Chuyển đến nội dung chính

Những Mẫu Chuyện Phá Chấp

Những mẩu chuyện Phá chấp

1. Núi chẳng dời thì ta dời!
núi dời...
Một ngày nọ đám đệ tử ham thích thần thông hỏi sư phụ:
- Đệ tử: Thầy ơi, thầy chỉ tụi con thuật di sơn đảo hải (dời non lấp biển) đi.
- Sư phụ: Được, vậy các con hãy đứng đây, chú tâm nhìn vào ngọn núi đằng kia... Thầy sẽ làm cho nó xích lại gần ta.
Đám đệ tử tập trung dòm núi suốt 3 ngày 3 đêm mà chẳng thấy có tác dụng gì cả,... khi thấy sư phụ từ trong nhà thong thả đi ra thì liền nhao nhao lên:
- Đệ tử: Thầy ơi, sao chẳng thấy ngọn núi đó động đậy gì cả vậy?
- Sư phụ: Vô dụng, vô dụng! Các con tu tập bao lâu rồi mà vẫn còn chấp cái ngọn núi!?!
- Đệ tử: Dạ chúng con không hiểu ạ.
- Sư phụ: Vậy thì đi theo ta, ta sẽ chỉ cho thấy.
Sau khi dẫn đám đệ tự cố chấp đến chân núi, sư phụ dừng lại bảo:
- Sư phụ: Các con đã thấy núi xích lại gần ta chưa?
- Đệ tử: Dạ gần, nhưng đó là do Thầy đi đó chứ...
- Sư phụ: Cố chấp, cố chấp! Chẳng phải là núi không thể dời đi, nhưng để dời nó đi một li, ta phải tốn năng lượng gấp tỉ lần ta đi tới nó. Vậy sao cứ phải cố chấp vào việc núi dời chi vậy?!


2. Chân lý tuyệt đối là cái lý có chân!

Hôm nọ, một đệ tử thích lôgic hỏi sư phụ:
- Đệ tử: Thưa thầy, con tu tập bao lâu rồi mà vẫn chưa tìm ra được cái chân lý tuyệt đối! :(
- Sư phụ: Vậy từ đó giờ con có thấy cái gì là hoàn toàn đúng không thể chối cãi được không?
- Đệ tử: Dạ có.
- Sư phụ: Con thử kể một cái như vậy ra xem.
- Đệ tử: Dạ, ví như chuyện sanh-tử, không có ai sinh ra đời rồi mà không chết đi cả.
- Sư phụ: Vậy đó chính là chân lý rồi đó thôi.
- Đệ tử: Nhưng thưa Thầy, chân lý đó chưa là tuyệt đối, vì có người nói là có thể trường sinh bất lão. Thậm chí có người còn đưa ra bằng chứng về một người sống suốt mấy ngàn năm nay vẫn chưa chết.
- Sư phụ: Vậy con có tin không?
- Đệ tử: Dạ con không tin, nhưng không có cách nào phản bác họ được.
- Sư phụ: Con tin, tức đó là chân lý của con vậy.
- Đệ tử: Dạ thưa... Nếu chỉ là chân lý của con thì sao gọi là tuyệt đối được ạ?!
- Sư phụ: Cố chấp! Cái "chân lý tuyệt đối" con tìm chẳng qua chỉ là cái lý có chân mà thôi!
- Đệ tử: Dạ, xin thầy giảng cho con được rõ hơn ạ.
- Sư phụ: Này nhé, ta có thể đưa ra một chân lý khác mà nhiều người chấp nhận hơn, và cho đến hết đời này con cũng không tìm ra được ai phản đối nó cả, nhưng đó cũng chẳng thể tuyệt đối như con muốn được. Chân lý là sản phẩm của con người, là phát biểu của con người về thế giới, tất phải phụ thuộc vào người / nhóm người phát biểu nó. Hễ khi nào con còn chấp vào hai chữ "tuyệt đối" thì chẳng bao giờ con tìm ra được chân lý, hoặc là chúng nó phải có chân để chạy đi từ người này qua người khác, từ quan điểm này qua quan điềm khác vậy.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cảnh giác với thuật chiêu hồn ( THÔI MIÊN HỌC)

THÔI MIÊN LÀ GÌ ? Không chỉ đột nhập vào nhà để trộm cắp, hiện giờ gần giáp Tết âm lịch, các băng nhóm sẽ lộng hành tiếp cận người đi đường để bắt chuyện khiến nạn nhân không còn tỉnh táo và ra tay đoạt tài sản. Đó là dùng “thuật thôi miên” để cướp đoạt hiện vật – hiện kim trên người các nạn  nhân. Như vào tối 10/12/2010, chị Võ Thị H… (ngụ quận Bình Thạnh) đang chạy xe máy đến gần ngã tư Hàng Xanh, bỗng có một phụ nữ xin đi nhờ một đoạn. Ngồi sau xe, chị ta nói đủ thứ chuyện. Khi phụ nữ này xuống xe, một lát sau, chị H… mới tỉnh táo và phát hiện mình đã bị mất chiếc điện thoại di động trong túi quần. Như ảo thuật Trước đó, tối 7/12, anh Nguyễn Văn S… (ngụ quận Tân Bình) đi bộ trên đường Trường Sơn, khi đến gần công viên Hoàng Văn Thụ thì có hai phụ nữ tới hỏi đường. Họ hỏi đi hỏi lại rồi một người đập nhẹ vào vai anh S… Khi hai phụ nữ bỏ đi một đoạn, anh này mới tỉnh lại và phát hiện mình đã bị mất bóp tiền, trong đó có hơn 4 triệu đồng. Anh S.. cho biết sau khi bị đập

Thở đi nhẹ một kiếp người, vui đi để có nụ cười thênh thang!

ĐỜI THAY ĐỔI KHI CHÚNG TA THAY ĐỔI ! Đào Tiềm một hiền sĩ đời Tấn nói rằng: “Đạt nhãn tiền bất khả ngôn mệnh” nghĩa là với người đã giác ngộ không nên nói chuyện số mệnh.                                                                  TIẾN LÊ

sấm trạng trình

BẢN I * MAI LĨNH 1939 NGUYỄN BỈNH KHIÊM SẤM KÝ TOÀN TẬP Sơn Trung sưu tập, hiệu đính và chú giải GIA HỘI 2010 LỜI NÓI ĐẦU CỦA SƠN TRUNG THƯ TRANG CHỦ NHÂN Chim xa bầy thương cây nhớ cội! Vì tự do mà chúng ta phải ly hương rất là đau đớn. Chúng ta bị nhiều thiệt thòi vì ở ngoại quốc thiếu tài liệu nghiên cứu . Mà đồng bào ở quốc nội cũng gặp khó khăn vì sự ngăn cấm tự do văn hóa của bạo quyền. Vì vậy mà tôi lập Sơn Trung thư trang để làm một thư viện nhỏ với tinh thần vô vị lợi, tôi có thể giữ cho tôi và cống hiến cho moi người. Khi còn ở Việt Nam, tôi đã thu thập một số sách, một số tài liệu, trong đó có Sấm Trạng Trình. Xưa nay có rất nhiều bản khác nhau vì nhiều người sửa đổi. Không biết bản nào là bản chính, nên trước khi san định, nghiên cứu, chúng ta phải sưu tập tài liệu. Tại các thư viện Việt Nam nhất là tại Hà Nội có nhiều bản Sấm Trạng Trình chữ Nôm và các bản này cũng khác nhau. Sấm ký ở bản A có 262 câu, gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm