Chuyển đến nội dung chính

MẬT TÔNG HỌC

Mật tông cửu tự thủ ấn tu luyện


Bộ Thủ Ấn này chủ yếu do hệ phái Đông Mật sử dụng. Đại pháp tu trì này dùng 9 bộ cách tu trì để khai mở lực tiềm năng tập trung trong 9 nơi bí mật ẩn trong thân người. 9 bộ vị tiềm năng này gồm 7 luân xa và các ngón của 2 tay là 9. Pháp tu luyện Cửu Tự Thủ Ấn, nên lựa chỗ trống vắng. Không quá tối quá sáng, không quá chật, quá rộng, trần nhà không quá cao quá thấp. Thời gian tu tập bất luận ngày đêm, nhưng vào sáng sớm thì không khí trong lành hơn. Trước khi tập cần phải rửa tay súc miệng sạch sẽ, sửa sang quần áo, dung nghi. Người mới tập không được tập quá 30 phút.

1/Thủ ấn của LÂM:


Quán niệm sinh mệnh lớn rót đầy trong vũ trụ đang rót đầy tòan thân ta và ta đang tiếp dòng sinh mệnh lực này, ta hiện đang biến thành BẤT ĐỘNG BỒ TÁT. Chú: NAMAH SAMANTA VAJRANAM (3L) - OM VAJRA SATVA AH (108L) - OM VAJRA SATVA AH. NAMAH SAMANTA VAJRANAM HAM (108L)

2/Thủ ấn của BINH:




Thủ ấn này biểu thị cho người bệnh nặng sắp chết tung giường trổi dậy, khôi phục lại sinh mệnh. Quán niệm ta là HÀNG TAM THẾ MINH VƯƠNG biểu lộ sự nổi giận, hàng phục tất cả kẻ địch xung quanh. Chú: NAMA STRIYA DVIKANAM SARVA TATHAGATANAM AM VIRAJA VIRAJI MAHACAKRA VAJRI SATA SATA SARATE SARATE TRAYE TRAYE VIDHAMANI SAMBHAMJANI TRAMATI SIDAGRI YATTRAM SVAHA (108L) - OM SUSHINI SUSA VAJRA HUM PHAT (108)

3/Thủ ấn của ĐẤU:





Đấu là Dũng cảm quả đóan, càng gặp chướng ngại càng bộc lộ quyết tâm cao. Quán niệm ta như Kim Cang Mạn Bồ Tát tòan thân màu trắng (bạch nhục) đoan trang đang phóng hào quang chói lọi Chú: OM SAMAYASATVAM OM VAJRA MALE THATA (108) - OM SAMAYA SATA OM VAJRA MALE TRAYA (108L) 4/Thủ ấn của GIẢ:



Biểu thị có thể tự do tự tại thao túng khống chế nhục thể của mình hoặc người khác. Quán niệm: Ta cùng Kim Cang Đại Nhật đồng làm 1 thể. Tâm của Đại Nhật Như Lai như sư tử vương, nuốt chửng hết bốn loại độc trong tâm ta như Tham Sân Si... Chú ( Niệm ra tiếng): OM VAJRA DATU VAM (108L) Tưởng tượng ánh hào quang từ câu chú biến chiếu khắp hư không.

5/Thủ ấn của GIAI:





Biểu thị cho sự thay đổi của tâm người cho đến Tha tâm thông, có thể tùy tâm muốn thao túng kẻ khác. Không quan niệm quán tưởng, tập trung vào thủ ấn, không có chút tạp niệm trong đầu. Chú: OM SARVA TATHAGATA MUSTI VAM OM VAJRASATVA MUSTI A OM VAJRA RATNA MUSTI TRAM OM VAJRA DHARMA MUSTI KHAM OM VAJRA KARMA MUSTI HAM (108l)

6/Thủ ấn của TRẦN:





Là tiếng của Linh giới, tập trung vào sự Kính ái và giàu có. Quán niệm tự thân biến thành Kim Cang Tát Đỏa. Tiếp theo phải quán Kim Cang Câu Bồ Tát, Kim Cang Sách Bồ Tát, Kim Cang Tỏa Bồ Tát, Kim Cang Linh Bồ Tát. Sau đó xướng chơn ngôn, kết thủ ấn. Chú: OM VAJRA SATSA AH JAH HUM VAM HOH(108l)

7/Thủ ấn của LIỆT:





Là bởi ta hòan thành đến mức cứu tế cho người khác, biểu thị Tâm của bậc Thánh. Tâm vô tưởng vô niệm mà tiến hành.

8/Thủ ấn của TẠI:





Là lăng không, ngự không một cách tự do tư tại, bay lượn trong không trung. Biểu thị sức mạnh có thể khống chế tự nhiên. Cần tưởng nguyệt luân tròn đầy. Nguyệt luân dần dần biến to ra đến lúc chiếm nửa hư không. Ngay khi đó, thân ta và thân Đại Nhật cũng dần biến to, đối nhau, dần dần tiến gần nhau cho đến khi nhập lại làm một. Ta cũng là Đại Nhật, trụ vào trong nguyệt luân tròn.

9/Thủ ấn của TIỀN:





Là Phật, cũng là cảnh giới của bậc siêu nhân. CĂN BẢN THÀNH THÂN HỘI Suất lãnh Tứ Phật biểu thị đức Đại Nhật Như Lai đang nhập Niết Bàn Không có quán tưởng, quán niệm chơn ngôn.
BIẾN CHUYỂN MẬT TÔNG
LỜI GIỚI THIỆU

Từ lâu Mật tông đã được coi hoặc như một hệ thống luyện tập dục hoặc khác đi thì cũng như một ngôn ngữ uyên bác khó hiểu đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và học vấn vượt ra ngoài khả năng người thường. Cả hai cách hiểu này đều hoang đường.

Mật tông của Saraha ( một trong 84 bậc đạo sư của Đại thủ ấn) - là có thực và sinh động. Trong những bài nói bình giảng về một bài thơ của Saraha này, Osho nói về một tầm nhìn - tầm nhìn về cuộc đời được sống trong tự do toàn bộ, cuộc sống của tình yêu vô biên, vô giới hạn - không phải như ý tưởng mà như kinh nghiệm thực tế và hiện tại. Điều được chứa đựng bên trong những trang này chính là tiếng vọng lại của lời mời phát ra từ trái tim của bản thân sự tồn tại - không 'cách thức', không lí thuyết, không hệ thống - chỉ là lời mời gọi.

Cái ngày tôi biết về bản thân mình, tôi cũng biết được chính cái ta của sự tồn tại. Xin hãy nhìn tôi! Tôi đang đây. Nó đang ở đây!

Tôi không có triết lí, tôi có kinh nghiệm chắc chắn. Tôi có thể chia sẻ kinh nghiệm đó với bạn, nhưng chia sẻ không thể chỉ từ phía tôi. Bạn sẽ phải đi từ quan điểm giáo điều của mình. Bạn sẽ phải đi cùng với tôi vào cái chưa biết.
BẢN ĐỒ MẬT TÔNG

Tôi có thể đưa bạn tới cánh cửa sổ đó mà sự tồn tại là trong trẻo, trong suốt. Nhưng bạn sẽ phải nắm tay tôi và bước ...
Trước khi chúng ta vào lời kinh hôm nay, điều gì đó phải được hiểu về bản đồ Mật tông của tâm thức bên trong. Tôi đã nói cho các bạn đôi điều về nó; vài điều nữa cần phải được nói.

Trước hết: Mật tông nói rằng không đàn ông nào chỉ là đàn ông và không đàn bà nào chỉ là đàn bà. Mỗi đàn ông đều là cả đàn ông và đàn bà, cũng như vậy với đàn bà - là cả đàn bà và đàn ông. Adam có Eve trong anh ta, Eve có Adam có trong cô ta. Trong thực tế không ai chỉ là Adam và cũng không ai chỉ là Eve, chúng ta là Adam-Eve. Đây là một trong những sáng suốt nhất đã từng được đạt tới.

Tâm lí chiều sâu hiện đại đã trở nên nhận biết về điều đó, họ gọi nó là lưỡng dục. Nhưng trong ít nhất năm nghìn năm Mật tông đã biết về điều đó, đã thuyết giảng về điều đó. Đó là một trong những phát hiện lớn nhất của thế giới, vì với việc hiểu biết này bạn có thể chuyển vào chiều hướng bên trong của mình; bằng không thì bạn không thể chuyển hướng vào trong được. Tại sao đàn ông lại yêu đàn bà? - vì anh ta mang người đàn bà trong mình, bằng không anh ta đã chẳng yêu. Rồi tại sao bạn lại yêu người đàn bà nào đó? Có hàng nghìn đàn bà, nhưng tại sao, bỗng nhiên, người đàn bà nào đó trở thành quan trọng nhất đối với bạn, dường như mọi đàn bà khác đều biến mất và chỉ còn mỗi người đàn bà đó trên thế giới? Tại sao? Tại sao người đàn ông nào đó lại hấp dẫn bạn? Tại sao ngay từ cái nhìn đầu tiên cái gì đó bỗng nhiên nhoáng lên? Mật tông nói: Bạn đang mang hình ảnh về người đàn bà trong bạn, hình ảnh về người đàn ông trong bạn. Mỗi đàn ông đều mang một đàn bà và mỗi đàn bà đều mang một đàn ông. Khi ai đó bên ngoài khớp với hình ảnh bên trong của bạn thì bạn yêu - đó là ý nghĩa của tình yêu.

Bạn không hiểu về việc này, bạn đơn giản nhún vai nói, "Việc xảy ra vậy." Nhưng quả có cơ chế tinh tế trong đó. Tại sao điều đó đã xảy ra với người đàn bà nào đó, sao không với người khác? Hình ảnh bên trong của bạn khớp một cách nào đó, người đàn bà bên ngoài tương tự theo một cách nào đó. Cái gì đó đụng vào hình ảnh bên trong của bạn. Bạn cảm thấy, "Đây là người đàn bà của mình," hay "Đây là người đàn ông của mình"; cảm giác này chính là điều tình yêu là gì. Nhưng người đàn bà bên ngoài lại không định thoả mãn, vì không người đàn bà bên ngoài nào lại định hoàn toàn khớp với người đàn bà bên trong của bạn. Thực tại không theo cách đó chút nào. Có thể cô ấy khớp được một chút - có sự hấp dẫn, một sức hút, nhưng sớm hay muộn nó sẽ phôi phai. Chẳng mấy chốc bạn sẽ nhận ra rằng có cả nghìn lẻ một thứ mà bạn không thích trong người đàn bà này. Sẽ mất chút thời gian để đi tới biết về những điều đó.

Trước hết bạn sẽ bị mê tít. Ban đầu sự tương tự sẽ quá nhiều, nó sẽ tràn ngập bạn. Nhưng dần dần bạn sẽ thấy rằng có cả nghìn lẻ một thứ, những vụn vặt đời thường, không khớp; rằng các bạn là những người ngoại lai, xa lạ. Vâng, bạn vẫn còn yêu cô ấy, nhưng tình yêu không còn mê đắm nữa, cái nhìn lãng mạn mất dần. Rồi cô ấy cũng nhận ra rằng điều gì đó hấp dẫn trong bạn, nhưng cái toàn bộ của bạn thì không hấp dẫn. Đó là lí do tại sao mỗi người chồng cố gắng thay đổi người vợ và mỗi người vợ cũng cố gắng thay đổi người chồng. Họ cố gắng làm gì vậy? Tại sao? Tại sao vợ cứ tiếp tục cố gắng thay đổi chồng? Để làm gì? Cô ta đã yêu người đàn ông này, rồi lập tức cô ta bắt đầu tìm cách thay đổi người đàn ông đó sao? Bây giờ cô ta đã nhận ra những dị biệt. Cô ta muốn vứt bỏ những dị biệt đó; cô ta muốn cắt bỏ vài mảnh ở người đàn ông này để anh ta hoàn toàn khớp với người đàn ông lí tưởng của mình. Và người chồng cũng cố gắng làm như vậy - không khó nhọc, không ương bướng như đàn bà, bởi vì người chồng chóng trở nên mệt mỏi - đàn bà hi vọng lâu hơn.

Đàn bà nghĩ, "Hôm nay hay ngày mai hay ngày kia - một ngày nào đó ta sẽ thay đổi được ... " Phải mất gần hai mươi, hai mươi nhăm năm để nhận ra được sự kiện là bạn không thể thay đổi được người khác. Đến độ tuổi năm mươi, khi đàn bà đã qua tuổi mãn kinh và đàn ông cũng vậy, khi họ bắt đầu thực sự già thì họ trở nên tỉnh táo dần dần rằng chẳng có gì thay đổi cả. Họ đã cố gắng vất vả, họ đã thử đủ mọi cách... người đàn bà vẫn nguyên như vậy và người đàn ông cũng nguyên như vậy. Chẳng ai có thể thay đổi được ai. Đây là một kinh nghiệm lớn đạt tới, một hiểu biết lớn.
Đó là lí do tại sao người già trở nên dễ tha thứ hơn: họ biết rằng chẳng cái gì có thể được làm cả. Đó là lí do tại sao người già trở nên thanh nhã hơn: họ biết rằng mọi thứ là như chúng hiện hữu. Đó là lí do tại sao người già trở nên dễ chấp nhận hơn. Người trẻ rất giận dữ, không chịu chấp nhận; họ muốn thay đổi mọi thứ, họ muốn làm cả thế giới theo cách họ thích. Cuộc vật lộn thật gian nan, nhưng điều đó chẳng bao giờ xảy ra. Nó không thể xảy được, nó không trong bản chất của mọi vật. Người đàn ông bên ngoài không bao giờ khớp hẳn với người đàn ông bên trong của bạn và người đàn bà bên ngoài cũng chẳng bao giờ tuyệt đối giống như người đàn bà bên trong của bạn. Đó là lí do tại sao tình yêu đem lại sự thích thú và cả nỗi đau nữa, tình yêu đem lại niềm hạnh phúc và cả nỗi bất hạnh nữa. Mà bất hạnh thì thường lại nhiều hơn là hạnh phúc.

Mật tông đề nghị gì về điều này, thế thì phải làm gì? Mật tông nói: Không có cách nào thoả mãn được với người bên ngoài; bạn phải quay vào bên trong. Bạn phải tìm ra người đàn bà bên trong và người đàn ông bên trong, bạn phải đạt tới giao hợp dục bên trong. Đó là một đóng góp vĩ đại.

Điều này xảy ra như thế nào? Bạn hãy cố gắng hiểu bản đồ này. Tôi đã nói về bảy luân xa, sinh lí học Yoga-Mật tông. Trong đàn ông, muladhar là nam tính và swadhishthan là nữ tính. Trong đàn bà, muladhar là nữ tính còn swadhishthan là nam tính, và cứ như vậy tiếp tục. Trong bảy luân xa, cho tới luân xa thứ sáu đều có tính nhị nguyên; luân xa thứ bảy là bất nhị.
Có ba cặp luân xa bên trong bạn: muladhar-swadhishthan phải cặp đôi với nhau. Manipura-anahata phải cặp đôi với nhau. Vishuddha-agya phải cặp đôi với nhau.

Khi năng lượng chuyển ra bên ngoài, bạn cần người đàn bà bên ngoài. Bạn có một thoáng nhìn trong khoảnh khắc, bởi vì việc giao hợp với người đàn bà bên ngoài không thể mãi mãi, nó chỉ có thể là tạm thời. Trong một khoảng khắc bạn có thể làm mất bản thân mình vào nhau. Rồi bạn lại bị ném trả về bản thân mình, bị ném trả lại với mức độ cao hơn. Đó là lí do tại sao sau mỗi lần làm tình có sự thất vọng nào đó: bạn lại trở nên yếu đi, nó đã không xảy ra như cách bạn mong muốn nó phải xảy ra. Vâng, bạn đã đạt tới đỉnh, nhưng thậm chí trước khi bạn trở nên nhận biết được nó, sự sút giảm, sự đi xuống đã bắt đầu. Trước khi đạt tới đỉnh là thung lũng. Trước khi bạn gặp người đàn bà hay đàn ông ... đã có sự phân tách. Li dị đến cùng với hôn nhân nhanh tới mức nó thành chán nản. Mọi người yêu đều là những người chán nản: họ hi vọng quá nhiều, họ hi vọng ngược với kinh nghiệm của mình, họ cứ thế hi vọng mãi - nhưng chẳng có gì được thực hiện. Bạn không thể phá huỷ qui luật của thực tại. Bạn phải hiểu những luật này.

Sự gặp gỡ bên ngoài chỉ là nhất thời, nhưng việc gặp gỡ bên trong mới có thể trở thành vĩnh hằng. Và bạn càng chuyển lên cao hơn thì việc gặp gỡ đó càng thành vĩnh hằng hơn. Trước hết, muladhar trong đàn ông là nam tính. Ngay trong khi làm tình với người đàn bà bên ngoài, Mật tông nói, bạn hãy nhớ tới người đàn bà bên trong. Hãy làm tình với người đàn bà bên ngoài nhưng nhớ tới người đàn bà bên trong. Hãy để tâm thức bạn chuyển vào bên trong. Hãy quên hoàn toàn người đàn bà bên ngoài. Vào khoảnh khắc cực thích bạn hãy quên hoàn toàn người đàn bà hay đàn ông. Hãy nhắm mắt lại và hiện hữu bên trong, và để điều đó là thiền. Khi năng lượng được khuấy động, đừng bỏ lỡ cơ hội này. Đó chính là khoảnh khắc mà bạn có thể có sự tiếp xúc - hành trình hướng nội.

Thông thường rất khó nhìn vào trong, nhưng vào lúc yêu, có một khe hở nào đó, bạn không còn bình thường. Trong khoảnh khắc yêu bạn đang ở cực đại của mình. Khi cực thích xảy ra, toàn bộ năng lượng thân thể đập mạnh theo điệu vũ; từng tế bào, từng thớ thịt nhảy múa theo nhịp, theo một cách hài hoà mà bạn không biết tới trong cuộc sống thông thường. Đây chính là khoảnh khắc, khoảnh khắc của hài hoà; bạn hãy dùng nó như bước chuyển vào trong. Trong khi làm tình, hãy trở thành thiền, nhìn vào trong.

Một cánh cửa mở ra vào khoảnh khắc đó - đây là kinh nghiệm Mật tông. Một cánh cửa mở ra vào khoảnh khắc đó, và Mật tông nói rằng bạn cảm thấy hạnh phúc chỉ bởi vì cánh cửa đó mở ra và cái gì đó của niềm phúc lạc bên trong tuôn chảy cho bạn. Nó không đến từ người đàn bà bên ngoài, nó không đến từ người đàn ông bên ngoài; nó đến từ cốt lõi bên trong nhất của bạn. Bên ngoài chỉ là cái cớ.

Mật tông không nói rằng làm tình với người bên ngoài là tội lỗi, nó chỉ đơn giản nói rằng việc đó không đi được xa. Nó không lên án việc đó, nó chấp nhận tính tự nhiên của việc này, nhưng nó nói rằng bạn có thể dùng đợt sóng tình yêu đó để đi xa vào bên trong. Trong khoảnh khắc kích động đó, mọi vật không còn trên mặt đất nữa, bạn có thể bay. Mũi tên của bạn có thể đưa cánh cung hướng tới đích. Bạn có thể trở thành một Saraha.
Nếu trong khi làm tình bạn trở nên thiền, bạn trở nên im lặng, bạn bắt đầu nhìn vào trong, bạn nhắm mắt lại, bạn quên người đàn ông hay đàn bà bên ngoài, thì điều đó xảy ra. Muladhar, trung tâm nam tính bên trong của bạn, bắt đầu di chuyển về trung tâm nữ tính - trung tâm nữ tính là swadhishthan - và có sự giao hợp, có sự giao hợp bên trong. 
KHÁC BIỆT GIỮA MẬT TÔNG HINDU VÀ MẬT TÔNG PHẬT GIÁO:
Không thực sự, không bản chất. Nhưng khi có liên quan tới hình dạng thì có. Tôn giáo khác biệt chỉ ở hình dạng, tôn giáo khác biệt chỉ trong phương pháp luận của chúng. Tôn giáo khác biệt khi có liên quan tới cánh cửa đi vào điều thiêng liêng, nhưng không khác biệt về sự tồn tại. Và chỉ có hai khác biệt hình dạng cơ bản: đó là con đường của thành tâm, cầu nguyện, tình yêu; và con đường của thiền, nhận biết. Hai khác biệt cơ bản này cứ còn dai dẳng.

Cách tiếp cận của Shiva là cách tiếp cận của thành tâm; nó là cách tiếp cận của lời cầu nguyện, của tình yêu. Cách tiếp cận của Saraha là cách tiếp cận của thiền, nhận biết. Sự phân biệt vẫn là hình thức, bởi vì khi tình nhân và thiền nhân đạt tới thì họ đều tới cùng đích. Mũi tên của họ được buông ra từ những góc khác nhau, nhưng chúng đều đạt tới cùng mục tiêu. Mũi tên của họ được buông ra từ những cánh cung khác nhau, nhưng chúng đều đạt tới cùng mục tiêu. Cung không phải là vấn đề chung cuộc. Kiểu cung nào bạn chọn không thành vấn đề nếu mục tiêu được đạt tới. Đây là hai cây cung bởi vì con người về cơ bản bị phân chia thành hai loại: suy nghĩ và cảm giác. Hoặc bạn có thể tiếp cận thực tại qua suy nghĩ hoặc bạn có thể tiếp cận thực tại qua cảm giác.

Cách tiếp cận của Phật tử - cách tiếp cận của Phật và Saraha - là qua thông minh. Về cơ bản thông qua tâm trí mà Saraha chuyển động. Tất nhiên tâm trí phải bị bỏ lại đằng sau, nhưng chính tâm trí là cái phải bị bỏ lại đằng sau. Dần dần tâm trí phải biến mất vào trong thiền, nhưng chính tâm trí là cái phải biến mất; chính suy nghĩ là cái phải được biến đổi, và trạng thái vô ý nghĩ phải được tạo ra. Nhưng bạn hãy nhớ: nó là trạng thái vô ý nghĩ, và điều đó có thể được tạo ra chỉ bằng việc vứt bỏ dần các ý nghĩ, dần dần. Cho nên toàn bộ công việc bao gồm trong phần suy nghĩ.

Cách tiếp cận của Shiva là cách tiếp cận của cảm giác, của trái tim. Cảm giác phải được biến đổi. Tình yêu phải được biến đổi để cho nó trở thành lời cầu nguyện. Theo cách của Shiva, người thành tâm và thượng đế vẫn còn, bhakta và bhagwan vẫn còn. Tại đỉnh tối thượng họ cả hai biến mất vào lẫn nhau. Bạn hãy lắng nghe điều đó thật cẩn thận: khi Mật tông của Shiva đạt tới cực thích tối thượng của nó, thì ta tan biến vào trong người, và người tan biến vào trong ta; họ cả hai cùng nhau, họ trở thành một đơn vị.

Khi Mật tông của Saraha đạt tới đỉnh tối thượng của nó, thì nhận biết là: bạn không là phải, bạn không là đúng, bạn không tồn tại, mà cả tôi cũng không; cả hai biến mất. Hai số không, hai không gian trống rỗng tan biến vào lẫn nhau… bởi vì toàn bộ nỗ lực trên con đường của Saraha là làm sao tan biến ý nghĩ, và ta và người đều là các phần của ý nghĩ. Khi ý nghĩ hoàn toàn biến mất, thì làm sao bạn có thể gọi bản thân mình là tôi? Và bạn sẽ gọi ai là Thượng đế của mình? Thượng đế là một phần của ý nghĩ; đó là sự sáng tạo ý nghĩ, một kết cấu ý nghĩ, một kết cấu tâm trí. Cho nên tất cả các kết cấu tâm trí đều tan biến và shunya, sự trống rỗng, nảy sinh.

Trên con đường của Shiva bạn không còn yêu hình dạng, bạn không còn yêu con người - bạn bắt đầu yêu toàn thể sự tồn tại. Toàn thể sự tồn tại trở thành người của bạn; bạn được toàn thể sự tồn tại nhắm tới. Tính sở hữu bị vứt bỏ, ghen tị bị vứt bỏ, hận thù bị vứt bỏ; tất cả những điều tiêu cực trong cảm giác đều bị vứt bỏ, và cảm giác trở thành ngày một thuần khiết hơn. Một khoảnh khắc tới khi có tình yêu thuần khiết. Trong khoảnh khắc tình yêu thuần khiết đó, bạn tan biến vào trong người và người tan biến vào trong bạn. Bạn cũng biến mất, nhưng bạn biến mất không giống như hai số không; bạn biến mất như người được yêu biến mất vào trong người yêu và người yêu biến mất vào trong người được yêu.

Cho tới điểm này họ vẫn khác nhau, nhưng điều đó nữa cũng là khác nhau về hình dạng. Bên ngoài điều này, có thành vấn đề gì dù bạn biến mất như người yêu và người được yêu, hay bạn biến mất như hai số không? Điểm cơ bản, điểm nền tảng là ở chỗ bạn biến mất, ở chỗ chẳng cái gì còn lại, ở chỗ chẳng dấu vết nào còn lại. Sự biến mất đó là chứng ngộ.

Cho nên bạn phải hiểu điều đó: nếu tình yêu hấp dẫn bạn, thì Shiva sẽ hấp dẫn bạn, và Sách về các bí mật sẽ là kinh thánh Mật tông của bạn. Nếu thiền hấp dẫn bạn, thế thì Saraha sẽ hấp dẫn bạn. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Cả hai đều phải, cả hai đều đi tới cùng cuộc hành trình. Bạn muốn du hành cùng ai, đấy là sự chọn lựa của bạn. Nếu bạn có thể một mình và phúc lạc, thế thì Saraha… Nếu bạn không thể phúc lạc khi bạn một mình, và phúc lạc của bạn tới chỉ khi bạn có quan hệ, thế thì Shiva. Đây là sự khác biệt giữa Mật tông Hindu và Mật tông Phật giáo.
Theo truyền thuyết của Mật giáo thì Mật giáo do Phật Tỳ-lô-giá-na, tức Đại-Nhật-Như-Lai truyền cho Bồ Tát Kim-Cang-Tát-Đỏa làm tổ thứ hai ở Cung Kim Cang Pháp Giới.
Sau khi Phật Thích Ca diệt độ 800 năm, có Bồ Tát Long Mãnh ra đời, xây tháp sắt ở Nam Thiên được Kim Cang Tát Đỏa trao truyền Mật pháp mà thành tổ thứ 3, rồi truyền cho tổ thứ 4 là Long Trí. Long Trí sống thọ 700 tuổi, truyền Mật pháp cho Kim Cương Trí, vào năm Khai nguyên đời Đường Huyền Tôn ở Trung Quốc. Kim Cương Trí là một trong ba cao tăng Mật giáo đến Trung Quốc trong năm đó vì vậy, Mật giáo không phải là do Phật Thích Ca nói ra, mà là do pháp thân của Phật trao truyền trực tiếp. Vì pháp thân của Phật không thuyết pháp, cho nên gọi là Mật pháp, hay là "Tâm pháp căn bản" hay là "Đại pháp vô thượng". Mật pháp không thể nào do phàm phu truyền thừa được. Người truyền thừa Mật pháp gọi là Thượng sư Kim Cương.
Nhưng xét về lịch sử Phật giáo thì Mật giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian Ấn Độ, và cuối cùng phát triển thành Mật giáo hay Mật thừa vào thời kỳ phát triển cuối cùng của Phật giáo đại thừa ở Ấn Độ. Mật giáo lấy tư tưởng và lý luận của Phật giáo đại thừa làm nền tảng, và tiếp thu một số quan điểm và phép tu của Ấn Độ giáo.
Mật giáo chia thành Tạp mật, Sự mật, Du già mật và Vô thượng du già mật. Tạp mật giống như tín ngưỡng dân gian. Sự mật thì được tổ chức hóa bước đầu. Du già mật giống như Thiền định Phật giáo. Còn Vô thượng du già mật là do kết hợp với phái tinh lực của Ấn Độ giáo đương thời mà thành. Cái gọi là Tinh lực tức là nam nữ giao cấu. Hai thân nam nữ cùng tu tập, kết hợp một cách viên mãn trí tuệ và phương tiện. Nữ tính đại biểu cho trí tuệ, nam tính đại biểu cho phương tiện.
Tư tưởng này cũng phù hợp với "thuật trong phòng của Đại gia Trung Quốc", cũng gọi là "ngự nữ thuật" (tức là thuật ngự trị phụ nữ) nhưng đó không phải là phương pháp tu hành căn bản của Phật giáo. Phật giáo lấy ly dục làm căn bản. "Phép Vô thượng du già mật" là muốn thông qua giao hợp nam nữ để đạt tới mục đích giải thoát. Vì vậy mà sau này ở Tây Tạng, giáo phái hoàng giáo của Thông sa pa (Tôn Lặc Ba) tiến hành cải cách, cấm chỉ không được lấy việc giao hợp nam nữ làm phương pháp tu hành. Nhưng các giáo phái khác ở Tây Tạng vẫn cứ dùng như thế để hợp lý hóa : đầu tiên thì luyện khí, luyện mạch, minh điểm sau đó mới thực hành phương pháp nam nữ song tu.
Mật giáo vốn hình thành trong bối cảnh xã hội của Ấn Độ lúc bấy giờ, và sau đó trong hoàn cảnh Tây Tạng. Chúng ta không thể nói Mật giáo của Tây Tạng không phải là Phật giáo. Ngoài phần "Vô thượng du già mật" ra, giáo lý và phương pháp tu hành của Phật pháp Tây Tạng được tổ chức chặt chẽ nghiêm minh, thứ bậc rõ ràng, đặc biệt về mặt giáo lý, họ lấy Trung quán làm căn bản, lấy Du già làm hỗ trợ. Đó là điều chưa từng thấy ở Trung Quốc, công tác giáo dục và huấn luyện tăng ni của họ được tổ chức chu đáo, có hệ thống, có thứ bậc, do vậy mà tạo ra được tín tâm và pháp môn tu hành nhất định. Thế nhưng ở Mông Cổ và Tây Tạng, những vị gọi là Phật sống chưa hẳn là người có học vấn và tu chứng.
Các bậc gọi là thượng sư Mật giáo phải là những bậc được truyền thừa Mật pháp hoặc trực tiếp từ Ngài Kim Cang Tát Đỏa, hay là từ pháp thân của Phật không ai được tự xưng là thượng sư. Thượng sư phải là người có tu chứng, và sự tu chứng đó phải được người thầy dạy trực tiếp của mình xác định, đảm bảo mới được. Không thể có người biết một vài câu thần chú, thi thố vài chuyện linh dị tự xưng Thượng sư.
Thế nhưng, dần dần có những người tự ý cao rao là mình được Phật và Bồ Tát khai thị, và tự xưng là Thượng sư. Tuy nhiên số người mạo xưng như vậy rất là ít, vì ở Tây Tạng, kỹ luật tu hành rất nghiêm, trường hợp mạo nhân là Thượng sư rất dễ bị vạch trần.
Ở Tây Tạng, lúc ban đầu truyền thừa Mật giáo lại là người tại gia. Như Đại sĩ Liên Hoa là vị tổ sư lập ra pháp Hồng giáo. Theo truyền thuyết, ông có vợ, con. Về sau các vị Lạt Ma và thượng sư của Hồng giáo đều có vợ, con. Đó là đặc sắc của Hồng giáo Tây Tạng. Người Phật tử Tây Tạng thọ bốn quy y, tức là quy y Phật, Pháp, Tăng và Thượng sư. Tam Bảo không phải là trọng yếu. Thượng sư mới là trung tâm của tín ngưỡng. Thượng sư đại biểu cho báo thân của Phật. Nếu không thông qua Thượng sư thì không có cách gì tiếp thu được Phật pháp. Tuy đó là lý luận của Mật giáo nhưng hiển giáo không thừa nhận vì không phù hợp với tinh thần bình đẳng của đạo Phật.
Ở Tây Tạng, có những thượng sư là nữ, có người nói, nếu thượng sư là nữ, mà đệ tử là nam, mà tu pháp Vô thượng du già mật, thì nữ thượng sư thường mượn cớ thuyết pháp, mà cùng với nam đệ tử quan hệ tình dục lu bù.
Như trên đã nói phép nam nữ cùng tu hành và thông dâm không phải là Phật pháp, không phải là pháp thanh tịnh. Đối với xã hội chúng ta là điều nên cấm chỉ. Ngày xưa đạo sĩ tu "thuật trong phòng" tất nhiên phải có hộ pháp ở ngoài phòng, phải là người có tiền và có thế, người đạo sĩ bình thường không làm được, nếu không thì dâm loạn lan tràn gây bao điều bất hạnh cho xã hội. Tuy rằng bọn họ đều không cho là dâm loạn, đạt đến mục đích thân tâm thống nhất, chứ không phải thỏa mãn và khoái lạc xác thịt.
Thế nhưng, ở Trung Hoa chưa bao giờ công nhận phép tu Vô thượng du già của Mật giáo là phương pháp tu trì quang minh chính thống cả. Hơn nữa, cái gọi là thống nhất cũng chỉ là thống nhất tạm thời, tạm quên các tự ngã và tiểu ngã, không đạt đến trình độ giải trừ phiền não và tất nhiên không được giải thoát hay là thành Phật.
Nội dung cái gọi là tức thân thành Phật thì Tông Thiên Thai cũng nói đến tức thân thành Phật. Nhờ học Phật, biết mình là Phật, đó là danh tự tức Phật. Bắt đầu tu hành đó là quán hạnh tức Phật. Cho nên thuyết Mật giáo tức thân thành Phật cũng không có gì là lạ. Nếu mới bắt đầu tu Mật giáo, mới giác ngộ đôi chút có thể là cứu kính Phật thì ngay trong Mật giáo cũng không chấp nhận. Nếu quả Phật như vậy thì nhiều nhất chỉ là thứ bậc quán hạnh tức Phật mà thôi. Ngay Ngài Đạt-Lai-Lạt-Ma cũng không tự xưng mình là cứu cánh Phật.
Đối với Mật giáo các vấn đề khí mạch, điểm sáng đều hết sức trọng yếu. Đó là yêu cầu chung của phép Du già Ấn Độ. Tu định thì thân thể phải khỏe mạnh, dùng phương pháp ngồi thiền và quán tướng, để làm cho khí mạch trong người đều thông suốt, đó cũng là hiện tượng chung cho đạo Phật và các ngoại đạo. Cái gọi là điểm sáng giống như đạo gia nói hoàn tinh bổ huyết, và hoàn tinh bổ não có chỗ giống nhau. Nhờ có tinh lực dồi dào mà khí được tập trung, thần sắc nhàn nhã, đầu não minh mẫn, thân tâm nhẹ nhàng. Người tu thiền theo Hiển giáo, tuy không tu luyện những đạo thuật như vậy nhưng cũng đạt tới tình trạng tương tự.
Phép tu Mật giáo chú trọng đến luyện thân thể, đến cái gọi là tức thân thành Phật, cũng như nhà đạo gia nói mọc cánh thành tiên, hay là bay bổng lên trời, nghĩa là lấy làm mục đích tu luyện sự chuyển biến nơi thân thể. Nhưng theo quan điểm căn bản của Phật pháp thì sắc thân chỉ là 5 uẩn giả mà thành nên gọi là Pháp Vô thường, mà vô thường thì phải được giải thoát.
Nếu chấp trước cái thân vô thường làm mục đích cứu kính của sự tu hành thì vẫn trong vòng sống chết không thoát ra được ba cõi. Vì vậy, thiền tông gọi những người luyện theo môn này là quỷ giữ thây, dù rằng có truyền thuyết Ngài Long Trí sống đến 700 tuổi, và ông Trần Đoàn đạo sĩ lão giáo ở Trung Quốc sống đến 800 tuổi, nhưng cả hai cuối cùng không thoát khỏi cái chết. Vì vậy, Phật giáo tuy không phủ định tác dụng của khí mạch, và điểm sáng thế nhưng không khẳng định chúng là quan trọng.
Còn vấn đề các Lạt-Ma Tây Tạng và Tăng sĩ thuộc Thượng tọa bộ nam phương ăn mặn, ăn thịt thì do hoàn cảnh xã hội và địa lý tự nhiên, chúng ta không nên phê phán. Các vị Lạt-Ma Tây Tạng tất nhiên biết rõ ý nghĩa từ bi của đạo Phật, không nên ăn thịt chúng sinh, thế nhưng vì những nguyên nhân, như sinh tồn và thích ứng với hoàn cảnh, họ nêu ra nhiều lý do tựa hồ như đúng mà thực ra thì sai lầm.
Như nói, ăn thịt chúng sinh là để kết duyên với chúng sinh, đặc biệt nếu được bậc đắc đạo ăn thịt, thì có thể chuyển thân chúng sinh thành ra thân Phật, thân Bồ Tát, chuyển nhục thân của chúng sinh thành nhục thân của bậc tu hành đắc đạo. Họ lại nói lấy sức mạnh của thần chú nguyện cho chúng sinh bị ăn thịt được an lạc khỏi khổ, thế nhưng đó chỉ là lý thuyết, số người tu hành đắc đạo cũng không nhiều. Tất nhiên, nếu theo quan điểm của Mật giáo, đối với bậc tu hành đắc đạo, ăn thịt hay không ăn thịt không thành vấn đề.
Người tu hành ăn thịt lúc chết hỏa thiêu vẫn có ngọc xá lợi. Vấn đề này có quan hệ đến việc ăn thịt hay không ăn thịt, có quan hệ gì đến việc giải thoát. Nói chung, những người tu định, tu tuệ khi chết, thì mới có xá lợi, bản thân xá lợi là sự ngừng kết hay kết tinh mà thành. Nó có một ý nghĩa thần thánh hay thần bí nào đó cho nên được các Phật tử coi trọng, nhưng không phải việc lớn.
Chỉ có giải thoát khỏi sinh tử mới là việc lớn. Xá lợi là phần còn lại của sắc thân nó cũng vô thường như sắc thân vậy. Vì vậy sau khi Phật diệt độ tôn giả Đại Ca Diếp triệu tập 500 vị đại A la hán để kết tập kinh và luận về xá lợi pháp thân của Phật. Còn xá lợi nhục thân của Phật thì để cho các đệ tử tại gia chia phần với nhau. Như vậy, xá lợi nhục thân của Phật, ngay từ đầu được các đệ tử phàm phu hết sức coi trọng, nhưng đối với các đệ tử thánh chúng, thì đó là chuyện bình thường.
SAU ĐÂY LÀ CÁC LINK SÁCH VỀ OSHO ( NHỮNG CUỐN SÁCH CUỘC SỐNG THIỀN):

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cảnh giác với thuật chiêu hồn ( THÔI MIÊN HỌC)

THÔI MIÊN LÀ GÌ ? Không chỉ đột nhập vào nhà để trộm cắp, hiện giờ gần giáp Tết âm lịch, các băng nhóm sẽ lộng hành tiếp cận người đi đường để bắt chuyện khiến nạn nhân không còn tỉnh táo và ra tay đoạt tài sản. Đó là dùng “thuật thôi miên” để cướp đoạt hiện vật – hiện kim trên người các nạn  nhân. Như vào tối 10/12/2010, chị Võ Thị H… (ngụ quận Bình Thạnh) đang chạy xe máy đến gần ngã tư Hàng Xanh, bỗng có một phụ nữ xin đi nhờ một đoạn. Ngồi sau xe, chị ta nói đủ thứ chuyện. Khi phụ nữ này xuống xe, một lát sau, chị H… mới tỉnh táo và phát hiện mình đã bị mất chiếc điện thoại di động trong túi quần. Như ảo thuật Trước đó, tối 7/12, anh Nguyễn Văn S… (ngụ quận Tân Bình) đi bộ trên đường Trường Sơn, khi đến gần công viên Hoàng Văn Thụ thì có hai phụ nữ tới hỏi đường. Họ hỏi đi hỏi lại rồi một người đập nhẹ vào vai anh S… Khi hai phụ nữ bỏ đi một đoạn, anh này mới tỉnh lại và phát hiện mình đã bị mất bóp tiền, trong đó có hơn 4 triệu đồng. Anh S.. cho biết sau khi bị đập

Thở đi nhẹ một kiếp người, vui đi để có nụ cười thênh thang!

ĐỜI THAY ĐỔI KHI CHÚNG TA THAY ĐỔI ! Đào Tiềm một hiền sĩ đời Tấn nói rằng: “Đạt nhãn tiền bất khả ngôn mệnh” nghĩa là với người đã giác ngộ không nên nói chuyện số mệnh.                                                                  TIẾN LÊ

sấm trạng trình

BẢN I * MAI LĨNH 1939 NGUYỄN BỈNH KHIÊM SẤM KÝ TOÀN TẬP Sơn Trung sưu tập, hiệu đính và chú giải GIA HỘI 2010 LỜI NÓI ĐẦU CỦA SƠN TRUNG THƯ TRANG CHỦ NHÂN Chim xa bầy thương cây nhớ cội! Vì tự do mà chúng ta phải ly hương rất là đau đớn. Chúng ta bị nhiều thiệt thòi vì ở ngoại quốc thiếu tài liệu nghiên cứu . Mà đồng bào ở quốc nội cũng gặp khó khăn vì sự ngăn cấm tự do văn hóa của bạo quyền. Vì vậy mà tôi lập Sơn Trung thư trang để làm một thư viện nhỏ với tinh thần vô vị lợi, tôi có thể giữ cho tôi và cống hiến cho moi người. Khi còn ở Việt Nam, tôi đã thu thập một số sách, một số tài liệu, trong đó có Sấm Trạng Trình. Xưa nay có rất nhiều bản khác nhau vì nhiều người sửa đổi. Không biết bản nào là bản chính, nên trước khi san định, nghiên cứu, chúng ta phải sưu tập tài liệu. Tại các thư viện Việt Nam nhất là tại Hà Nội có nhiều bản Sấm Trạng Trình chữ Nôm và các bản này cũng khác nhau. Sấm ký ở bản A có 262 câu, gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm