về các cảnh giới vô hình khác cũng như nói rõ hơn về Luân hồi, Quả báo...Trong 3 năm ngắn ngủi đi truyền giáo, Đức Christ đã làm hiển lộ và nhấn mạnh phẩm tính thiêng liêng này, nhờ thế mà thay đổi trọn cả những giá trị, mục tiêu và đời sống của con người.Qua nhiều thế kỷ, Giáo hội do nhiệt tâm quá mức đã muốn biến mọi dân tộc thành những người theo Thiên Chúa giáo, chứ không phải là những người tin theo Thiên Chúa. Giáo hội đã chú trọng đến giáo lý thần học chứ không chú trọng đến Tình thương, và sự Thông hiểu đầy tình thương như Đức Christ đã nêu gương…Nhân loại đang cần Tình thương và sự Công Chính. Vì thế Đức Christ hay Đức Di Lặc sẽ giáng lâm nhưng chưa biết ngày giờ nào. Tất cả còn tùy vào sự thỉnh nguyện nhiệt thành của nhơn loại, tùy vào sự chuẩn bị của các cộng sự điểm đạo đồ đang phụng sự trong nhiều đoàn thể tôn giáo, chính trị, kinh tế và khoa học. Thêm vào đó là những gì mà ta thường gọi là “ Thiên Ý bất khả tri”, tức cái ý định khôn lường của Đức Thượng Đế, Đấng Tối Cao. Nhưng lần này, Ngài sẽ đến vì nhân loại, vì cả thế gian chứ không phải chỉ của Thiên Chúa giáo. Ngài đến để hoàn tất công việc mà Ngài đã phát khởi cách nay 2000 năm, nhưng chưa rõ dưới màu da nào, dân tộc nào, thành phần nghề nghiệp nào.Sự hiện diện của Ngài sẽ được chứng minh qua 3 cách:· Kích thích ý thức tinh thần trong mỗi con người trên quy mô tòan cầu : tính chất thực tế của tiến trình này đã biểu lộ mạnh mẽ qua những đoàn thể Thiện nguyện, những người phục vụ công ích và góp phần vào sự cộng tác quốc tế, để giảm bớt nỗi khốn khổ trên thế giới, đồng thời tạo những liên giao chính đáng trong nhân loại.· Tạo ấn tượng nơi trí tuệ của những người được khai ngộ về các chân lý mới: sách vở, các tổ chức, những phong trào, các cuộc diễn thuyết…giúp quần chúng hiểu rõ.· Ngài có thể đến bằng Phàm thể hay chỉ giáng Linh, với tư cách gì và vào lúc nào thì chưa được minh định: từ trên cõi cao, việc giáng lâm vào một thế giới với sự tiến bộ vượt bực về khoa học nhưng hỗn loạn, bất hạnh đã bày ra trước mắt Ngài một hình ảnh đầy những thử thách.Tuy nhiên, với tư cách đại diện tình thương thiêng liêng, một lần nữa Ngài phải làm việc trong diễn trường thế giới, nơi mà những thông điệp trước đây của Ngài bị phủ nhận, bị lãng quên hay bị diễn giải sai lạc trong 2000 năm qua. Điều này đã gây nên bao hận thù, chia rẽ! Khoa biểu tượng đã bị các nhà thần học làm lệch lạc đến mức sự thanh khiết, minh bạch của giáo huấn ban sơ và sự giản dị của Đức Christ đã biến mất trong những nghi lễ không cần thiết, trong tiền bạc và trong tham vọng của con người. Đồng thời, tất cả những con đường khác để về với Thượng Đế đều bị cho là sai lầm, là tà giáo và cần được can thiệp! Người ta muốn áp đặt Thiên Chúa giáo vào những người đã chấp nhận nguồn hứng khởi và giáo huấn của Đức Phật hay các vị Sứ giả khác - những vị đã có trách nhiệm gìn giữ cho nguồn Thiên khải được liên tục. Người ta chú tâm vào sự hy sinh máu huyết trên thập tự giá mà quên Đức Christ đã dạy là hãy đặt niềm tin vào Thiên tính nơi chính mình.Nếu người tín hữu Ky Tô tìm kiếm Vị đã từ giã các đệ tử của Ngài cách nay hơn 2000 năm ắt sẽ không nhận ra được Đức Christ đang trên đường tái lâm vì trong tâm thức của Ngài không có ranh giới tôn giáo nào cả. Ngài là Đức Chưởng Giáo của cả thế gian, chứ không chỉ là một Huấn sư của Ky Tô giáo. Chính Ngài đã bảo rằng Ngài có những đoàn chiên khác. Giáo hội mới của Ngài sẽ tập hợp tất cả những người có tâm thức Christ, những người yêu thương đồng loại.II. ĐỨC CHRIST CỦA KỶ NGUYÊN BẢO BÌNH- Trong thời đại Song Nam, biểu tượng đôi trụ đá đã lưu dấu trong hội Tam Điểm của thời đại này, ra đời cách nay khoảng 8.000 năm- Giáo huấn về việc thờ con nghé vàng (tượng trưng tiền bạc ) là đặc điểm của thời kỳ Mặt trời ở trong cung Kim Ngưu. Thời kỳ này Đức Mithras làm Chưởng giáo.- Giáo huấn của thời đại Dương Cưu (Capricorne- Cừu đực ) là giáo huấn về con dê chuộc tội của Do Thái giáo ( 2400 BC). Trong thời kỳ này, còn có Đức Krishna, Đức Phật Thích Ca, Đức Sankaracharya.- Khi Mặt trời đi vào cung Song Ngư (Pisces- con cá) năm 255 BC: Đức Christ, qua Đức Jesus, là Huấn sư sáng lập Thiên Chúa giáo. Biểu tượng con cá trong cả 4 sách Phúc Âm đều phù hợp. Trước khi thăng Thiên, Ngài có đề cập tới kỷ nguyên Bảo Bình (biểu tượng người mang bình nước)..- Mặt Trời hiện đang đi vào chòm sao Bảo Bình (Aquarius ). Tân kỷ nguyên đã bắt đầu. Thành tựu tinh thần vĩ đại và biến chuyển tiến hóa của thời đại mới sẽ là những mối liên giao được thiết lập giữa các dân tộc, giúp mọi người ngồi lại với nhau trong sự hiện diện của Đấng Christ để chia sẻ “bánh mì và rượu nho”. Sự chia sớt thực phẩm, bắt đầu ở cõi trần, sẽ là món quà của kỷ nguyên Bảo Bình dành cho nhơn loại.Tuy nhiên, hiệu quả quan trọng của kỷ nguyên này sẽ là các tiến trình hợp tác, và sự xuất hiện của nền tân tôn giáo thế giới, hình thành trên những cảnh giới nội tại, với chủ âm là tinh thần Đại đồng và điểm đạo.Không khí là đặc tính của Bảo Bình, thấy qua việc con người dần dần làm chủ không gian, ban đầu là phi cơ rồi phi thuyền với tầm mức không ngừng hướng ra ngoài, đẩy lui thêm biên cương trong không gian mà con người cảm biết. Cũng một ý di chuyển trong không gian ta có thể kể là radio và truyền hình. Bởi tư tưởng mang đặc tính trên, tham thiền ngày càng được hiểu rõ hơn và có nhiều người tập.So sánh Bảo Bình với thời đại trước nó là Song Ngư, ta có chuyện thú vị là trong thời đại Song Ngư với đặc tính nước, hàng hải là nét chính của nền văn minh xưa. Nói khác đi, con người chế ngự được sông nước, đại dương. Về mặt bí truyền, việc làm chủ được không khí dẫn đến việc mọi chuyện trong tương lai trở nên nhẹ, thanh bai hơn, chất liệu ta biết lúc này sẽ đi lần qua cõi ether, song song với việc nhãn quan hóa tinh tế hơn để thấy được cõi ấy.Về mặt tình cảm, lực tình cảm phát xuất từ Bảo Bình sẽ kích thích thể Vía con người, giúp nó thành một khối thuần nhất hơn, thành một tập thể huynh đệ không còn màng tới những khác biệt về giống nòi, quốc gia, đưa sự sống con người đi tới chỗ hợp nhất, hòa đồng. Điều này có nghĩa trong một ngàn năm tới và theo cách mà bây giờ ta không sao ngờ được, một sức sống kết hợp sẽ tràn ngập, nối kết mọi người thành một khối anh em hoàn toàn. Ảnh hưởng về mặt tình cảm của nó sẽ nhằm thanh tẩy thể tình cảm của người, làm cho thế giới vật chất mất đi sức hấp dẫn mạnh mẽ, và có thể vào những giai đoạn cuối của thời đại Bảo Bình nó sẽ đạt tới mức phóng đại lạ lùng về mặt cảm xúc, y như sự quyến rũ quá đáng của vật chất mà con người trải qua vào cuối thời Song Ngư.Sang chuyện tâm thức, tân kỷ nguyên sẽ có những giá trị tâm linh mới, Một ý nghĩa mới về cuộc đời, và việc diễn giải ý nghĩa ấy làm đời sống hằng ngày được phong phú hơn. Chẳng hạn những ý tưởng của thời đại đã qua như:- Sự chết- Sự hy sinh- Sự cứu chuộc qua trung gian một Đấng cao cả- Thay điều thấp bằng điều cao (tính nhị nguyên)sẽ nhường chỗ cho:- Sự sống.- Phụng sự- Sự hợp nhất tinh thần giữa cái cao và cái thấp (nhất nguyên) mang lại việc đời sống nhân loại sẽ vang lên nốt mới, chứa đựng hy vọng và hoan lạc, sức mạnh và tự do.Ta đang sống ở buổi giao thời lúc một thời đại đang chấm dứt và cái khác bắt đầu, nên thế giới có thể được chia làm hai khối người, tùy theo cách đáp ứng của họ với các lực.Lực của thời đại Song Ngư còn rất mạnh, vẫn là lực căn bản và hiện giờ có tính phá hoại so với lực mới, làm cản trở ảnh hưởng cái sau. Đây là lực hấp dẫn khối quần chúng đông đảo kém hiểu biết, họ tiếp nhận và có phản ứng với nó vì đối với họ, ấy là con đường dễ dàng ít trở ngại nhất. Họ là những người ít suy nghĩ mà lại dễ tin, có ý thức ở mức trung bình hay kém hơn.Lực của Bảo Bình cho ra tác dụng rộng rãi và tổng quát trên cõi ether, thảo mộc, sông nước và trên những ai đã biết sử dụng cái trí ít nhiều. Nó gợi hứng cho ai đi theo các đường lối tư tưởng mới, họ cảm nhận các ý tưởng đang tuôn tràn vào địa cầu, nhưng cách diễn giải có thể sai. Dù vậy, chuyện đáng nói là họ có khả năng đáp ứng với lực của tân kỷ nguyên và ảnh hưởng đang có của lực trên tâm trí và não bộ của họĐể cho dễ hiểu ta có thể nói lực Song Ngư mang nét bảo thủ, còn người chịu ảnh hưởng Bảo Bình thường tỏ ra cấp tiến. Tranh chấp vì vậy sẽ xẩy ra và không thể tránh được khi phái bảo thủ muốn duy trì những tín điều, triết lý, phương pháp tuy hữu dụng trong quá khứ nhưng nay không còn thích hợp với tâm lý và hoàn cảnh mới của đời sống con người, và phái cấp tiến hô hào những giá trị, quan niệm mới phù hợp với tâm tình và trí tuệ của nhân loại thế kỷ 21. Sự thành công của tân kỷ nguyên có nghĩa là phần tinh thần của nhân loại được phát triển mạnh mẽ hơn và do thế, ta phải bàn đến các tà lực. Đó là những năng lực mạnh mẽ, tác động nhằm duy trì phần vật chất, đường lối cũ xưa, trên hết thẩy đó là những lực nhằm làm kết tinh, bảo tồn phần hình thể (như đường lối giáo dục cũ, định chế chính trị không còn hợp thời), tính hấp dẫn của vật chất và vẻ hào nhoáng bên ngoài của hình thể trong ba cõi. Chúng cố tình ngăn chặn sự tuôn tràn của những gì mới mẻ và mang lại sự sống, sự hiểu biết về tân kỷ nguyên, nhằm bảo vệ chuyện gì cũ và quen thuộc, phá hoại ảnh hưởng của nền văn hóa và văn minh mới, làm con người mù quáng, tiếp tục nuôi dưỡng lòng thù ghét, chia rẽ và chỉ trích.Với tầng lớp trí thức, lực này ẩn dưới từ ngữ đẹp đẽ, xúi giục người bầy tỏ sự thù ghét kẻ khác, bài bác chủ thuyết, thêm sinh lực vào mầm hận thù có sẵn trong nhiều người. Lòng sợ hãi được giúp cho bùng cháy để giữ lại chuyện xưa cũ, biến việc chưa biết là tân kỷ nguyên thành điều không đáng ao ước, và kềm hãm lực tiến hóa và lực phát triển để được lợi cho chính mình. Với người chưa hiểu biết, họ là tượng trưng cho tinh thần quốc gia cực đoan, óc chia rẽ, nô lệ và phục tùng mù quáng, óc bè phái trong tôn giáo và sự lệ thuộc vào một thẩm quyền nào, hoặc đó là giáo hoàng hoặc là tín điều; họ chống đối lại mọi tiến bộ và cải cách mới mẻ.Muốn tránh những điều đó, người ta có thể tự xếp mình vào hàng ngũ những ai tin tưởng vào tình huynh đệ, sao cho niềm tin ấy là động cơ của mọi hoạt động của ta trong tôn giáo, chính trị và giáo dục, cũng như có tâm thức bao trùm mọi vật, lưu tâm đến toàn khối thay vì một thành phần riêng. Công việc của tân kỷ nguyên chỉ thực hiện được bởi ai không nuôi lòng chia rẽ, không trở thành tụ điểm cho lòng thù ghét hay thành tác nhân thực hiện lực ấy. Canh giữ thân tâm để không phát các ý vừa ghi cùng nuôi dưỡng tình thân ái là phương pháp cho người hiểu biết. Trước tiên nhân loại phải nâng tâm thức lên cõi trí, mở rộng để bao trùm luôn cõi tình cảm, trí tuệ vừa phải linh hoạt vừa phải cởi mở, óc thông minh của trọn loài người cần ở mức cao hơn. Kế đó là nhu cầu phá tan hàng rào phân ly, cô lập và thành kiến, những chuyện đã làm ngăn cách con người với nhau. Theo với thời gian con người hóa tự mãn, tự hào về nòi giống mình, gây sự chia rẽ sâu xa giữa các dân tộc.Chuyện đáng mừng là cho tới nay đã có nhiều nỗ lực nhằm giải quyết điều này, chẳng hạn:- Phương tiện truyền thông được sử dụng, làm mọi người cùng biết đến các vấn đề trên thế giới và thấy gần nhau hơn.- Những tổ chức từ thiện quốc tế làm sống động tình huynh đệ đại đồng.Đức Christ là Đấng sẽ hợp nhất Đông và Tây. Ngài sẽ cộng tác chặt chẽ với Đức Phật Thích Ca (nguyên lý Minh Triết) cho đến khi sự hòa hợp và tái tạo thật sự xảy ra, cùng với một số kế hoạch chuẩn bị cho nền văn minh sắp tới của kỷ nguyên Bảo Bình.Trước đó, Đức Phật đã giải đáp những câu hỏi được đặt ra vào thời Ngài bằng cách nêu lên Bốn Chân Lý cao cả (TỨ DIỆU ĐẾ). Ngài dạy rằng nguyên nhân của đau khổ do chính con người tự tạo vì tập trung ham muốn vào những thứ vật chất nhất thời, tạo nên những mối thất vọng, thù ghét và tranh chấp.Ngài dạy cách giải trừ, diệt khổ bằng cách đánh giá đúng các sự vật, đừng xem các sở hữu là chính yếu, phải học hạnh từ bỏ và tìm cách giải thoát khỏi các mối ràng buộc đó. Hãy theo BÁT CHÁNH ĐẠO là con đường tương giao đúng đắn với nhơn loại và Thượng Đế. Nhờ thế, con người được hạnh phúc.Tám bước trên con đường này là:1. CHÁNH TRI KIẾN: khả năng đánh giá đúng2. CHÁNH NGỮ : lời nói chơn chánh3. CHÁNH MẠNG : cách sinh sống chơn chánh4. CHÁNH TƯ DUY : suy nghĩ những điều chơn chánh5. CHÁNH NIỆM : nguyện cầu chơn chánh6. CHÁNH NGHIỆP : hành động chơn chánh7. CHÁNH TINH TẤN: nỗ lực chơn chánh8. CHÁNH ĐỊNH : quán về đề mục chơn chánhNgài đã dọn đường để 500 năm sau, Đức Jesus Christ rao giảng về Bác ái, về linh hồn, về tình huynh đệ vì tất cả đều là con của Thượng Đế. Các tín ngưỡng Đông phương chú trọng nhiều đến Thượng Đế hằng hữu nội tại ẩn tàng trong tâm hồn con người, là Chơn Ngã, là Chơn Linh, là Atma, tinh vi hơn tất cả những gì nhỏ nhất nhưng bao gồm tất cả. Các tín ngưỡng Tây phương trình bày một Thượng Đế Siêu việt, ở ngoài vũ trụ của Ngài. Đức Krishna đã tóm tắt trong Chí Tôn Ca: TA vẫn tồn tại, dù đã thấm nhuần toàn thể vũ trụ này bằng một phần nhỏ của chính ta.Đức Thượng Đế dù vĩ đại hơn những gì toàn thể những gì Ngài đã sáng tạo, nhưng Ngài vẫn hiện diện trong từng phân tử. Đấng Thương Đế Siêu việt bảo đảm cơ tiến hóa cho toàn thể Càn khôn vũ trụ.III. CHUẨN BỊ CHO SỰ GIÁNG LÂM CỦA ĐỨC DI LẶC.Ngày nay, nhơn loại đang hướng về việc hòa hợp các tín ngưỡng, quan niệm về một nền tôn giáo mới cho thế giới đang được mong mỏi. Nền tôn giáo này sẽ chú trọng đến tính duy nhất, tình huynh đệ đại đồng, lòng Thương yêu và Công chánh trong mọi người. Con người phải biết chấp nhận nhơn loại có cùng một mái nhà chung là hành tinh này, có cùng một Đấng Cha chung. Hãy dẹp bỏ hàng rào phân biệt giữa các giống dân, giữa các quốc gia, giữa các hạng người. hãy gieo rắc Thiện chí và hòa hợp thiện chí thành một mãnh lực hoạt động hợp nhất.Khi nào Đức Di Lặc giáng lâm? Khi nền văn minh cũ với những hỗn loạn do xu phụng vật chất được chấm dứt, khi các thế lực bảo thủ bị ngăn chận để dọn đường cho cái mới? Chúng ta cũng nên hiểu rằng: chiến tranh- với tất cả những thảm họa, tàn ác không thể tả - chẳng khác nào cây chổi của Đấng Tạo Hóa. Ngài có thể dùng nó để quét sạch tất cả những chướng ngại trên đường trở lại của Con Ngài.Mỗi cá nhân nên làm gì để giúp cho cuộc tái lâm của Ngài được nhanh chóng? Sự thử thách là ở đây.Mắt con người rơi lệ do thương thân xót phận chứ không do lòng ăn năn hối cải, và vì lòng người còn dửng dưng trước sự nghèo đói, dốt nát của đồng loại. Tiền bạc, tài chánh trên thế giới đang hết sức mất quân bình tạo nên những người quá giàu có không biết dùng đến bao giờ mới hết tiền trong khi có quá nhiều người cùng khổ mà không được chia sẻ, không được biết đến lòng thương yêu của Thượng Đế . Ngoài ra, trong 24 giờ mỗi ngày, con người dành bao nhiêu phút làm việc cho Ngài hay tưởng đến Ngài? Chỉ khi nào nhơn loại chuẩn bị sẵn cho sự giáng lâm của Ngài, tức “dọn đường cho Chúa, sửa thẳng những lối Ngài đi” (Matthew III:2) thì Ngài mới đến.Từ sự đổ vỡ của tín điều, truyền thống và niềm tin, của những chỉ dạy sai lầm, từ sự hoài nghi, hỗn loạn, và dằn vặt nội tâm; lòng người nẩy sinh quyết tâm mới mẻ là tập luyện chính mình hầu thủ đắc những khả năng, cho phép họ tiếp xúc được với Chân sư và Thượng Đế nhờ chính nỗ lực của mình. Bởi vậy, khi Đức Di Lặc tái xuất hiện, chẳng những Ngài sẽ đến với các nhóm tổ chức thực tâm làm việc cho tình huynh đệ, mà Ngài còn đến trong tim tất cả những ai khao khát muốn tiếp đón, và có trực giác đủ mạnh để nhận ra Ngài.Kỳ xuống trần này không giới hạn vào một thân xác hay trung gian được chuẩn bị sẵn, mà bất cứ nơi nào có con tim đầy ước vọng, thì đó là trung gian và tác nhân cho Ngài sử dụng.( Theo Phụng sự Theosophies )CẦU NGUYỆNCon chắp tay cúi đầu đảnh lễ
Chư Phật, chư Bồ tát, chư Hiền, Thánh, Tăng
Của ba đời quá khứ, hiện tại và tương laiNhững người mang phẩm chất tuyệt vời bao la như biển rộng,
Ðã ôm vào lòng tất cả các chúng hữu tình, những linh hồn tuyệt vọng
Như là đứa con yêu duy nhất của mình,
Với tất cả tiếng kêu thương trầm thống.Hôm nay con thành tâm nguyện cầu cho công lý mãi duy trì.Những giáo pháp của Ðức Bổn Sư có công năng giải trừ
Những khổ đau của vòng luân hồi sinh tử.
Con nguyện cầu những giáo pháp này sẽ lan truyền rộng hơn
Mang phồn vinh và hạnh phúc đến cho toàn thế giới…
Loài hữu tình yếu đuối của chúng con đã không ngừng bị giày vò
Bởi những nỗi khổ đau, bị chế ngự bởi những tác hành ác nghiệp
Ðã không ngừng gây ra và ngày càng gia tăng mãnh liệt.
Xin nguyện cầu cho những nỗi kinh hoàng
dấy lên từ những cuộc chiến tang thương đẫm máu,
những đói nghèo bệnh hoạn của kiếp người
Sẽ chóng tan biến để nhân loại có thể được sống thoải mái tự do
Trong đại dương của hạnh phúc, an lạc!
Ðặc biệt hôm nay, con cũng xin được nguyện cầu cho
Những đứa con ngoan hiền đã bị thảm sátbằng đủ mọi cách, không chút tiếc thương
Dưới bàn tay của những kẻ dã man, thuộc thế lực vô minh, bóng tối.
Ðể cho điều thiện được xiển dương trên thế gian
và quyền lực từ bi của Ngài thêm sáng tỏ,
Xin hãy chóng làm cho giòng sông máu và nước mắt thôi chảy nữa!
Và với tâm từ bi vô lượng, xin hãy giúp những kẻ độc ác nhẫn tâm
Lánh xa khỏi những tình cảm điên rồ quỷ ám
Những kẻ không còn trái tim biết yêu thương
Tự hủy diệt đời mình và kẻ khác
Xin nguyện cầu cho họ sớm có được đôi mắt trí huệ
Biết phân biệt chánh tà
Ðể nhân loại được sống trong niềm vinh quang của yêu thương và tình huynh đệ!ÐỨC ÐẠT LAI LẠT MA 14ĐẠI THỈNH NGUYỆN( LỜI THỈNH NGUYỆN DÀNH CHO TOÀN THẾ GIỚI )
***Từ điểm Ánh Sáng trong trí Thượng ĐếCầu xin Ánh sáng tuôn rải vào trí con ngườiCầu xin Ánh sáng giáng xuống trần gian.Từ nguồn Tình Thương trong tâm Thượng ĐếCầu xin Tình Thương tuôn rải vào tâm con ngườiCầu xin Đức Di Lặc ( Đức Christ ) trở lại trần gianTừ trung tâm nơi Thiên Ý biểu lộCầu xin Thiên Ý hướng dẫn ý chí nhỏ bé của con ngườiThiên Ý mà các Chân Sư đều biết và phụng sự.Từ trung tâm mà chúng ta gọi là nhân loạiCầu xin Thiên Cơ, Ánh Sáng và Tình Thương thực thiVà cầu xin Thiên Cơ đóng kín lối dẫn vào sự ác.Cầu xin Ánh Sáng, Tình Thương và Quyền Năng tái lập Thiên Cơ trên trần gian.---*---THE GREAT INVOCATIONFrom the point of Light within the mind of God
Let light stream forth into the minds of men
Let Light descend on EarthFrom the point of Love within the heart of God
Let Love stream forth into the heart of men
May Christ return to EarthFrom the centre where the Will of God is known
Let purpose guide the little wills of men
The purpose which the Masters know and serve.From the centre where we call the race of men
Let the Plan of Love and Light work out
And may it seal the door where evil dwellsLet Light, Love and Power restore the Plan on Earth.*Lời Thỉnh nguyện trên đây thuộc về toàn nhân loại. Chân lý nói rằng:
- có một Đấng Thông Tuệ mà ta gọi là Thượng Đế.
- ẩn trong toàn cuộc biểu hiện có quyền năng phát động vũ trụ là Tình Thương.
- Có một Đấng Cao cả đã đến thế gian, mà người Thiên Chúa Giáo gọi là Đức Christ, Người đã thể hiện tình thương đó để chúng ta có thể hiểu được.
- Tình Thương và Thông Tuệ đều là những hiệu quả của Ý chí Thượng Đế.
- 5.Chỉ thông qua chính nhân loại, Thiên Cơ mới có thể thực thi.
A.A. Bailey* * *Đọc Sấm ký Nguyễn Bỉnh KhiêmHoàng Kim (Sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn)Sấm ký là những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm (từ năm 1509 đến năm 2009). Đây là những dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời, tự cường, hướng thiện và lạc quan theo lẽ tự nhiên “thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả”. “Trạng Trình đã nắm được huyền cơ của tạo hóa” (lời Nguyễn Thiếp – danh sĩ thời Lê mạt). “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (lời Chu Xán - sứ giả của triều Thanh).Sấm ký ở bản A có 262 câu, gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm ký”. Đây là bản trích ở bộ “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” (tập 2) của Trịnh Văn Thanh - Sài Gòn – 1966. Ngoài bản A còn có ít nhất ba dị bản về sấm Trạng Trình. Tài liệu liên quan hiện có 20 văn bản, trong đó 7 bản là tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội (trước đây là Viện Viễn Đông Bác Cổ) và Thư viện Quốc gia Hà Nội và 13 tựa sách quốc ngữ về sấm Trạng Trình xuất bản từ năm 1948 đến nay. Bản tiếng quốc ngữ phát hiện sớm nhất có lẽ là Bạch Vân Am thi văn tập in trong Quốc Học Tùng Thư năm 1930 mà hiện nay vẫn chưa tìm được.Sấm ký gắn với những giai thoại và sự thật lịch sử. Nhiều nội dung trong sấm ký hiện đã được giải mã, chứng minh tính đúng đắn của những quy luật - dự đoán học trong Kinh Dịch và Thái Ất thần kinh”. Trước Nguyễn Bỉnh Khiêm, vua Phật Trần Nhân Tông (1258-1308) là người rất coi trọng phép biến Dịch. Người đã viết trong “Cư trần lạc đạo”: “Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Thái Ất thần kinh”, “Cảm đề” và “Sấm ký” đã lưu lại một tài sản văn hoá vô giá cho Việt Nam và Nhân loại.
CẢM ĐỀ
Nguyễn Bỉnh Khiêm
1- Thanh nhàn vô sự là tiên
Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi
Cơ tạo hoá
Phép đổi dời
Đầu non mây khói tỏa
Mặt nước cánh buồm trôi
Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh trời
Tuổi già thua kém bạn
Văn chương gửi lại đời
Dở hay nên tự lòng người cả
Nghiên bút soi hoa chép mấy lời
Bí truyền cho con cháu 2)
Dành hậu thế xem chơi
SẤM KÝ
15- Nước Nam từ họ Hồng Bàng
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi dời
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao lần ngôi nước đổi thay
Núi sông thiên định đặt bày
Đồ thư một quyển xem nay mới rành
21- Hoà đao mộc lạc,
Thập bát tử thành.
Đông A xuất nhập
Dị mộc tái sinh.
25- Chấn cung xuất nhật
Đoài cung vẫn tinh.
Phụ nguyên trì thống,
Phế đế vi đinh.
29- Thập niên dư chiến,
Thiên hạ cửu bình.
Lời thần trước đã ứng linh,
Hậu lai phải đoán cho minh mới tường.
33- Hoà đao mộc hồi dương sống lại
Bắc Nam thời thế đại nhiễu nhương.
Hà thời biện lại vi vương,
Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn.
37- Lê tồn, Trịnh tại,
Lê bại, Trịnh vong.
Bao giờ ngựa đá sang sông,
Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng.
Hà thời thạch mã độ giang.
Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu.
43- Chim bằng cất cánh về đâu?
Chết tại trên đầu hai chữ quận công.
Bao giờ trúc mọc qua sông,
Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây.
47- Đoài cung một sớm đổi thay,
Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn.
Đầu cha lộn xuống chân con,
Mười bốn năm tròn hết số thời thôi.
51- Phụ nguyên chính thống hẳn hoi,
Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê.
Dục lòng chim chích u mê,
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.
55- Để loại quỷ bạch Nam xâm,
Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly
Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy
Gia đình một ở ba đi dần dần.
Cho hay những gã công hầu,
Giầu sang biết gửi nơi đâu chuyến này.
61- Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am mây.
65- Lâm giang nổi sóng mù thao cát,
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy.
Một ngựa một yên ai sùng bái?
Nhắn con nhà vĩnh bảo cho hay.
69- Tiền ma bạc quỷ trao tay
Đồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua,
Giữa năm hai bẩy mười ba,
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây.
73- Rồng nằm bể cạn dễ ai hay,
Rắn mới hai đầu khó chịu thay,
Ngựa đã gác yên không người cưỡi
Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây.
77- Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu
Gà kia vỗ cánh chập chùng bay
Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày.
81- Nói cho hay khảm cung ong dậy,
Chí anh hùng biết đấy mới ngoan.
Chữ rằng lục, thất nguyệt gian
Ai mà giữ được mới nên anh tài.
85- Ra tay điều độ hộ mai
Bấy giờ mới rõ là người an dân
Lọ là phải nhọc kéo quân,
Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về.
89- Phá điền than đến đàn dê
Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng
Dê đi dê lại tuồn luồn
Đàn đi nó cũng một môn phù trì
93- Thương những kẻ nam nhi chí cả
Chớ vội sang tất tả chạy rong
Học cho biết chữ cát hung
Biết phương hướng đứng chớ đừng lầm chi
Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ nhi ngộ tưởng gì đợi mong.
99- Kìa những kẻ vội lòng phú quý
Xem trong mình một tí đều không
Ví dù có gặp ngư ông
Lưới dăng đâu dễ nên công mà hòng.
103- Khuyên những đấng thời trung quân tử
Lòng trung nghi nên giữ cho mình
Âm dương cơ ngẫu hộ sinh
Thái Nhâm, Thái Ất trong mình cho hay.
Chớ vật vờ quen loài ong kiến
Hư vô bàn miệng tiếng nói không.
109- Ô hô thế sự tự bình bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch
Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng.
113- Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc
Ngưu xuất lam điền nhật chính đông
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong.
117- Ngỡ may gặp hội mây rồng
Công danh rạng rỡ chép trong vân đài
Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà đặt vững ai hay tỏ tường?
121- So mấy lề để tàng kim quỹ
Kể sau này ngu bỉ được coi
Đôi phen đất lở, cát bồi
Đó đây ong kiến, dậy trời quỷ ma
125- Ba con đổi lấy một cha
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền
Mão Thìn Tí Ngọ bất yên
Đợi tam tứ ngũ lai niên cùng gần.
129- Hoành Sơn nhất đái
Vạn đại dung thân
Đến thời thiên hạ vô quân
Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành.
133- Gà kêu cho khỉ dậy nhanh
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung
Thiên sinh hữu nhất anh hùng
Cứu dân độ thế trừ hung diệt tà.
137- Thái Nguyên cận Bắc đường xa
Ai mà tìm thấy mới là thần minh
Uy nghi dung mạo khác hình
Thác cư một góc kim tinh non đoài
141- Cùng nhau khuya sớm chăn nuôi
Chờ cơ mới sẽ ra đời cứu dân
Binh thư mấy quyển kinh luân
Thiên văn địa lý, nhân dân phép màu
145- Xem ý trời ngõ hầu khải thánh
Dốc sinh ra điều đỉnh hộ mai
Song thiên nhật nguyệt sáng soi
Thánh nhân chẳng biết thì coi như tường
149- Thông minh kim cổ khác thường
Thuấn Nghiêu là trí, Cao Quang là tài
Đấng hiên ngang nào ai biết trước
Tài lược thao uyên bác vũ văn
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ hung hăng với người.
155- Chưa từng thấy nay đời sự lạ
Chốc lại mòng gá vạ cho dân
Muốn bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?
159- Đã ngu dại Hoàn, Linh đời Hán
Lại đua nhau quần thán đồ lê
Chức này quyền nọ say mê
Làm cho thiên hạ khôn bề tựa nương
Kẻ thì phải thuở hung hoang
Kẻ thì bận của bổng toan, khốn mình
165- Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An
169- Nực cười những kẻ bàng quang
Cờ tam lại muốn toan đường chống xe
Lại còn áo mũ xun xoe
Còn ra xe ngựa màu mè khoe khoang.
173- Ghê thay thau lẫn với vàng
Vàng kia thử lửa càng cao giá vàng
Thánh ra tuyết tán mây tan
Bây giờ mới sáng rõ ràng nơi nơi.
177- Can qua, việc nước bời bời
Trên thuận ý trời, dưới đẹp lòng dân
Oai phong khấp quỷ kinh thần
Nhân nghĩa xa gần bách tính ngợi ca
181- Rừng xanh, núi đỏ bao la
Đông tàn, Tây bại sang gà mới yên
Sửu Dần thiên hạ đảo điên
Ngày nay thiên số vận niên rành rành.
185- Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình
189- Sự đời tính đã phân minh
Thanh nhàn mới kểchyện mình trước sau
Đầu thu gà gáy xôn xao
Mặt trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long.
193- Chó kêu ầm ỉ mùa đông
Cha con Nguyễn lại bế bồng nhau đi
Lợn kêu tình thế lâm nguy
Quỷ vương chết giữa đường đi trên giời
197- Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời.
201- Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa hồng quỷ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
205- Chín con rồng lộn khắp nơi
Nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu
Lời truyền để lại bấy nhiêu
Phương đoài giặc đã đến chiều bại vong
Hậu sinh thuộc lấy làm lòng
Đến khi ngộ biến đường trong giữ mình.
211- Đầu can Võ tướng ra binh
Ắt là trăm họ thái bình âu ca
Thần Kinh Thái Ất suy ra
Để dành con cháu đem ra nghiệm bàn
215- Ngày thường xem thấy quyển vàng
Của riêng bảo ngọc để tàng xem chơi
Bởi Thái Ất thấy lạ đời
Ấy thuở sấm trời vô giá thập phân
219- Kể từ đời Lạc Long Quân
Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian
Mỗi đời có một tôi ngoan
Giúp chung nhà nước dân an thái bình
223- Phú quý hồng trần mộng
Bần cùng bạch phát sinh
Hoa thôn đa khuyển phệ
Mục giã giục nhân canh
Bắc hữu Kim thành tráng
Nam hữu Ngọc bích thành
Phân phân tùng bách khởi
Nhiễu nhiễu xuất đông chinh
Bảo giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
233- Rồi ra mới biết thánh minh
Mừng đời được lúc hiển vinh reo hò
Nhị Hà một dải quanh co
Chính thực chốn ấy đế đô hoàng bào
Khắp hoà thiên hạ nao nao
Cá gặp mưa rào có thích cùng chăng?
239- Nói đến độ thầy tăng mở nước
Đám quỷ kia xuôi ngược đến đâu
Bấy lâu những cậy phép màu
Bây giờ phép ấy để lâu không hào
243- Cũng có kẻ non trèo biển lội
Lánh mình vào ở nội Ngô Tề
Có thầy Nhân Thập đi về
Tả hữu phù trì, cây cỏ thành binh
247- Những người phụ giúp thánh minh
Quân tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai
Phùng thời nay hội thái lai
Can qua chiến trận để người thưởng công
251- Trẻ già được biết sự lòng
Ghi làm một bản để hòng giở xem
Đời này những thánh cùng tiên
Sinh những người hiền trị nước an dân
255- Này những lúc thánh nhân chưa lại
Chó còn nằm đầu khải cuối thu
Khuyên ai sớm biết khuông phù
Giúp cho thiên hạ Đường, Ngu ngỏ hầu.
259- Cơ tạo hoá phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới tỏ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.Nay tính lại thì triều đại Tây sơn, kể từ khi dấy nghiệp (1789) cho tới khi diệt vong (1802), được chia ra hai đời vua: Nhạc-Huệ-Lữ và Quang Toản (Cảnh Thịnh), cộng được 14 năm, sau khi phải đương đầu với nhiều địch thủ hùng mạnh như cựu Nguyễn, vua Lê, chúa Trịnh và quân Mãn Thanh, cho nên trong dân gian lúc ấy có truyền tụng hai câu:Ðầu cha lấy làm chân conMười bốn năm tròn hết số thời thôiCha nhỏ đầu con nhỏ chânÐến năm Nhâm Tuất thì chân chẳng cònNếu chúng ta chiết tự những chữ chính yếu trong hai câu này thì chúng ta sẽ thấy: chữ Quang trong hiệu của cha là Quang Trung cho chữ tiểu là nhỏ ở trên đầu; còn chữ Cảnh trong hiệu của con là Cảnh Thịnh cũng có chữ tiểu là nhỏ ở dưới chân. Tính từ năm Kỷ Dậu 1789 là năm Lê mất, vua Quang Trung mới thật sự trị vì, đến năm Nhâm Tuất 1802 là năm nhà Tây Sơn bị diệt thì vừa đúng 14 năm. Những ca dao trên đọc lên như là sấm ký, sấm ngữ, thường thường xuất hiện trước khi xảy ra sự việc, như là lời tiên tri của thần linh, để cho dân gian kiểm điểm mỗi khi ứng nghiệm. Và bây giờ chúng ta đương nhiên bước vào lãnh vực sấm ký có liên hệ đến nhà Tây Sơn.Trong sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1494-1595), câu sấm đầu tiên có nói tới nhà Tây Sơn là:Hà thời biện lại vi vươngThử thời Bắc tận Nam trường xuất bônThời nào mà có biện lại, tuần biện, thừa biện làm nên bậc đế vương trong lịch sử nước ta? Chỉ có thời Tây Sơn mà thôi: Nguyễn Nhạc từng làm thừa biện ở huyện Vân đồn, tỉnh Qui nhơn, sau xưng là Tây Sơn vương, mở đầu niên hiệu Thái Ðức, lúc bấy giờ chẳng những phía Bắc Lê Trịnh phải dứt mà phía Nam cựu Nguyễn cũng phải tìm đường mà chạy.Lại thêm tám câu này trong sấm trạng:Chim Bằng cất cánh về đâuChết tại trên đầu hai chữ Quận côngBao giờ trúc mọc sang sôngMặt trời sẽ lại đỏ hồng non TâyÐoài cung một sớm đổi thayChân cung sau cũng sa ngay chẳng cònÐầu cha lộn xuống chân conMười bốn năm tròn hết số thì thôiNhững câu này được giải thích và hiểu như sau: Nguyễn Hữu Chỉnh thường tự ví mình với chim Bằng sau khi được vua Lê chiêu Thống phong chức Ðại Tư Ðồ, Bằng Trung Quận công, Chỉnh thừa thế lộng hành. Vua Quang Trung ở Huế bèn cử tướng Vũ văn Nhậm ra Bắc hạch tội bắt giết chết Nguyễn Hữu Chỉnh. Vua Lê Chiêu Thống cầu cứu nước Tàu. Vua Tàu bèn cử Tôn Sĩ Nghị đem quân sang nước Nam. Muốn vào thành Thăng long Nghị phải bắc một cái cầu nổi bằng tre. Lúc bấy giờ Nguyễn Huệ mới xưng Quang Trung Hoàng đế (1788), tức tốc dẫn quân ra Bắc để đánh đuổi quân Tàu và thống nhất sơn hà lần đầu tiên, cùng một năm với cách mạng Pháp (1789). Vua nhà Thanh là Càn Long phong Nguyễn Huệ làm An Nam Quốc vương, nhờ tài ngoại giao của Ngô Thời Nhậm.Ðoài cung là phương tây, trong kinh dịch nói là phần dưới, tức là ám chỉ Nguyễn Huệ thình lình bị chứng huyết vận, áp huyết đứt mạch máu trên đầu (hémorragie célébrale) mà chết vào năm 1792. Còn hai câu cuối cùng thì cũng như hai câu đã giải thích trong phần trước nói về đầu cha và chân con. Nguyên xưa kia, vào giữa thế kỷ XVII, ông tổ bốn đời của các nhà lãnh tụ Tây sơn ở Nghệ an, đã bị chúa Nguyễn đày vào khai phá vùng An khê, tỉnh Bình định, cư trú nơi ấp Tây sơn nhất. Nơi đây là ngả ba giao tiếp giữa người Kinh và người Thượng (gồm có thiểu số Jarai và Chàm), và cũng là cái chợ trao đổi thực phẩm như gạo, bắp, muối, gạc nai, dầu, tô hạp, mật ong và trầu nguồn. Vì lẽ đó mà nhà nước có đặt sở tuần ty, trông coi việc thâu thuế, trách nhiệm luôn về an ninh trật tự. Và Nguyễn Nhạc đã được nhà cầm quyền đương thời cử làm tuần ty, biện lại, có nhân viên thuộc hạ khá đông, vừa làm việc cho nhà nước vừa buôn bán làm ăn riêng cho mình. Rồi Nhạc đã dấy binh chống lại triều đình, sau khi đã chiêu tập binh mã khá đầy đủ Nhận thấy núi non hiểm trở, Nhạc nảy ra ý chí hùng cứ một phương, phất cờ khởi nghĩa, và trên ngọn cờ có viết hai chữ Tứ Linh, bao gồm Long, Ly, Quy, Phượng. Từ vùng núi về đồng bằng có Tây sơn hạ đạo, còn từ vùng núi đi ra Bắc, theo đường Trường sơn, thì có Tây sơn thượng đạo. Nguyễn Nhạc có lấy một người vợ lẻ gốc Bà nà, bà này đã góp công tiếp tế cho nghĩa quân. Ngày nay còn có miếu thờ Cô Hầu Bà nà, rất linh hiển. Còn Nguyễn Nhạc được người Thượng gọi là Pô Nhạc, Nguyễn Huệ được gọi là Pô Huệ. Chữ Pô này thường đưọc viết là Poh (đọc kéo dài ra như Pua) và cùng một nguồn gốc ngôn ngữ với chữ Bua là Vua của chúng ta, trong hệ thống ngôn ngữ Nam Á đã nói ở trên.Ở phía trên đèo An khê ngày nay còn có hòn đá lớn và bằng phẳng, mà người Thượng gọi là Tơ Mo Poh Nhạc, có nghĩa là Hòn đá Vua Nhạc. Tương truyền ngày xưa Nguyễn Nhạc thường khi qua lại nơi này hay ngồi lại nghỉ chân trên tảng đá to lớn ấy. Ngày nay dân làng còn nhắc lại sự tích ấy với lòng cung kính một tảng đá mà họ cho là linh thiêng.Từ căn cứ núi rừng ấy, Tây cơn đã hạ san năm 1771, mở cuộc trường chinh 14 năm trời (1771-1789), chiếm từng vùng, rồi thâu gồm cả nước lên ngôi cửu ngũ được 14 năm (1789-1802) thì mãn số đế nghiệp.Trở lại sấm Trạng Trình, chúng ta thấy ghi mấy câu hình như có liên hệ thời sự hiện đại:Cũng có kẻ trè to lớn ất NgàyLánh mình vào ở nội Ngô TềCó thấy Nhân Thập đi vềTả hữu phù trì, cây cỏ thành binhTheo tôi, hai câu đầu ám chỉ người di cư tỵ nạn cộng sản, gồm có những người trốn đi bằng đường bộ (việt nhân, land people) và những người vượt biển trên ghe thuyền (thuyền nhân, boat people). Họ trốn ra khỏi nước để trôi giạt vào các nước lân cận, hoặc được vớt chở đi cac nước xa xôi khắp năm châu. Còn hai câu sấm nối sau thì chúng ta có thể hiểu rằng sẽ có vị lãnh đạo, cứu tinh là Nhân Thập (có phải chữ Nhân cộng với chữ Thập thành chữ Ngọ chăng?). là nhân vật nào, đố ai mà biết!
Nhận xét