Chuyển đến nội dung chính

XEM VÀ TÍNH LỊCH ÂM - DƯƠNG

  • 陰曆 - 陽曆
  • A: The lunar calendar - The sun calendar.
  • P: Le calendrier lunaire - Le calendrier solaire.
XEM LỊCH ÂM - DƯƠNG
Âm: Chỉ ban đêm, chỉ mặt trăng. Dương: Chỉ mặt trời. Lịch: Phương pháp tính thời gian: Giờ, ngày, tháng, năm.
Âm lịch là phương pháp tính thời gian dựa theo sự vận chuyển của mặt trăng quanh trái đất.
Dương lịch là phương pháp tính thời gian dựa theo sự vận chuyển của trái đất quanh mặt trời.
Thuở ban đầu, con người quan sát thế giới bên ngoài mà có khái niệm về thời gian.
Từ khi mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn, bóng tối bao trùm, rồi thấy mặt trăng mọc lên tỏa sáng mát dịu, cho con người khái niệm về thời gian: Ngày và đêm. Ngày mà ban đêm không thấy mặt trăng gọi là Sóc, ngày mà ban đêm có trăng tròn là Vọng. Thời gian từ ngày không trăng nầy cho đến ngày không trăng tiếp theo gọi là Nguyệt hay Ngoạt (tháng).
Thời tiết thay đổi từ ấm qua nóng bức, rồi mát mẻ và lạnh lẽo, diễn tiến tuần hoàn cho ý niệm về Quý tức là mùa.
Căn cứ vào các hiện tượng thiên nhiên kể trên, con người chế tạo ra lịch để định ngày thích hợp gieo cấy mùa màng, và ghi chép các sự kiện lịch sử.
Mỗi vùng dân cư trên thế giới đều có chế ra lịch, như lịch của Ai cập, của Hy Lạp, của Á Rập, của Trung hoa,... nhưng tựu chung có hai loại: Dương lịch và Âm lịch.

I. Dương lịch:

Dương lịch là loại lịch phối hợp giữa năm mặt trời và ngày mặt trời.
Có nhiều loại Dương lịch, như lịch của Hoàng Ðế La Mã Jules César (101-44 trước Công nguyên), [gọi là Calendrier Julien], lịch của Ðức Giáo Hoàng Grégoire XIII (1572-1585), [gọi là Calendrier Grégorien], ..v v... Nhưng lịch Grégorien thì hiện nay được toàn thế giới công nhận và sử dụng.
Một năm Dương lịch là khoảng thời gian mà trái đất quay giáp một vòng chung quanh mặt trời, bằng 365,25 ngày tức là 365 ngày lẻ ¼ ngày, tức lẻ 6 giờ. Như vậy, trong 4 năm sẽ dư ra 24 giờ, tức là dư ra 1 ngày. Ngày dư nầy được gọi là ngày Nhuận, và được đặt là ngày 29 của tháng 2 dương lịch.
Vậy cứ 4 năm dương lịch thì có 1 năm nhuận, tháng nhuận là tháng hai, bình thường tháng hai có 28 ngày, nhưng tháng hai nhuận có 29 ngày.
Dương lịch Grégorien lấy năm Giáng sinh Ðức Chúa Jésus Christ làm năm thứ 1 gọi là Công nguyên: trước năm nầy gọi là trước Công nguyên (tính bằng số âm), và sau năm nầy gọi là sau Công nguyên.

II. Âm lịch:

Âm lịch là lịch làm ra căn cứ vào sự vận chuyển của mặt trăng quanh trái đất.
Trên thế giới có nhiều loại Âm lịch: Âm lịch của Babylone, của Hồi giáo, của Trung Hoa. Các nhà làm Âm lịch đã cố gắng phối hợp với Dương lịch, để các tiết khí hậu trong một năm được hợp lý nhứt.
Âm lịch Trung Hoa được phát minh từ thời Thượng cổ, đời vua Phục Hy (2852 trước Công nguyên). Vua Phục Hy quan sát sự biến đổi và di chuyển của mặt trăng quanh trái đất mà chế ra Âm lịch. Tên của ngày tháng năm Âm lịch được đặt theo Can Chi.
Can là Thập Thiên can, 10 can của Trời, gồm: Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Chi là Thập nhị Ðịa chi, 12 chi của đất, gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Khi kết hợp 10 Thiên can và 12 Ðịa chi, chúng ta được 60 tên gọi, ấy là một chu kỳ, gọi là Lục thập Hoa Giáp. Âm lịch Trung Hoa còn được gọi là Âm lịch Can Chi, dần dần được hoàn chỉnh, sử dụng ở các nước phương Ðông chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa như: VN, Nhựt bổn, Triều Tiên, Mông cổ,..
Do đó, theo truyền thống của dân tộc ta, Ðạo Cao Ðài sử dụng Âm lịch là chánh, còn Dương lịch là phụ. Các ngày lễ, vía, ngày hội đều lấy theo Âm lịch.

* Gọi tên tháng Giêng âm lịch:

Từ xưa, mỗi triều đại của Trung quốc đều có thay đổi Chính Sóc. Chính Sóc là ngày mùng 1 tháng Giêng.
- Triều nhà Hạ: Kiến Dần, nghĩa là lấy tháng Giêng là tháng Dần, rồi tính kế tiếp: Tháng 2 là tháng Mão, . . .
- Triều nhà Thương: Kiến Sửu, nghĩa là lấy tháng Giêng là tháng Sửu, rồi tính kế tiếp: Tháng 2 là tháng Dần. . . .
- Triều nhà Châu: Kiến Tý, nghĩa là lấy tháng Giêng là tháng Tý, rồi tính kế tiếp: Tháng 2 là tháng Sửu, . . .
- Triều nhà Tần: Kiến Hợi, nghĩa là lấy tháng Giêng là tháng Hợi, rồi tính kế tiếp: Tháng 2 là tháng Tý, . . .
- Ðến đời vua Võ Ðế, triều nhà Hán, lấy trở lại Chính Sóc Kiến Dần của nhà Hạ, tức là lấy tháng Giêng là tháng Dần, và sử dụng từ thời đó đến ngày nay không thay đổi nữa.
Ðiều nầy thích hợp với quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người Ðông phương là: Thiên khai ư Tý, Ðịa tịch ư Sửu, Nhân sinh ư Dần. Làm lịch là để cho nhân dân sử dụng, nên lấy tháng khởi đầu một năm là Dần thì đó là điều hợp lý.
Lấy theo Kiến Dần, tên các tháng Âm lịch như sau:
- Tháng giêng: Dần. - Tháng bảy: Thân.
- Tháng hai: Mão. - Tháng tám: Dậu.
- Tháng ba: Thìn. - Tháng chín: Tuất.
- Tháng tư: Tỵ. - Tháng mười: Hợi.
- Tháng năm: Ngọ. - Tháng mười một: Tý.
- Tháng sáu: Mùi. - Tháng mười hai:  Sửu.
Nếu năm Âm lịch khởi đầu bằng CAN (?) thì tháng Âm lịch khởi đầu bằng CAN (?) theo bảng qui định sau đây:
Năm khởi đầu bằng Can Tháng Giêng khởi đầu bằng Can
Giáp Kỷ Bính
Ất Canh Mậu
Bính Tân Canh
Ðinh Nhâm Nhâm
Mậu Quý Giáp
Thí dụ: Năm nay là năm Canh Thìn thì tháng Giêng là tháng Mậu Dần, nối tiếp tháng hai là tháng Kỷ Mão,...
Một tháng Âm lịch, kể từ lúc không trăng cho đến lúc không trăng tiếp theo (đúng một tuần trăng) là 29, 53 ngày mặt trời. Ðây là một số lẻ, nên nhà làm lịch đặt ra: tháng Âm lịch 29 ngày là tháng thiếu (Tiểu ngoạt), và tháng 30 ngày là tháng đủ (Ðại ngoạt). Các tháng Âm lịch thiếu và đủ xen kẻ nhau.
Do đó, một năm Âm lịch có: 29, 53 x 12 = 354,36 ngày, ít hơn năm Dương lịch vì năm Dương lịch có 365,25 ngày.
Số ngày ít hơn là: 365,25 - 354,36 = 10,89 ngày.
Trong 3 năm, số ngày Âm lịch ít hơn Dương lịch:
10,89 x 3 = 32, 67 ngày.
Ðể phù hợp với năm Dương lịch và không sai lệnh mấy so với thời tiết trong một năm, thì cứ 3 năm Âm lịch, người ta thêm vào một tháng Nhuận, để cho số ngày trong 3 năm của Âm lịch và Dương lịch được gần bằng nhau.
Cho nên, đối với Âm lịch, sau 3 năm có một năm Nhuận và năm Nhuận đó có 13 tháng.

* Gọi tên giờ Âm lịch:

Theo Âm lịch, mỗi ngày được chia thành 12 khoảng thời gian bằng nhau, mỗi khoảng ấy được gọi là giờ Âm lịch.
Giờ Âm lịch được đặt tên theo Thập nhị Ðịa chi, tức 12 con giáp, khởi đầu là giờ Tý lúc 0 giờ.
Sau đây là Bảng chia giờ Âm lịch theo 24 giờ bình thường của mỗi ngày:
- Giờ Tý : từ 0 giờ đến 2 giờ.
- Giờ Sửu : từ 2 giờ đến 4 giờ.
- Giờ Dần : từ 4 giờ đến 6 giờ.
- Giờ Mẹo : từ 6 giờ đến 8 giờ.
- Giờ Thìn : từ 8 giờ đến 10 giờ.
- Giờ Tỵ : từ 10 giờ đến 12 giờ.
- Giờ Ngọ : từ 12 giờ đến 14 giờ.
- Giờ Mùi : từ 14 giờ đến 16 giờ.
- Giờ Thân : từ 16 giờ đến 18 giờ.
- Giờ Dậu : từ 18 giờ đến 20 giờ.
- Giờ Tuất : từ 20 giờ đến 22 giờ.
- Giờ Hợi : từ 22 giờ đến 24 giờ, bắt qua 0 giờ hôm sau.
Như vậy, chúng ta nhận thấy:
* Giờ Tý khởi đầu lúc 0 giờ, nên thời điểm 0 giờ được gọi là Chánh Tý. (Chánh là đứng đầu).
* Giờ Ngọ khởi đầu lúc 12giờ trưa, nên thời điểm 12 giờ trưa được gọi là Chánh Ngọ (đầu giờ Ngọ).

* Vấn đề sụt lại 1 giờ trong Âm lịch:

Những người coi ngày giờ tốt xấu để gả cưới, dựng nhà, khai trương, khởi hành, . . . đều sử dụng các giờ Âm lịch sụt lại 1 giờ so với Bảng vừa ghi trên, kê ra như sau:
  • Giờ Mẹo: từ 5 giờ tới 7 giờ sáng.
  • Giờ Thìn: từ 7 giờ tới 9 giờ sáng.
  • Giờ Tỵ: từ 9 giờ tới 11 giờ trưa.
  • Giờ Ngọ: từ 11 giờ tới 13 giờ trưa. vv . . . . .
Tại sao có việc sụt lại 1 giờ như vậy?
Chúng ta giải thích điều nầy như sau: Thầy coi ngày tốt xấu của VN đều xử dụng Âm lịch của Tàu và các sách coi ngày của Tàu. Các sách coi ngày nầy đều căn cứ vào giờ địa phương của Tàu, tức giờ Bắc Kinh của họ.
Giờ Bắc Kinh của nước Tàu thì đi trước giờ VN 1 giờ.
Thí dụ: Lúc Bắc Kinh 24 giờ thì ở VN là 23 giờ.
   - - - - - - 8 giờ - - - - - - - 7 giờ.
Do đó, khi sử dụng sách coi ngày tốt xấu của Tàu thì phải theo giờ của Tàu, tức là phải lấy giờ VN trừ bớt 1 giờ cho đúng theo giờ Tàu.
Sau đây là Bảng đối chiếu giờ Bắc Kinh và giờ VN:
  Giờ Bắc Kinh Tương ứng Giờ VN
Giờ Mão 6 giờ đến 8 giờ 5 giờ đến 7 giờ
Giờ Thìn  8 giờ đến 10 giờ 7 giờ đến 9 giờ
Giờ Tỵ  10 giờ đến 12 giờ 9 giờ đến 11 giờ
Giờ Ngọ 12 giờ đến 14 giờ 11 giờ đến 13 giờ
Giờ Mùi 14 giờ đến 16 giờ 13 giờ đến 15 giờ
Giờ Thân 16 giờ đến 18 giờ 15 giờ đến 17 giờ
Giờ Dậu 18 giờ đến 20 giờ 17 giờ đến 19 giờ

* Bảng Lục thập Hoa Giáp:

TT Năm Âmlịch - Dươnglịch TT Năm Âmlịch - Dươnglịch
1 Giáp Tý 1924 , 1984 31 Giáp Ngọ 1954 , 2014
2 Ất Sửu 1925 , 1985 32 Ất Mùi 1955 , 2015
3 Bính Dần 1926 , 1986 33 Bính Thân 1956 , 2016
4 Ðinh Mão 1927 , 1987 34 Ðinh Dậu 1957 , 2017
5 Mậu Thìn 1928 , 1988 35 Mậu Tuất 1958 , 2018
6 Kỷ Tỵ 1929 , 1989 36 Kỷ Hợi 1959 , 2019
7 Canh Ngọ 1930 , 1990 37 Canh Tý 1960 , 2020
8 Tân Mùi 1931 , 1991 38 Tân Sửu 1961 , 2021
9 Nhâm Thân 1932 , 1992 39 Nhâm Dần 1962 , 2022
10 Quý Dậu 1933 , 1993 40 Quý Mão 1963 , 2023
11 Giáp Tuất 1934 , 1994 41 Giáp Thìn 1964 , 2024
12 Ất Hợi 1935 , 1995 42 Ất Tỵ 1965 , 2025
13 Bính Tý 1936 , 1996 43 Bính Ngọ 1966 , 2026
14 Ðinh Sửu 1937 , 1997 44 Ðinh Mùi 1967 , 2027
15 Mậu Dần 1938 , 1998 45 Mậu Thân 1968 , 2028
16 Kỷ Mão 1939 , 1999 46 Kỷ Dậu 1969 , 2029
17 Canh Thìn 1940 , 2000 47 Canh Tuất 1970 , 2030
18 Tân Tỵ 1941 , 2001 48 Tân Hợi 1971 , 2031
19 Nhâm Ngọ 1942 , 2002 49 Nhâm Tý 1972 , 2032
20 Quý Mùi 1943 , 2003 50 Quý Sửu 1973 , 2033
21 Giáp Thân 1944 , 2004 51 Giáp Dần 1974 , 2034
22 Ất Dậu 1945 , 2005 52 Ất Mão 1975 , 2035
23 Bính Tuất 1946 , 2006 53 Bính Thìn 1976 , 2036
24 Ðinh Hợi 1947 , 2007 54 Ðinh Tỵ 1977 , 2037
25 Mậu Tý 1948 , 2008 55 Mậu Ngọ 1978 , 2038
26 Kỷ Sửu 1949 , 2009 56 Kỷ Mùi 1979 , 2039
27 Canh Dần 1950 , 2010 57 Canh Thân 1980 , 2040
28 Tân Mão 1951 , 2011 58 Tân Dậu 1981 , 2041
29 Nhâm Thìn 1952 , 2012 59 Nhâm Tuất 1982 , 2042
30 Quý Tỵ 1953 , 2013 60 Quý Hợi 1983 , 2043
Can Chi phối hợp có chu kỳ là 60 , nghĩa là: Từ năm Giáp Tý nầy cho đến năm Giáp Tý sau, là 60 năm. Chu kỳ 60 ấy được gọi là Lục thập Hoa Giáp.
Bảng Lục thập Hoa Giáp trên lập thành kể từ năm Giáp Tý (1924) đến năm Quý Hợi (1983) là đúng 60 năm, bước qua Giáp Tý sau, ứng với năm 1984, khởi đầu một Hoa Giáp mới.

Tìm năm Âm lịch tương ứng với
năm Dương lịch hay ngược lại:

Sau đây chúng ta có 2 Bảng để tìm năm Âm lịch tương ứng năm Dương lịch, hay ngược lại: Bảng I các năm trước Công nguyên (tức trước Chúa Giáng sinh) và Bảng II sau Công nguyên. Cả 2 bảng đều căn cứ vào năm thứ 1 Chúa Giáng sinh là năm Tân Dậu, cho nên năm -1 (trước Chúa Giáng sanh) là năm Canh Thân).
BẢNG I trước Công nguyên
Chi
Can 
Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
Giáp 57   7   17   27   37   47  
Ất   56   6   16   26   36   46
Bính 45   55   5   15   25   35  
Ðinh   44   54   4   14   24   34
Mậu 33   43   53   3   13   23  
Kỷ   32   42   52   2   12   22
Canh 21   31   41   51   1   11  
Tân   20   30   40   50   60   10
Nhâm  9   19   29   39   49   59  
Quý    8   18   28   38   48   58
Thí dụ: Tìm năm Âm lịch tương ứng với năm 2852 trước Công nguyên là năm vua Phục Hy lên ngôi.
Cách tính: Ðem 2852 chia cho 60 (chu kỳ Can Chi), ta được: 2852 = 47 x 60 + 32 → Số dư của phép chia là 32.
Lấy số dư 32 nầy, dò lên bảng, ta thấy số 32 ứng với Can là Kỷ và Chi là Sửu. Vậy năm 2852 t. C.n. là năm Kỷ Sửu.
BẢNG II sau Công nguyên
Chi
Can 
Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
Giáp 4   54   44   34   24   14  
Ất   5   55   45   35   25   15
Bính 16   6   56   46   36   26  
Ðinh   17   7   57   47   37   27
Mậu 28   18   8   58   48   38  
Kỷ   29   19   9   59   49   39
Canh 40   30   20   10   60   50  
Tân   41   31   21   11   1   51
Nhâm  52   42   32   22   12   2  
Quý    53   43   33   23   13   3
Thí dụ 1: Tìm năm Âm lịch tương ứng với năm 1940.
Cách tính: Lấy số 1940 chia cho 60, ta được: 32 với số dư là 20. Lấy số 20 dò lên bảng, ta thấy số 20 ứng với Can là Canh và ứng với Chi là Thìn. Vậy năm 1940 là năm Canh Thìn.
Thí dụ 2: Bài tính ngược lại: Tìm năm Dương lịch ứng với năm Bính Dần đầu thế kỷ 20.
Cách tính: Dò theo hàng Can để tìm chữ Bính, rồi dò theo hàng Chi để tìm chữ Dần, ta được số 6 ứng với năm Bính Dần. Số 6 nầy là số dư.
Ta đem số 6 nầy cộng với một bội số của 60, thế nào để cho số thành lớn hơn 1900 (vì điều kiện là đầu thế kỷ 20).
Ta thấy: 6 + 60 x 32 = 1926.
Vậy năm Bính Dần là năm 1926.
Lưu ý: Các bội số của 60 gần bằng với 1900 là: 1860, 1920, 1980.
  • Nếu lấy số 1860 thì năm Bính Dần là 1866.
  • Nếu lấy số 1920 thì năm Bính Dần là 1926.
  • Nếu lấy số 1980 thì năm Bính Dần là 1986.
Ðiều kiện là đầu thế kỷ 20, nên ta chọn năm 1926.
Năm 1860 là cuối thế kỷ 19; năm 1986 là cuối thế kỷ 20, hai số nầy không phù họp với điều kiện của đề bài, nên ta bỏ ra.
Trường hợp số dư là O:
Khi ta làm bài toán chia, ta có dư số là 0 thì chúng ta lấy số 60 mà dò trên bảng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cảnh giác với thuật chiêu hồn ( THÔI MIÊN HỌC)

THÔI MIÊN LÀ GÌ ? Không chỉ đột nhập vào nhà để trộm cắp, hiện giờ gần giáp Tết âm lịch, các băng nhóm sẽ lộng hành tiếp cận người đi đường để bắt chuyện khiến nạn nhân không còn tỉnh táo và ra tay đoạt tài sản. Đó là dùng “thuật thôi miên” để cướp đoạt hiện vật – hiện kim trên người các nạn  nhân. Như vào tối 10/12/2010, chị Võ Thị H… (ngụ quận Bình Thạnh) đang chạy xe máy đến gần ngã tư Hàng Xanh, bỗng có một phụ nữ xin đi nhờ một đoạn. Ngồi sau xe, chị ta nói đủ thứ chuyện. Khi phụ nữ này xuống xe, một lát sau, chị H… mới tỉnh táo và phát hiện mình đã bị mất chiếc điện thoại di động trong túi quần. Như ảo thuật Trước đó, tối 7/12, anh Nguyễn Văn S… (ngụ quận Tân Bình) đi bộ trên đường Trường Sơn, khi đến gần công viên Hoàng Văn Thụ thì có hai phụ nữ tới hỏi đường. Họ hỏi đi hỏi lại rồi một người đập nhẹ vào vai anh S… Khi hai phụ nữ bỏ đi một đoạn, anh này mới tỉnh lại và phát hiện mình đã bị mất bóp tiền, trong đó có hơn 4 triệu đồng. Anh S.. cho biết sau khi bị đập

Thở đi nhẹ một kiếp người, vui đi để có nụ cười thênh thang!

ĐỜI THAY ĐỔI KHI CHÚNG TA THAY ĐỔI ! Đào Tiềm một hiền sĩ đời Tấn nói rằng: “Đạt nhãn tiền bất khả ngôn mệnh” nghĩa là với người đã giác ngộ không nên nói chuyện số mệnh.                                                                  TIẾN LÊ

sấm trạng trình

BẢN I * MAI LĨNH 1939 NGUYỄN BỈNH KHIÊM SẤM KÝ TOÀN TẬP Sơn Trung sưu tập, hiệu đính và chú giải GIA HỘI 2010 LỜI NÓI ĐẦU CỦA SƠN TRUNG THƯ TRANG CHỦ NHÂN Chim xa bầy thương cây nhớ cội! Vì tự do mà chúng ta phải ly hương rất là đau đớn. Chúng ta bị nhiều thiệt thòi vì ở ngoại quốc thiếu tài liệu nghiên cứu . Mà đồng bào ở quốc nội cũng gặp khó khăn vì sự ngăn cấm tự do văn hóa của bạo quyền. Vì vậy mà tôi lập Sơn Trung thư trang để làm một thư viện nhỏ với tinh thần vô vị lợi, tôi có thể giữ cho tôi và cống hiến cho moi người. Khi còn ở Việt Nam, tôi đã thu thập một số sách, một số tài liệu, trong đó có Sấm Trạng Trình. Xưa nay có rất nhiều bản khác nhau vì nhiều người sửa đổi. Không biết bản nào là bản chính, nên trước khi san định, nghiên cứu, chúng ta phải sưu tập tài liệu. Tại các thư viện Việt Nam nhất là tại Hà Nội có nhiều bản Sấm Trạng Trình chữ Nôm và các bản này cũng khác nhau. Sấm ký ở bản A có 262 câu, gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm