Mật tông Việt Nam Mật tông Phật giáo, tức Mật thừa hay Kim Cương thừa, là một sáng tạo phối hợp giữa các phương pháp tu luyện cổ xưa của nền văn minh tâm linh Ấn Độ với Triết lý Đại Thừa của Phật giáo. Chữ “Mật Tông” tiếng Anh là Tantra dùng để chỉ chung các giáo lý bí truyền Ấn Độ giáo, những cái có từ trước khi Phật giáo xuất hiện, ví dụ Mật Tông của Ấn Giáo. Những nhà nghiên cứu thấy rằng Mật Tông Ấn Độ giáo dù không được phái Vệ Đà chính thống công nhận, nhưng vẫn song hành và hòa trộn với sự tồn tại và phát triển của Vệ Đà và Áo nghĩa Thư (Upanisad). Thường thì các tôn giáo đều có phần công truyền và phần bí truyền, ngoài Mật Tông Ấn giáo còn có mật Tông của đạo Jaina, đạo Bon hoặc của nhiều đạo khác nữa. Vì vậy để phân biệt và chỉ rõ Mật Tông của Phật giáo ta dùng chữ Mật Tông Phật giáo, Mật thừa (Tantrayana) hoặc Kim Cương Thừa (Vajrayana) thì mới chính xác. I. Vắn tắt lịch sử Mật Tông Phật giáo xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 5-6 tại bắc Ấn Độ, ng...
" Mỗi một ngày bóc một tờ lịch mới, thời gian trôi, trôi mãi như dòng sông. Không thấy bao giờ thời gian quay trở lại, Chỉ thấy cuộc đời xanh như màu rêu, Có đôi khi đời tưởng rất đáng yêu, sao vẫn thấy có nhiều điều dễ ghét. Nếu có lúc đắm hồn trong mộng ảo, sẽ có khi bừng tỉnh một cơn mơ. Ta gặp nhau chẳng phải chuyện tình cờ, ắt phải có chút duyên từ kiếp trước...! Đời trôi đi như một giấc mộng dài, sông cứ chảy về biển xa khắc khoải. Hôm nay, ngày mai và mãi mãi...!