TÌM HIỂU TINH HOA CỦA BÙA CHÚ TRUNG HOA
Phù chú 符咒 , thường được gọi là bùa chú , nó là thành phần căn bản nằm trong ngũ thuật : Sơn – Y – Bốc – Mệnh – Tướng của thần bí học Trung Hoa ; và nó nằm trong sự tu trì của hành giả tâm linh Trung Hoa .
Phù lục - 符籙- được chia ra làm bốn phần căn bản :
Phù - 符 : Là thư phù - 書符 , đại biểu cho công văn và pháp quy của linh giới .
Chú - 咒 : Là chú ngữ , đại biểu cho mật mả của linh giới và hiệu lệnh ngâm tụng , có khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng lên tâm thân của con người và thế giới vô hình .
Ấn -印 : Là thủ ấn đại biểu cho quyền uy của linh giới và ấn tín .
Đẩu -斗 : Là Bộ Cương Đấu - 步罡斗, phân ngũ hành , thất tinh , bát quái v..v... là những Nhất Bộ không giống nhau , và có những uy lực tác dụng khác nhau .
Phù Chú là một môn tu tập linh lực nằm trong triết học của Đạo Gia Trung Hoa và nó cũng là một sự thăng hoa cao nhất của nghệ thuật tâm linh Trung Hoa .
Cổ nhân có nói : Nếu thông suốt được thư phù , sẻ được quỷ thần kinh sợ ; nếu không thông suốt thư phù , sẻ khiến quỷ thần cười chê 若知書符窮、惹得鬼神驚。不知書符窮、惹得鬼神笑 .
Phù chú không phải là mê tín dị đoan , mà nó là một môn học của cổ nhân ghi chép lại những kinh nghiệm của sự thể nghiệm những dòng khí trường của vũ trụ và nhân thể .
Bùa chú giống như một chiếc chìa khóa để mở cánh cửa năng lực khí trường của vũ trụ và con người , và từ đó dùng nguồn năng lực nầy để phát huy công năng của nó .
Do đó , Bùa Chú có thể dùng để trị bệnh , giúp nhân duyên hòa hợp , khu tà , đuổi quỷ và trừ thư yếm , giải bùa ngải v..v...
I.- Cấu trúc và công năng của phù lục 符籙 , bùa phép :
Phù hay còn gọi là bùa , là dùng để điều chỉnh khí trường , nó còn là nơi tồn giử trường sinh thái thông tin của ý niệm lực do người khi vẻ bùa đả truyền vào ; nếu ý niệm càng mạnh thì thời gian tồn giử trường thông tin sinh thái nầy càng được giử lâu dài , đồng thời nó càng phóng phát năng lượng ra ngoài càng mạnh hơn , nếu nguồn năng lực nầy nhỏ thì có thể trị bệnh , điều tâm ; nếu mạnh thì có thể giải trừ tai ách .
Người vẻ bùa là người đả thông suốt các thế lực của phong vân tinh tú , từ đó gồm thâu những lực của thế giới vô hình để kết lại thành khí mà vẻ thành chử lên lá bùa .
Lá bùa là một tổ hợp của những hình tròn , vòng xoán , số 8 nằm ngang , những vạch ngang nằm chồng lên nhau , những đường xiên cùng những chử Tàu có những ngụ ý cao thâm vi diệu .
Bí quyết của thư phù : Trên thì có 36 Thiên Cương 天罡 , dưới thì có địa cấp 地煞 lưu cửa người , tuyệt quỷ lộ .
II.- TINH HOA VÀ CẤU TRÚC BÊN TRONG CỦA BÙA PHÉP
DÙNG TRONG TRỊ BỆNH:
Một lá bùa có năm thành phần chủ yếu để tạo thành là :
Điểm phù đầu點符頭 : Tức bắt đầu vẻ bùa thì phải chấm ba chấm phẩy ở đầu , giống như mắt của con người .
Bùa nầy do uy lực của thần linh nào cai quản主事符神 :
Mổi đạo bùa có những công dụng khác nhau , muốn làm việc gì thì phải thỉnh thần nào làm chủ sự ; cũng như hiện nay muốn làm công việc gì thì phải mời chuyên viên chuyên môn của ngành nghề đó làm vậy .
Trong phần giửa bùa 符腹內 : Có ghi công dụng của bùa dùng vào việc gì , trảm yêu trừ tà hay trấn yếm nhà cửa ..., khi nhìn vào phần giửa bùa là người ta sẻ hiểu ngay , lá bùa nầy dùng để làm gì .
Phù đảm符膽 : Là đảm hay là lá gan của bùa , đây là phần tinh hoa của bùa , là sanh hồn hay linh hồn của bùa , lá bùa có linh hay không là ở phần nầy .
PHÙ ĐỞM
Khi vẻ một nét thì niệm một câu chú như sau khi vẻ phù đảm : Nhất bút khai thiên môn – Nhị bút sát quỷ binh – Tam bút khai địa phủ – Tứ bút sát quỷ tốt .
Chân bùa叉符腳 : Là ý thỉnh binh tướng đến trấn giử , nét vẻ của chân bùa biến hóa rất nhiều , tùy theo bản thân tác dụng của lá bùa mà vẻ những kiểu nét vẻ chân bùa phù hợp với nó , khi vẻ những nét chân bùa cũng có khẩu quyết của nó .
Phù Cước : Khi vẻ phù cước thì mổi nét vẻ đọc một câu chú : Khai thiên môn – Đóng địa phủ – Lưu cửa người – Ngăn quỷ lộ – Xuyên tâm quỷ – Phá bụng quỷ – Kim mộc thủy hỏa thổ .
III.- CÁCH DÙNG BÙA :
Bởi công dụng của mổi đạo bùa khác nhau , nên cách dùng được có loại như sau , ta phải dùng đúng cách thì bùa mới phát huy được sự công hiệu của nó :
1.- Đốt bùa : Tức nghĩa là đem bùa đi đốt thành tro , chú ý trong lúc đốt , cần đốt bắt đầu từ dưới đuôi của bùa , nếu bùa được xếp lại thành hình kiếm lệnh trước khi đốt thì công hiệu càng tăng lên . Nên biết rằng , lá bùa khi đốt thành tro , thì tro của lá bùa vẩn còn giữ giá trị tồn trử khí trường và tín hiệu trị liệu , và có tính âm dương nửa .
2.- Đeo bùa : Tức là xếp lá bùa lại và đeo trên mình , đa số xếp bùa theo hình bát quái , sau đó dùng bao ni lon plastic hay vải bao quanh hay may lại mà mang hay đeo trên mình . Khí trường và tín hiệu của lá bùa mạnh thì có thể công hiệu trong sáu tháng hoặc vài năm sau .
3.- Dán bùa : Tức lấy lá bùa nầy trực tiếp dán vào đồ vật , ngoài ra có một loại bùa thuốc dùng dán trực tiếp vào chổ bị bệnh hay đốt lá bùa thành tro rồi trộn với thuốc đông y dược mà dán vào chổ bệnh .
4.- Uống bùa : Đầu tiên bỏ lá bùa vào chén hay vào ly , xong đốt lá bùa thành tro , và đổ nước âm dương thủy vào , đợi cho tro lắng xuống , sau đó uống vào .Có loại dùng nước lạnh , có loại dùng nước nóng để uống .
5 .- Nấu bùa : Tức đem bùa bỏ vào siêu nấu thuốc mà nấu ; có hai loại nấu bùa , loại thứ nhất là chỉ bỏ bùa và nước lạnh vào siêu mà nấu , có khi nước bùa sẻ đổi màu , và nhiều khi có bốc mùa thuốc đông y dược nửa ; loại thức hai là bỏ bùa và vài loại thuốc đông y dược vào chung trong siêu thuốc mà nấu .
6.- Thoa bùa : Đầu tiên đem lá bùa đốt thành tro , sau đó hòa chung với âm dương thủy , tức nước giếng và nước mưa hay nước sương ; tay dùng kiếm ấn hay kim cương ấn để chấm nước tro nầy mà thoa khắp thân thể ; nên thường trước thoa ở đầu , sau thêm nước vào chén bùa để thấm nước bùa mà thoa và vổ nhẹ vào ngực và lưng ; có khi ta dùng loại phun nươớc bùa vào chổ bị bệnh , bằng cách miệng ngậm nước bùa vào miệng và tay bắt kiếm ấn để ở miệng và vung kiếm ấn chỉ vào chổ bệnh mà vẩy và điểm , lúc đó miệng phải đồng nhịp mà phun nước bùa vào nơi kiếm ấn vừa điểm đến chổ đó .
7.- Bùa dùng để rửa : Lấy lá bùa đem đốt thành tro , xong đổ nước âm dương vào , rồi lấy nước nầy mà tấm rửa , dùng xong đem đổ ở chổ trống không người hay đổ xuống ống cống củng được .
8.- Nuốt bùa : Trực tiếp bỏ lá bùa vào miệng mà nuốt xuống bụng .
III.-Những nét vẻ và chử Tàu được dùng trong lúc vẻ bùa :
Những nét vẻ uốn khúc của chữ bùa là sự biểu hiện của khí mềm dịu ; Những nét vẻ thẳng đứng của chữ bùa sự biểu thị của khí cứng rắn cương liệt , nét vẻ đường cong thì tụ khí .....ngoài ra còn có những nét vẻ của hình răng cưa , lông tóc , sao chổi , pháo bông , những đốt ngấn của cây trúc , hình con giun cùng những hình phân nhánh phức hợp rất là phức tạp ....
Bùa là vật dẩn trung gian của khí trường và khí trường thì có tính chất tồn trử hay nói cách khác là có tính ghi nhớ thông tin gởi vào đó của người vẻ bùa .
Bùa là vật dẩn khí trung gian và chú là tín hiệu ; Bùa Chú là toàn bộ kỷ năng khéo léo của việc luyện khí và phóng phát ngoại khí , nó bao gồm phù phép của Đông Y và phần trừ tà của môn phong thủy cổ đại .
Bùa là một loại khoa học mà người xưa đả căn cứ vào nguyên lý thông tin toàn bộ của thiên nhân tương ứng , thông qua phép luyện khí công để thu hút khí trường của vũ trụ , trộn lẩn với , khí trường của bản thân mình , sau đó dùng giấy bút mực , hoặc các loại Trung Y Dược như chu sa , hùng hoàng ; để phóng phát tới các vật thể bên ngoài , các tín hiệu được tồn trử bằng các các đường vẻ thẳng , ngang , xoắn hay cong trong các lá bùa .
Bùa chủ yếu là dùng để trị bệnh và điều tiết trường khí . Bùa có hai loại bùa hóa khí và bùa thực thể . Bùa hóa khí gồm có : thái cực đồ bát quái 68 quẻ , đồ án cát tường của dân gian , bùa phép chửa bệnh của đông y , bùa phép của đạo giáo , bùa ttrừ tà dùng để điều chỉnh khí trường của phong thủy ; Bùa thực thể gồm có : Bùa dùng trong kiến trúc , nhà cửa mô phỏng theo hình núi bao quanh , mô phỏng theo dòng nước uốn lượn quanh co , bùa vẻ chử , bùa công nghệ như hổ phù , khắc vào đá hay đúc bằng đồng thau , bùa dùng rong trang phúc trang sức , bùa xâm trên người , bùa nội công dùng trong bát quái quyền , thái cực quyền , hình ý quyền ....Đặc điểm của bùa chú , bề ngoài xem như mê tín dị đoan , nhưng bên trong là một môn chửa bệnh có tính tổng hợp , trong đó bao gồm cả thảo dược học , tâm lý học , nhân thể học , khí công học và kỷ thuật phóng phát ngoại khí của nó .....nên ai muốn học môn nầy cần phải có một kiến thức rất là uyên thâm mà người thường khó lòng hiểu được và nắm vững . Do đó , bùa là hình ảnh thu nhỏ được nghệ thuật hóa của trường khí vũ trụ , nên bộ mặt thật của bùa là một vật trung gian tồn trử và ghi nhớ các khí trường và thông tin mật mả mà người thường không thể hiểu thấu được .
Môn chửa bệnh bằng bùa phép , chẳng qua cũng chỉ là một phương pháp chửa bệnh đặc biệt , một nghệ thuật chửa bệnh của việc phóng phát ngoại khí của khí công , nên nó cũng chỉ thích ứng với từng bệnh và có tính hạn chế , tương tự như châm cứu , xoa bóp , đông y của Trung Hoa , nên không thể chửa khỏi bách bệnh được .
Bùa tương đối phức tạp trong biểu tượng học của Trung Hoa , vì bùa được tạo nên bởi những đường cong và đường thẳng , đại biểu cho những dòng khí xoáy , nó được vẻ chung với các chử Tàu , có những ý nghĩa tựa hồ rất khó hiểu và đây là hai yếu tố không thể chia cắt đực trong một lá bùa , nên bùa là chỉ có thể cảm giác và được suy ra để hiểu mà thôi . Sự cấu tạo của bùa thiên hình vạn trạng , khiến cho người ta như rơi vào một đám mây mù ; nhưng nếu ta hiểu đực hà đồ và lạc thư , nắm được quy luật khí trường của vũ trụ , thì ta có thể thoát ra khỏi mê cung của nó .
Hình dạng của bùa bao gồm các bộ phận như : Dòng xoáy trôn ốc thuận nghịch , hình số tám và chử khẩu hình vuông , cùng các đường ngang dọc , xiên séo , ghép lại mà thành ; khi lá bùa được vẻ hoàn chỉnh và tụ hình , thì nó cũng như vừa hốt xong một thang thuốc Đông Y dược thảo với vài trăm cây cỏ hợp thành , có đầy đủ quân , thần, tá ,sứ ...
Nay ta xem về phần khí cảm trong bùa , được phân làm hai loại mềm và cứng , tròn , cong , xoáy trôn ốc hình số 8 v..v.....là thuộc về loại khí cảm mềm mại và liên tục , có hiệu ứng phần nhiều là phóng phát sinh khí , thường dùng vào bổ xung khí cho người mắc bệnh , phần lớn nhằm phối hợp thành ý niệm hưng phấn phát triển và nuôi dưởng mang tính hướng thiện .Còn chử bùa có vẻ những đường ngang, dọc , xiên , xéo v..v...có mang trường khí cảm cứng rắn , mảnh liệt và ngắn , phần nhiều có hiệu ứng phóng phát ngoại khí để sát thương và tiêu diệt vi trùng và mầm bệnh độc hại , tả khí , phá tan u nần và làm lành bệnh ; phần lớn nhằm phối hợp để ức chế , tiêu diệt , trừ bỏ những ý niệm mang tính ác .Ý niệm mang tính thiện của cổ nhân phần lớn gọi Thiên Tôn , thiên Thần , Tinh Tú ....còn ý niệm mang tính ác , phần nhiều dùng những chử để chỉ địa ngục , phá bụng quỷ , xuyên tim quỷ .....
Nếu ta nhìn về ảnh hưởng của bùa lên hệ thống kinh lạc , thì bùa có mang những khí cảm khác nhau và đưa chúng đi vào các đường kinh lạc tương ứng và đưa khí tới các tạng phủ trong cơ thể ; muốn làm được điều nầy thì đòi hỏi phải có bản lĩnh nếm đủ hằnt trăm thức cỏ thuốc như Thần Nông Dược Thảo ; Tuy nhiên nếu ta có khổ luyện về khí công , thì có thể làm được việc nhờ bùa làm trung gian mà đưa khí cảm vào trong kinh mạch một cách dể dàng ; xét về âm dương , thì phải phân biệt các vòng xoáy từ trái sang phải của các đường vẻ xoán trôn ốc trong lá bùa là dương , thuận theo chiều kim đồng hồ , còn ngược lại là âm , ta nên nhớ kỷ những tụ tán , âm dương , bổ tả của khí trường để dùng trong khi vẻ bùa vậy .
Xem hình của các nét bùa dưới những góc độ khác nhau : Nét dọc làm cho thông dưới , trừ ảo giác , làm thông khí trường , mang khí mảnh liệt ; còn nét ngang có tác dụng làm ngừng nôn mửa , trừ tà và cắt khí trường .Tác dụng cơ bản của nét thẳng đứng là nhằm để tránh tà . khi can yếu do thiếu ngũ thì tà khí xâm nhập vào gan và có hiện tượng nhìn thấy nhiều ma , là do hỏa can bốc lên , nếu làm can hỏa hạ xuống thì sẻ hết bệnh .Đường can kinh đi theo ngón chân cái theo đùi vào bụng rồi lên tới lên mắt .
Ý đến , khí đến lực đến ; Trung Y cho rằng : Khí là thầy của huyết và huyết là mẹ của khí , có nghĩa là khí và huyết tạo thành một tỷ lệ thuận ; sự lưu thông của máu trong vận động song hành trong thực nghiệm tức là trường khí được tăng cường ; còn sự lưu thông của máu trong vận động cắt ngang thì làm cho trường khí yếu đi . Việc nghiên cứu trường khí của con người , bao gồm cả phần điện từ sinh vật , cho nên khi hành giả vẻ bùa là có truyền từ tính sinh vật vào bùa ;những hành giả có trình độ cao , không cần dùng tay để vẻ bùa , mà họ chỉ dùng ý niệm cũng có thể vẻ bùa được . Do đó , sự vận động song hành có thể tăng cường được trường khí , nên ta có thể hiểu được tác dụng thông dẩn của những nét bùa có đường thẳng , là có cùng hướng thuận chiều với phần lớn các đường kinh lạc ; còn những vận động cắt ngang thì làm yếu trường khí , ngang thì ngừng . Những lá bùa có vẻ những đường thẳng đứng phần lớn thông kinh hoạt huyết để phá kết chửa bệnh . Những bùa trừ tà , ở những nơi có nét vẻ ngang dọc giao tiếp có xuất hiện hình chỉa ba hay chữ Y , là vì hình do ba góc hình thành đả mang theo khí dương mạnh và do bởi bí mật của việc trừ tà được tập trung tích lủy trong Y . Khi một nét chữ bùa phải qua hai đường cong , thì hành giả cần phải vận khí lực để truyền khí vào bùa .
IV.-Cấu tạo bên trong của chú ngử khi dùng trong lúc vẻ bùa :
Ngôn ngữ là sự tư duy thành lời , còn tư duy là ngôn ngữ không lời ; mổi một từ dù có nói ra hay không , thì nó cũng là một tư duy trong đại nảo , còn biểu hiện của bùa bằng lời là chú ngữ , thì thực chất là vẻ bùa bằng ý niệm ; bùa bằng lời cũng có từ trường , lời chú thuộc về phạm trù của tin học , ý niệm là thuộc tính của lực , mà lực và tín hiệu có cùng một bản chất ; tác dụng tín hiệu của lời chú , có thể giải thích rỏ ràng bằng trường lực .
Chú ngữ là sự biểu hiện của niệm lực mạnh mẻ cùng xử dụng những âm thanh , từ mức độ vi tế đến thô kệch của các sức rung động cộng hưởng của âm thanh để gây sự ảnh hưởng có một lực tác dụng thực tế lên người và vật chung quanh tùy theo mục đích phòng bệnh chửa bệnh hay những mục đích khác .Chú ngử bao gồm Chúc Do hay ngày nay người ta còn gọi với danh từ khí công là những lời dẩn dụ .Bằng những thực nghiệm mới của môn khoa học nhân thể hiện đại về sóng nảo , từ trường của nảo bộ và trường nhân thể …..người ta đã tiến hành phân tích những phương pháp của khí công thời cổ đại và thuật niệm chú có kèm theo bùa của Trung Hoa , như tay bắt ấn quyết hoặc chân ngôn ....Những lời chú ngữ là thuộc về phạm trù của tin học , lời chú ngử là một loại bùa bằng lời nói cũng có một trường lực của nó , đồng thời tín hiệu và lực cũng có cùng một bản chất , những tín hiệu của lời chú có thể giải thích bằng trường lực ; như vậy khi con người suy nghỉ về một từ nào đó , thì lập tức liền có một trường năng lực tương ứng xuất hiện mà huyền bí học ngày nay gọi là hình tư tưởng – Thought Form , đó cũng là một loại từ trường sinh học ; cho nên những năng lượng hoạt động của ý niệm con người , nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến trường năng lực của cơ thể con người trong đó bao gồm cả từ trường của nảo bộ .
Điều nầy thật dể hiểu , vì chú là dùng lời nói có tính kích thích tốt , thì có thể làm cho người ta thả lỏng cơ thể và đi vào nhập định , và khi con người đả thả lỏng cơ thể và đi vào nhập định thì lại có thể tăng cường làm mạnh đi trường năng lượng của cơ thể hay còn gọi là làm mạnh hào quang của thể phách hay thể năng lượng của con người ; còn ngược lại những lời chú ngử có tính kích thích xấu thì có thể làm cho tâm thần của con người bất an và rỏ ràng đả làm cho trường năng lượng của cơ thể con người suy giảm ; loại chú ngử có nội dung xấu nầy tương đương với lời quyền rủa khi muốn trừng trị ai đó . Trên thực tế , những điểm hội tụ của trường năng lượng trên cơ thể người tức là những huyệt vị nằm trên những đường kinh mạch của Đông Y , nên các phương pháp khí công sở dỉ đều dùng những ngôn ngử dẩn dụ tố hoặc những suy nghỉ thầm , cũng đều có mục đích muốn nâng cao trường năng lượng của cơ thể con người hay làm khai hoạt nội khí được giồi giàu lên .Còn để có một trường năng lực lớn , để có thể gây ảnh hưởng đến người khác , nói cách khác là có thể niệm chú ngử để sai khiến người khác , thì cần phải được minh sư mật truyền và được huấn luyện đặc biệt thì mới có thể làm được .Ở trên là nói đến công dụng của chú ngử đả xử dụng ý nghĩa của ngôn từ và hình tư tưởng để tạo sự thay đổi trường năng lượng và tư duy của con người để hướng dẩn hầu đạt được mục đích mong muốn .
Ngoài ra , chú ngử cũng xử dụng những âm thanh , từ mức độ vi tế đến thô kệch của các sức rung động cộng hưởng của âm thanh để gây sự ảnh hưởng có một lực tác dụng thực tế lên người và vật chung quanh tùy theo mục đích phòng bệnh chửa bệnh hay những mục đích khác . Điển hình là Đại Bi Chú , là một loại chú được nhập từ bên ngoài vào , ngoài tác dụng về mặt tín ngưởng , giúp cho con người buông lỏng cơ thể , nhập định ; điều chủ yếu hơn , đó là những tác dụng rung động cộng hưởng hay triệt tiêu của âm thanh , hạ âm hay siêu âm có những tần số rung động có thể làm thay đổi quỷ đạo vận hành của nguyên tử hay tế bào sinh học của con người hay vật chất ; vì cơ thể của con người được nhiều hệ thống tạo thành , mổi một hệ thống đều có tần số rung động riêng của nó , như sự rung động của cơ âm thanh ở yết hầu , của cơ tim , sự co bóp có tính chu kỳ của dạ dày , sự nhu động của ruột và tần số rung động của sóng nảo ......
Thí dụ như âm HUM khi phát thanh ta thấy có sự rung động ở vùng trán , âm A tạo sự rung động ở vùng trán và âm MÂU tạo sự rung động ở vùng ngực , những âm thanh có chử R..R...R... có tính cách nóng của lửa để tạo sự ấm áp của cơ thể , nên vô tình trong khi lạnh người ta thường rên lên hừ hừ ...đồng âm với âm R..R..RỜ RỜ....và luôn rùng mình để đở lạnh ; cũng như Lục Tự Quyết trong khí công là dùng âm thanh để dưởng sinh và trị bệnh trong khí công học vậy .Do đó , chú ngử tức là dùng âm thanh để vẻ bùa , mổi âm thanh đặc dị khác nhau , gọi là thanh phù khác nhau ,thì sẻ đem đến những loại khí khác nhau và cũng có nghĩa là đem lại sự rung động của các âm thanh khác nhau để tác động lên tâm thân hay vạn vật chung quanh môi trường của con người hầu đạt đến mục đích vậy .
V.-Công dụng của những bước chân đi , dùng thân di chuyển , để làm thông khí huyết , để chuẩn bị trước khi vẻ bùa :
Bùa là vật thể mang tải khí , vậy thì làm thế nào mà điều động được khí của thiên thể và khí của bản thân mình ? Trước hết khi vẻ bùa thì cần phải làm một số công việc chuẩn bị , thuật ngữ gọi là Đạp Cương Bộ Đấu 踏罡步斗 , còn gọi là Vũ Bộ 禹步 ;
Vũ ở đây là vua Vũ , ngừi nổi tiếng về chống lủ lụt ở thời cổ xưa , Thực ra đây là một phương pháp vẻ bùa bằng thân thể , bước chân dưới đất , đi những đường cong và bước đi đường đi của nó theo đường Thất Tinh Bắc Đẩu hay vòng tròn của Hà Đồ hay tám chữ của Lạc Thư ; tóm lại là có hình chữ S , hiệu quả của nó là làm cho eo và hông vận động , để làm thông kinh lạc , máu huyết lưu thông ...Cách đi nầy hợp với vòng xoáy của vũ trụ và sinh ra một hiệu quả cộng hưởng của trường sinh thái năng lượng giửa cơ thể và các trường lực bên ngoài ; khi đi xong thì hành giả có thể bắt đầu vẻ bùa .
Khi vẻ bùa thì tay cầm bút lông , thì mặt hướng về Đông , đập hai hàm răng vào ba lần , xong tỉnh tâm định trí , mặt xoay qua hướng Nam , hít khí của phương Nam vào đơn điền , xong trên nín thở , dưới dưới thót giang môn và rút , thót âm hoặc dương căn , tay phải nắm chặt cán bút , ngưng thần tụ khí vận khí từ đan điền lên mắt , dùng mắt phóng khí vào đầu bút lông để viết chữ bùa , khi vẻ bùa nếu khí không tụ thì bùa không linh ; sau đó lại hít khí vào mệnh môn , trộn lẩn với khí của bản thân , rồi vận khí lên miệng , hít một hơi dài , rồi dùng miệng thổi vào lá bùa . Trên đây chỉ là phần căn bản sơ cấp của người sơ cơ .
VI.- Vẻ bùa bằng đầu lưởi :
Ngoài ra , Đạo Gia trung Hoa có nhiều cách vẻ bùa , vẻ bùa bằng bút lông , vẻ bùa bằng ấn quyết , vẻ bùa bằng thân mình và vẻ bùa bằng đầu lưởi ; được gọi là Thiệt Phù , Thiệt Thư khác với Khẩu Thư , là miệng ngậm bút lông thay cho tay , còn Thiệt Thư là dùng đầu lưởi để vẻ bùa .
Cách tập căn bản đại khái là : Trước hết phải học hiểu lý luận của Đông Y , là Tâm khai khiếu ở lưởi và lưởi là mầm của tâm , kế đến học Phù Hiệu Công để vẻ kiểu bùa và học cách dùng kiếm ấn để phát khí vào huyệt lao Cung và cuối cùng học dùng lưởi để phát tâm khí ; dùng lưởi từ xa phát khí cách không để liếm nhanh như nhịp tim đập vào huyệt Lao Cung ở tay , đến khi bàn tay có cảm ứng như chua , tê , nóng , cương , mát , nặng , đập ....thì chứng minh huyệt Lao Cung đả nhận được khí do lưởi phóng ra ....Sau đây là cách vẻ đạo bùa bằng lưởi trong tập Đạo Tạng : Trấn Đàn Lệnh ; Lấy khí của Tây Bắc Kim Cang bố đàn , dùng đầu lưởi để vẻ chữ bùa trấn đàn lệnh ; tại sao lại có tác dụng trấn , trước hết dùng lưởi và Chu Sa , lưởi là đại diện cho tâm , và tâm là lửa trong ngũ hành , chu sa có màu sắc cũng gần với lửa , giống như ban đêm trong rừng sâu đốt lửa mảnh thú không dám đến gần , với lý đó mà có tác dụng trừ tà ; Tây bắc là Càn , mà càn là trời , sinh khí và từ trường của hướng nầy có sức mạnh và tính uy hiếp ....
VII.-Khi vẻ nét bùa có đường thẳng cần phải phối hợp với ý niệm mảnh liệt :
Những lời chú ngử trong lúc vẻ bùa , khi vẻ những đường cong tròn chỉnh và uyển chuyển , thì đọc những lời chú có những từ tôn kính hoa mỹ như nhật nguyệt , tinh tú trong vũ trụ ; còn khi vẻ những đường thẳng đường xiên , là trạng thái không bình thường , nên khi đọc chú dùng những từ mạnh mẻ mang tính sát phạt , mà điển hình là chú Lục Quyết khi vẻ bùa Bắc Đế : Mở cửa trời , đóng cửa đất , lưu cửa người , chặn đường quỷ , xuyên tâm quỷ , phá bụng quỷ . Cũng như trong phương pháp điều trị bằng khí công của môn La Hán Bát Quái Án Ma vổ đập có câu chú : Mở cửa trời , mở cửa khí , mở cửa huyệt , mở cửa gió ; mà trong đó mở cửa trời chủ yếu là vổ vào huyệt bách hội trên đầu để đả thông khí huyết .
Trong Bát Quái , bốn chữ chỉ bốn phương vị , tức là bốn góc , mà hướng tây bắc là cửa trời , vì tây bắc nhiều núi địa thế cao ; Cửa đất là đông nam , đông nam giáp biển địa thế thấp ; cửa người là cửa tây nam , vì tây nam là quẻ khôn Lảo Phụ , là mẹ của con người ; Quỷ môn là hướng đông bắc , trong tứ chính tứ ngung , lấy ánh sáng kém nhất , âm thịnh dương suy , nên đả dùng chở Quỷ là một vật âm để tượng trưng . nên chử quỷ là một phương vị , một nơi ẩm thấp vậy .Như vậy muốn hiểu rỏ nội dung của một lời chú ngữ , thì hành giả cần phải hiểu biết kiế thức văn hóa truyền thống cổ của Trung Hoa là : Khí Công , Kinh Lạc , Huyệt vị , Đông y , Âm dương , bát quái , kinh dịch v..v...Như vậy , htì khi vẻ bùa mới đạt được nhu cầu Ý đến , Khí đến , Lực đến , nếu không thì ý niệm sẻ trống rổng , mà ý niệm mang nhiều tạp niệm , thì bùa vẻ ra sẻ không linh nghiệm .
VIII.- TÁC DỤNG CỦA TƯ DUY – Ý NIỆM DÙNG TRONG BÙA PHÉP :
Khí hoá hình dạng ; vật chất là bao gồm hai bộ phận là thực thể và trường vật chất , và trường khí thì mắt thịt không nhìn thấy . Khi có khí vào thì máu sẻ lưu thông dể dàng ; bùa là vật dẩn khí trung gian và chú là tín hiệu . Bùa và chú gắn chặt với nhau không thể chia cắt được , song song với việc viết bùa , cần phải có lời chú tương ứng phối hợp thì lực của khí mới mạnh mẻ , lời chú ban đầu có thể phát ra thành tiếng , sau đó chỉ nói lầm thầm tự nghe được là đủ , lời chú lúc nầy gần giống như ý niệm hay thầm niệm vậy . Ảnh hưởng của ý niệm đối với đối với khí rất to lớn và có tác dụng quyết định . Ý niệm đước chia thành hai loại thiện và ác , khi con người có mầm mống ác niệm thì về sinh lý có thể gây ra sự thay đổi hóa học và làm cho một loại dịch thể nào đó chuyển hóa thành độc tố xâm nhập vào các bộ phận cơ thể con người , từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sức khõe , thí nghiệm chứng minh : Đặt một ống thủy tinh cho một người an lạc bình thường hít thở được làm lạnh , thì hơi thở đó gặp lạnh và ngưng kết ở thành ống sẻ trong sáng không có màu sắc ; cho một người khác đang có sự đố kỵ , sợ hải , oán giận ....thì hơi nước ngưng kết sẻ có những màu sắc khác nhau; qua phân tích về hoá chất thì thấy trong đó có cả chất độc hại có thể dẩn đến chết người . Do đó , tụ khí khi đố kỵ để vẻ bùa có thể gây độc làm chết một con chuột hay có thể trừ tà ; trái lại ý niệm lương thiện có thể nâng cao được sức miển dịch của cơ thể . Nên việc điều chỉnh và khống chế ý niệm có một ảnh hưởng to lớn đối với bức xạ ngoại khí ; do đó , ý niệm có thêm từ trường thì nét vẻ lên lá bùa sẻ có từ tính thông tin , mà khoa học nhân thể gọi là hiệu ứng màn hình khác với hiệu ứng sóng điện nảo của tây phương .
Công dụng của bùa chú là điều chỉnh trường khí . Mộc tiết kim , nộ thắng bi , giận thắng buồn rầu , những hình ảnh đường nét ngang dọc , lằn quoằn , và tượng hình của bùa phép có tác dụng tạo một hiện tượng liên cảm giửa thị giác và tâm lý ảnh hưởng đến sinh lý , làm ảnh hưởng đến tuyến nội tiết và chức năng miển dịch của cơ thể người bệnh .
Bùa dùng hình dạng tranh ảnh để tạo niềm tin vào lòng người , là đã có một công năng mang đến một trường chính nghĩa có tác dụng trấn kinh ; giấy có tẩm thuốc đông y có tác dụng cần máu và và trị bệnh , chu sa có tác dụng an thần ....
Khi viết bùa , cần phải quan sát xem người bệnh có thành khẩn tin mình trị bệnh hay không thì mới vẻ bùa ; khi trực tiếp vẻ bùa vào chổ đau , thì phải vận khí như khi chửa bệnh bằng khí công công phu luyện tập của thầy bùa càng sâu , thì thời gian khí trường thông tin được giử trong bùa càng lâu , thậm chí còn có thể mang đi thật xa .
IX.-VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ DÙNG ĐỂ VẺ BÙA
CŨNG CHÍNH LÀ DƯỢC THẢO CỦA ĐÔNG Y DƯỢC HỌC .
Nếu ta gạt bỏ khí và tác dụng tồn trử của khí ra , đồng thời cũng không nói tới cấu tạo trong những đường nét trong lá bùa . nay ta xem xét những vật liệu và dụng cụ dùng để vẻ bùa có những tác dụng như thế nào .
A.-Giấy dùng để vẻ bùa :
Trong Cương Mục bản Thảo của Lý Thời Trân có nói về công dụng trị bệnh của các loại giấy như sau :
Thường giấy dùng để vẻ bùa , người ta thường dùng các loại giấy tùy theo công dụng chửa bệnh của nó khác nhau , mà chọn lấy loại giấy thích hợp cho từng loại bệnh để vẻ bùa trị bệnh .
Giấy Dó : khi đốt thành than , tro , có thể chửa chứng thổ huyết , đổ máu mủi , băng huyết , ngưng chảy máu .
Giấy làm bằg tre trúc : gói với lông chó rồi đốt thành than , uống với rượu , chửa sốt rét .
Giấy làm bằng song , mây : khi đột thành than , bôi vào vết thương chảy máu , chửa chứng nhiệt bên trong của trẻ em và người lớn , đổ máun cam liên tục .
Giấy Đay : Đốt thành than dùng chửa chứng mất máu .
Giấy bản xanh : chữa nhọt bọc , dùng nước miếng dán vào , khoảng mấy ngày là khỏi , cũng có tác dụng giảm đau .
Giấy in : Người phụ nữ muốn ngừng sinh đẻ , cắt giấy có in chử đốt thành than , uống một tiền .
Ngoài ra , khi bị thổ liên tục , đốt năm tờ giấy trắng mỏng thành than , uống với nước thì rất công hiệu .đổ máu cam liên tục , lấy giấy củ trên bình phong đốt thành than , uống một tiền với rượu là cầm ngay ; kinh nguyệt kéo dài không đều , lấy 30 tờ giấy viết về vụ án nào đó , đốt thành than ,uống với nửa lít rượu trắng , phân theo bửa ăn .
Các loại giấy nói trên , do bởi nguyên liệu khác nhau , cho nên có tên gọi khác nhau , nhưng phần lớn đều được đốt thành than để dùng , vì nó có mang tính chất thuốc trị bệnh được ẩn tàng trong bùa phép dùng để trị bệnh .
Nên khi vẻ bùa , Thầy bùa thường dùng loại giấy tuyên , mỏng và dai , mà nguyên liệu giấy được làm bằng trúc hoặc rể trúc ; còn lá trúc thì chửa được chứng nhiệt cuồng phiền muộn , bệnh nóng sốt ác khí của trẻ em , bệnh kinh do lạnh tim và có ích cho nguyên khí ; rể trúc trị chứng mê mang sợ hải , bệnh kinh phong của trẻ con ; nên loại giấy tuyên làm bằng rể trúc nầy thường được dùng ̣để vẻ bùa trừ tà , đa số đốt thành tro than , rồi cho bệnh nhân uống , đều có cơ sở vật chất có tính dược liệu trị bệnh của nó trong môn vẻ bùa trị bệnh bằng bùa chú vậy .
B.-Bút được dùng trong khi vẻ bùa :
Những bút dùng để vẻ bùa , như bút làm bằng lông thỏ hay lông dê , nguyên liệu là loại giấy nào , dùng mực hay dùng chu sa hùng hoàng .....đều có tác dụng hiệp đồng và cũng được cân nhắc kỹ lưởng .
C.- Các loại nước thuốc đông y dược
làm chất dẩn dùng để uống chung với bùa :
Tác dụng của thuốc dược thảo đông y được xử dụng trong bùa cũng không thể coi nhẹ ; Khi uống các loại thuốc đông y , thì cần phải dùng thang để dẩn thuốc như , nước gừng , nước lê , nước lể cây lau v..v...phương pháp phù phép chửa bệnh cũng vậy ; như khi đốt một đạo bùa thành tro rồi , thì nam giới phải uống với nước gừng , nước trần bì , vỏ cam , vỏ quít , còn nữ giới phải uống với nước hương phụ , có thể chửa được bệnh kiết lỵ , đi ngoài và bệnh dạ dầy . Phụ nử thì có thể chửa khỏi bệnh kinh nguyệt không điều hòa , bệnh bạch đới . Thực ra công năng của gừng làôn trung khứ hàn , hồi dương thông mạch , chủ trị chứng thổ tả đau bụng , còn Trần bì vỏ cam quít là thứ trị khí , kiện tỳ , tiêu thấp , hóa đàm , chửa trị các chứng ngực đau, bụng chướng , thổ tả ; còn chức năng của hương phụ là lý khí , giải tà , điều kinh chỉ thống , chủ trị các chứng ngực đau bụng chướng , kinh nguyệt không điều hòa .....Còn những đạo bùa trị rắn cắn , thì cần phải uống với rượu hùng hoàng , vì công năng của hùng hoàng là thiêu thấp , sát trùng , khu đàm , giải được độc của rắn rết , ngoài ra còn có đạo bùa trị kiết lỵ đả được uốg với hoàng liên và bạch truật , vì hoàng liên có công năng chửa trị tả lỵ nhiệt , bạch truật thì chủ trị tỳ hư tiết tả . bùa trị nội thương thì uống với thang đương quy , hồng hoa , vì hồng hoa chủ trị về ngả tích huyết , tan máu bầm , và thai chết trong bụng ; còn đương quy thì có công năng bổ huyết và hoạt huyết .còn việc dùng chu sa để viét các mật tự chử bùa , thì có tác dụng an thần của nó . Ngoài các loại bùa đốt uống , cònmột số khá lớn bùa dùng để bôi trực tiếp vào chổ đau , như việc dùng chu sa , để bôi vào các chổ đau như xưng trặc không rỏ nguyên nhân , hoặc vẻ vào chổ đau .
Những loại bùa trừ tà dùng cho hệ thống thần kinh thường dùng chu sa chứ không dùng mực tàu , vì chu sa chủ trị các chứng : bách bệnh của ngũ tạng , dưởng thần an phách , ích khí sáng mắt , sát quỷ trừ tà , trấn tâm , thông huyết mạch , trừ đau bụng ; ngoài ra chu sa còn chửa chứng kinh phong , trục xuất tà khí , có thể làm cho ra mồ hôi , nhữngngừi tâm nhiệt dùng nó rất tốt . còn hùng hoàng dùng để chửa gan và trấn kinh
Bùa chú ngoài hai tác dụng của khí công và thuốc của đông y ra , nó còn có thể gây được tác dụng tâm lý tốt lên người bệnh nửa ; lời chú của bùa phép được nói bằng lời hay vẻ trên giấy cũng là một loại chúc nguyện được lý tưởng hóa , là tiếng hét hay ngâm tụng của thầy bùa khi làm phép , cũng gây được một tác động về mặt tâm lý tốt giúp đở về mặt tinh thần , có thể huy động tiềm lực chủ quan của người bệnh , để được chóng được bình phục cho người bệnh vậy .
Như vậy việc dùng bùa chú để chửa bệnh là do sự phối hợp của trường ngoại khí sinh thể của con người , dược vật của đông y và lời dẩn dụ của chú ngử để chửa lành được bệnh của con người , là một khoa học tổng hợp y khoa cao cấp , mà ngày nay chưa thực sự được đặc biệt chú ý đến và chưa được giảng dạy có hệ thống cho giới y khoa chuyên môn .
Trung Y Dược được bắt nguồn từ Đạo Giáo Trung Hoa , trong đó có các môn âm dương ngũ hành , tứ chẩn bát cương , cửu cung bát phong , tý ngọ lưu trú , ngũ vận lục khí , học thuyết kinh lạc , phương pháp chửa bệnh bằng khí công đều là những biểu tượng học , mật mả di truyền , vô tự chân kinh của đạo Gia Trung Hoa , môn chửa bệnh bằng bùa phép cũng là một ngành chửa bệnh của Trung Y , cũng do thuật phù phép của Đạo Giáo phát triển mà ra ; đời nhà Đường Trung Hoa , môn chửa bệnh bằng bùa phép là thịnh hành nhất , còn được ghi chép rất nhiều trong Thiên Kim Dực Phương của Tôn Tư Mạo , Tư Mạo có nói “ Hiệu quả của nó khôn thể nói bằng lời được ” ; còn đời Nguyên , Trung Y được chia làm bốn môn : Đại dương mạch , Tạp y khoa , khoa phù phép , và cấm khoa , khoa bùa phép đả có chổ đứng hẳn hòi của nó . Trong Hoàng ̣Đế Nội kinh Tố vấn , Dịch tâm biến khí có nói : “ Cách chửa bệnh thời cổ , chính là sự chuyển dịch tinh thần , biến thành khí trường để có tác dụng ” đó là cách chửa bệnh bằng bùa phép .Phù chú là một loại tín hiệu , nếu ta so sánh với thông tin vô tuyến điện , thì chú ngử là có bổn phận điều chế tín hiệu , còn bùa là nơi bắt và lưu giữ sóng điện từ của tín hiệu , chú ngữ quyết định nội dung phát thanh , nó có tác dụng giúp đở hay phá hoại môi trường khí chung quanh , nên bùa và chú luôn luôn hổ trợ với nhau làm thành một , không thể tách rời được .
Chửa bệnh bằng bùa phép , hành giả phải thông qua những trình tự đặc biệt , để đi vào trạng thái khí công , để được thiên nhân hợp nhất , sau đó vận khí từ mệnh môn hỏa ở thận qua tay xuống bút , để dồn khí vào bùa , hiệu quả tồn tại của khí trong bùa , tùynthuộc bởi công lực của hành giả ; về hình thức nét vẻ chử bùa , phương hướng , cách đưa bút vào và nhấc bút ra , số vòng vẻ trên bùa thì hoàn toàn tuân theo nguyên tắc của hà đồ , lạc thư , thái cực , bát quái ; như vậy mớ có thể sinh ra âm dương khí lực mạnh yếu khác nhau , mà đạt được mục đích khác nhau như bổ tả , phù chính , khư tà ......
X.- KẾT LUẬN :
Môn chửa bệnh bằng bùa phép , vì nó quá cao thâm và phức tạp , nên rất ít người có duyên để học được nó một cách tinh thông và thành thạo ; vì thế , nó đả bị những người giang hồ thuật sỉ lưu manh lợi dụng để lường gạt dân ngu và môn bùa phép đã trở thành mê tín dị đoan , nên bùa phép bị hiểu lầm là tà đạo và bị những người bình thường không có kiến thức căn bản về nó tránh xa và không thiện cảm với nó ; do đó , môn bùa phép càng có ít người học được đến nơi đến chốn , và nếu có người học được tinh thông , đạt được trình độ cao cấp , thì cũng chỉ ẩn thân , mai danh ẩn tích và xử dụng môn nầy một cách âm thầm , với những kỷ thuật cao thâm vi diệu , để cứu nhân độ thế , mà người thường cho là do sự linh ứng của Thần , Thánh , Trời , Phật vậy .
Phù chú 符咒 , thường được gọi là bùa chú , nó là thành phần căn bản nằm trong ngũ thuật : Sơn – Y – Bốc – Mệnh – Tướng của thần bí học Trung Hoa ; và nó nằm trong sự tu trì của hành giả tâm linh Trung Hoa .
Phù lục - 符籙- được chia ra làm bốn phần căn bản :
Phù - 符 : Là thư phù - 書符 , đại biểu cho công văn và pháp quy của linh giới .
Chú - 咒 : Là chú ngữ , đại biểu cho mật mả của linh giới và hiệu lệnh ngâm tụng , có khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng lên tâm thân của con người và thế giới vô hình .
Ấn -印 : Là thủ ấn đại biểu cho quyền uy của linh giới và ấn tín .
Đẩu -斗 : Là Bộ Cương Đấu - 步罡斗, phân ngũ hành , thất tinh , bát quái v..v... là những Nhất Bộ không giống nhau , và có những uy lực tác dụng khác nhau .
Phù Chú là một môn tu tập linh lực nằm trong triết học của Đạo Gia Trung Hoa và nó cũng là một sự thăng hoa cao nhất của nghệ thuật tâm linh Trung Hoa .
Cổ nhân có nói : Nếu thông suốt được thư phù , sẻ được quỷ thần kinh sợ ; nếu không thông suốt thư phù , sẻ khiến quỷ thần cười chê 若知書符窮、惹得鬼神驚。不知書符窮、惹得鬼神笑 .
Phù chú không phải là mê tín dị đoan , mà nó là một môn học của cổ nhân ghi chép lại những kinh nghiệm của sự thể nghiệm những dòng khí trường của vũ trụ và nhân thể .
Bùa chú giống như một chiếc chìa khóa để mở cánh cửa năng lực khí trường của vũ trụ và con người , và từ đó dùng nguồn năng lực nầy để phát huy công năng của nó .
Do đó , Bùa Chú có thể dùng để trị bệnh , giúp nhân duyên hòa hợp , khu tà , đuổi quỷ và trừ thư yếm , giải bùa ngải v..v...
I.- Cấu trúc và công năng của phù lục 符籙 , bùa phép :
Phù hay còn gọi là bùa , là dùng để điều chỉnh khí trường , nó còn là nơi tồn giử trường sinh thái thông tin của ý niệm lực do người khi vẻ bùa đả truyền vào ; nếu ý niệm càng mạnh thì thời gian tồn giử trường thông tin sinh thái nầy càng được giử lâu dài , đồng thời nó càng phóng phát năng lượng ra ngoài càng mạnh hơn , nếu nguồn năng lực nầy nhỏ thì có thể trị bệnh , điều tâm ; nếu mạnh thì có thể giải trừ tai ách .
Người vẻ bùa là người đả thông suốt các thế lực của phong vân tinh tú , từ đó gồm thâu những lực của thế giới vô hình để kết lại thành khí mà vẻ thành chử lên lá bùa .
Lá bùa là một tổ hợp của những hình tròn , vòng xoán , số 8 nằm ngang , những vạch ngang nằm chồng lên nhau , những đường xiên cùng những chử Tàu có những ngụ ý cao thâm vi diệu .
Bí quyết của thư phù : Trên thì có 36 Thiên Cương 天罡 , dưới thì có địa cấp 地煞 lưu cửa người , tuyệt quỷ lộ .
II.- TINH HOA VÀ CẤU TRÚC BÊN TRONG CỦA BÙA PHÉP
DÙNG TRONG TRỊ BỆNH:
Một lá bùa có năm thành phần chủ yếu để tạo thành là :
Điểm phù đầu點符頭 : Tức bắt đầu vẻ bùa thì phải chấm ba chấm phẩy ở đầu , giống như mắt của con người .
Bùa nầy do uy lực của thần linh nào cai quản主事符神 :
Mổi đạo bùa có những công dụng khác nhau , muốn làm việc gì thì phải thỉnh thần nào làm chủ sự ; cũng như hiện nay muốn làm công việc gì thì phải mời chuyên viên chuyên môn của ngành nghề đó làm vậy .
Trong phần giửa bùa 符腹內 : Có ghi công dụng của bùa dùng vào việc gì , trảm yêu trừ tà hay trấn yếm nhà cửa ..., khi nhìn vào phần giửa bùa là người ta sẻ hiểu ngay , lá bùa nầy dùng để làm gì .
Phù đảm符膽 : Là đảm hay là lá gan của bùa , đây là phần tinh hoa của bùa , là sanh hồn hay linh hồn của bùa , lá bùa có linh hay không là ở phần nầy .
PHÙ ĐỞM
Khi vẻ một nét thì niệm một câu chú như sau khi vẻ phù đảm : Nhất bút khai thiên môn – Nhị bút sát quỷ binh – Tam bút khai địa phủ – Tứ bút sát quỷ tốt .
Chân bùa叉符腳 : Là ý thỉnh binh tướng đến trấn giử , nét vẻ của chân bùa biến hóa rất nhiều , tùy theo bản thân tác dụng của lá bùa mà vẻ những kiểu nét vẻ chân bùa phù hợp với nó , khi vẻ những nét chân bùa cũng có khẩu quyết của nó .
Phù Cước : Khi vẻ phù cước thì mổi nét vẻ đọc một câu chú : Khai thiên môn – Đóng địa phủ – Lưu cửa người – Ngăn quỷ lộ – Xuyên tâm quỷ – Phá bụng quỷ – Kim mộc thủy hỏa thổ .
III.- CÁCH DÙNG BÙA :
Bởi công dụng của mổi đạo bùa khác nhau , nên cách dùng được có loại như sau , ta phải dùng đúng cách thì bùa mới phát huy được sự công hiệu của nó :
1.- Đốt bùa : Tức nghĩa là đem bùa đi đốt thành tro , chú ý trong lúc đốt , cần đốt bắt đầu từ dưới đuôi của bùa , nếu bùa được xếp lại thành hình kiếm lệnh trước khi đốt thì công hiệu càng tăng lên . Nên biết rằng , lá bùa khi đốt thành tro , thì tro của lá bùa vẩn còn giữ giá trị tồn trử khí trường và tín hiệu trị liệu , và có tính âm dương nửa .
2.- Đeo bùa : Tức là xếp lá bùa lại và đeo trên mình , đa số xếp bùa theo hình bát quái , sau đó dùng bao ni lon plastic hay vải bao quanh hay may lại mà mang hay đeo trên mình . Khí trường và tín hiệu của lá bùa mạnh thì có thể công hiệu trong sáu tháng hoặc vài năm sau .
3.- Dán bùa : Tức lấy lá bùa nầy trực tiếp dán vào đồ vật , ngoài ra có một loại bùa thuốc dùng dán trực tiếp vào chổ bị bệnh hay đốt lá bùa thành tro rồi trộn với thuốc đông y dược mà dán vào chổ bệnh .
4.- Uống bùa : Đầu tiên bỏ lá bùa vào chén hay vào ly , xong đốt lá bùa thành tro , và đổ nước âm dương thủy vào , đợi cho tro lắng xuống , sau đó uống vào .Có loại dùng nước lạnh , có loại dùng nước nóng để uống .
5 .- Nấu bùa : Tức đem bùa bỏ vào siêu nấu thuốc mà nấu ; có hai loại nấu bùa , loại thứ nhất là chỉ bỏ bùa và nước lạnh vào siêu mà nấu , có khi nước bùa sẻ đổi màu , và nhiều khi có bốc mùa thuốc đông y dược nửa ; loại thức hai là bỏ bùa và vài loại thuốc đông y dược vào chung trong siêu thuốc mà nấu .
6.- Thoa bùa : Đầu tiên đem lá bùa đốt thành tro , sau đó hòa chung với âm dương thủy , tức nước giếng và nước mưa hay nước sương ; tay dùng kiếm ấn hay kim cương ấn để chấm nước tro nầy mà thoa khắp thân thể ; nên thường trước thoa ở đầu , sau thêm nước vào chén bùa để thấm nước bùa mà thoa và vổ nhẹ vào ngực và lưng ; có khi ta dùng loại phun nươớc bùa vào chổ bị bệnh , bằng cách miệng ngậm nước bùa vào miệng và tay bắt kiếm ấn để ở miệng và vung kiếm ấn chỉ vào chổ bệnh mà vẩy và điểm , lúc đó miệng phải đồng nhịp mà phun nước bùa vào nơi kiếm ấn vừa điểm đến chổ đó .
7.- Bùa dùng để rửa : Lấy lá bùa đem đốt thành tro , xong đổ nước âm dương vào , rồi lấy nước nầy mà tấm rửa , dùng xong đem đổ ở chổ trống không người hay đổ xuống ống cống củng được .
8.- Nuốt bùa : Trực tiếp bỏ lá bùa vào miệng mà nuốt xuống bụng .
III.-Những nét vẻ và chử Tàu được dùng trong lúc vẻ bùa :
Những nét vẻ uốn khúc của chữ bùa là sự biểu hiện của khí mềm dịu ; Những nét vẻ thẳng đứng của chữ bùa sự biểu thị của khí cứng rắn cương liệt , nét vẻ đường cong thì tụ khí .....ngoài ra còn có những nét vẻ của hình răng cưa , lông tóc , sao chổi , pháo bông , những đốt ngấn của cây trúc , hình con giun cùng những hình phân nhánh phức hợp rất là phức tạp ....
Bùa là vật dẩn trung gian của khí trường và khí trường thì có tính chất tồn trử hay nói cách khác là có tính ghi nhớ thông tin gởi vào đó của người vẻ bùa .
Bùa là vật dẩn khí trung gian và chú là tín hiệu ; Bùa Chú là toàn bộ kỷ năng khéo léo của việc luyện khí và phóng phát ngoại khí , nó bao gồm phù phép của Đông Y và phần trừ tà của môn phong thủy cổ đại .
Bùa là một loại khoa học mà người xưa đả căn cứ vào nguyên lý thông tin toàn bộ của thiên nhân tương ứng , thông qua phép luyện khí công để thu hút khí trường của vũ trụ , trộn lẩn với , khí trường của bản thân mình , sau đó dùng giấy bút mực , hoặc các loại Trung Y Dược như chu sa , hùng hoàng ; để phóng phát tới các vật thể bên ngoài , các tín hiệu được tồn trử bằng các các đường vẻ thẳng , ngang , xoắn hay cong trong các lá bùa .
Bùa chủ yếu là dùng để trị bệnh và điều tiết trường khí . Bùa có hai loại bùa hóa khí và bùa thực thể . Bùa hóa khí gồm có : thái cực đồ bát quái 68 quẻ , đồ án cát tường của dân gian , bùa phép chửa bệnh của đông y , bùa phép của đạo giáo , bùa ttrừ tà dùng để điều chỉnh khí trường của phong thủy ; Bùa thực thể gồm có : Bùa dùng trong kiến trúc , nhà cửa mô phỏng theo hình núi bao quanh , mô phỏng theo dòng nước uốn lượn quanh co , bùa vẻ chử , bùa công nghệ như hổ phù , khắc vào đá hay đúc bằng đồng thau , bùa dùng rong trang phúc trang sức , bùa xâm trên người , bùa nội công dùng trong bát quái quyền , thái cực quyền , hình ý quyền ....Đặc điểm của bùa chú , bề ngoài xem như mê tín dị đoan , nhưng bên trong là một môn chửa bệnh có tính tổng hợp , trong đó bao gồm cả thảo dược học , tâm lý học , nhân thể học , khí công học và kỷ thuật phóng phát ngoại khí của nó .....nên ai muốn học môn nầy cần phải có một kiến thức rất là uyên thâm mà người thường khó lòng hiểu được và nắm vững . Do đó , bùa là hình ảnh thu nhỏ được nghệ thuật hóa của trường khí vũ trụ , nên bộ mặt thật của bùa là một vật trung gian tồn trử và ghi nhớ các khí trường và thông tin mật mả mà người thường không thể hiểu thấu được .
Môn chửa bệnh bằng bùa phép , chẳng qua cũng chỉ là một phương pháp chửa bệnh đặc biệt , một nghệ thuật chửa bệnh của việc phóng phát ngoại khí của khí công , nên nó cũng chỉ thích ứng với từng bệnh và có tính hạn chế , tương tự như châm cứu , xoa bóp , đông y của Trung Hoa , nên không thể chửa khỏi bách bệnh được .
Bùa tương đối phức tạp trong biểu tượng học của Trung Hoa , vì bùa được tạo nên bởi những đường cong và đường thẳng , đại biểu cho những dòng khí xoáy , nó được vẻ chung với các chử Tàu , có những ý nghĩa tựa hồ rất khó hiểu và đây là hai yếu tố không thể chia cắt đực trong một lá bùa , nên bùa là chỉ có thể cảm giác và được suy ra để hiểu mà thôi . Sự cấu tạo của bùa thiên hình vạn trạng , khiến cho người ta như rơi vào một đám mây mù ; nhưng nếu ta hiểu đực hà đồ và lạc thư , nắm được quy luật khí trường của vũ trụ , thì ta có thể thoát ra khỏi mê cung của nó .
Hình dạng của bùa bao gồm các bộ phận như : Dòng xoáy trôn ốc thuận nghịch , hình số tám và chử khẩu hình vuông , cùng các đường ngang dọc , xiên séo , ghép lại mà thành ; khi lá bùa được vẻ hoàn chỉnh và tụ hình , thì nó cũng như vừa hốt xong một thang thuốc Đông Y dược thảo với vài trăm cây cỏ hợp thành , có đầy đủ quân , thần, tá ,sứ ...
Nay ta xem về phần khí cảm trong bùa , được phân làm hai loại mềm và cứng , tròn , cong , xoáy trôn ốc hình số 8 v..v.....là thuộc về loại khí cảm mềm mại và liên tục , có hiệu ứng phần nhiều là phóng phát sinh khí , thường dùng vào bổ xung khí cho người mắc bệnh , phần lớn nhằm phối hợp thành ý niệm hưng phấn phát triển và nuôi dưởng mang tính hướng thiện .Còn chử bùa có vẻ những đường ngang, dọc , xiên , xéo v..v...có mang trường khí cảm cứng rắn , mảnh liệt và ngắn , phần nhiều có hiệu ứng phóng phát ngoại khí để sát thương và tiêu diệt vi trùng và mầm bệnh độc hại , tả khí , phá tan u nần và làm lành bệnh ; phần lớn nhằm phối hợp để ức chế , tiêu diệt , trừ bỏ những ý niệm mang tính ác .Ý niệm mang tính thiện của cổ nhân phần lớn gọi Thiên Tôn , thiên Thần , Tinh Tú ....còn ý niệm mang tính ác , phần nhiều dùng những chử để chỉ địa ngục , phá bụng quỷ , xuyên tim quỷ .....
Nếu ta nhìn về ảnh hưởng của bùa lên hệ thống kinh lạc , thì bùa có mang những khí cảm khác nhau và đưa chúng đi vào các đường kinh lạc tương ứng và đưa khí tới các tạng phủ trong cơ thể ; muốn làm được điều nầy thì đòi hỏi phải có bản lĩnh nếm đủ hằnt trăm thức cỏ thuốc như Thần Nông Dược Thảo ; Tuy nhiên nếu ta có khổ luyện về khí công , thì có thể làm được việc nhờ bùa làm trung gian mà đưa khí cảm vào trong kinh mạch một cách dể dàng ; xét về âm dương , thì phải phân biệt các vòng xoáy từ trái sang phải của các đường vẻ xoán trôn ốc trong lá bùa là dương , thuận theo chiều kim đồng hồ , còn ngược lại là âm , ta nên nhớ kỷ những tụ tán , âm dương , bổ tả của khí trường để dùng trong khi vẻ bùa vậy .
Xem hình của các nét bùa dưới những góc độ khác nhau : Nét dọc làm cho thông dưới , trừ ảo giác , làm thông khí trường , mang khí mảnh liệt ; còn nét ngang có tác dụng làm ngừng nôn mửa , trừ tà và cắt khí trường .Tác dụng cơ bản của nét thẳng đứng là nhằm để tránh tà . khi can yếu do thiếu ngũ thì tà khí xâm nhập vào gan và có hiện tượng nhìn thấy nhiều ma , là do hỏa can bốc lên , nếu làm can hỏa hạ xuống thì sẻ hết bệnh .Đường can kinh đi theo ngón chân cái theo đùi vào bụng rồi lên tới lên mắt .
Ý đến , khí đến lực đến ; Trung Y cho rằng : Khí là thầy của huyết và huyết là mẹ của khí , có nghĩa là khí và huyết tạo thành một tỷ lệ thuận ; sự lưu thông của máu trong vận động song hành trong thực nghiệm tức là trường khí được tăng cường ; còn sự lưu thông của máu trong vận động cắt ngang thì làm cho trường khí yếu đi . Việc nghiên cứu trường khí của con người , bao gồm cả phần điện từ sinh vật , cho nên khi hành giả vẻ bùa là có truyền từ tính sinh vật vào bùa ;những hành giả có trình độ cao , không cần dùng tay để vẻ bùa , mà họ chỉ dùng ý niệm cũng có thể vẻ bùa được . Do đó , sự vận động song hành có thể tăng cường được trường khí , nên ta có thể hiểu được tác dụng thông dẩn của những nét bùa có đường thẳng , là có cùng hướng thuận chiều với phần lớn các đường kinh lạc ; còn những vận động cắt ngang thì làm yếu trường khí , ngang thì ngừng . Những lá bùa có vẻ những đường thẳng đứng phần lớn thông kinh hoạt huyết để phá kết chửa bệnh . Những bùa trừ tà , ở những nơi có nét vẻ ngang dọc giao tiếp có xuất hiện hình chỉa ba hay chữ Y , là vì hình do ba góc hình thành đả mang theo khí dương mạnh và do bởi bí mật của việc trừ tà được tập trung tích lủy trong Y . Khi một nét chữ bùa phải qua hai đường cong , thì hành giả cần phải vận khí lực để truyền khí vào bùa .
IV.-Cấu tạo bên trong của chú ngử khi dùng trong lúc vẻ bùa :
Ngôn ngữ là sự tư duy thành lời , còn tư duy là ngôn ngữ không lời ; mổi một từ dù có nói ra hay không , thì nó cũng là một tư duy trong đại nảo , còn biểu hiện của bùa bằng lời là chú ngữ , thì thực chất là vẻ bùa bằng ý niệm ; bùa bằng lời cũng có từ trường , lời chú thuộc về phạm trù của tin học , ý niệm là thuộc tính của lực , mà lực và tín hiệu có cùng một bản chất ; tác dụng tín hiệu của lời chú , có thể giải thích rỏ ràng bằng trường lực .
Chú ngữ là sự biểu hiện của niệm lực mạnh mẻ cùng xử dụng những âm thanh , từ mức độ vi tế đến thô kệch của các sức rung động cộng hưởng của âm thanh để gây sự ảnh hưởng có một lực tác dụng thực tế lên người và vật chung quanh tùy theo mục đích phòng bệnh chửa bệnh hay những mục đích khác .Chú ngử bao gồm Chúc Do hay ngày nay người ta còn gọi với danh từ khí công là những lời dẩn dụ .Bằng những thực nghiệm mới của môn khoa học nhân thể hiện đại về sóng nảo , từ trường của nảo bộ và trường nhân thể …..người ta đã tiến hành phân tích những phương pháp của khí công thời cổ đại và thuật niệm chú có kèm theo bùa của Trung Hoa , như tay bắt ấn quyết hoặc chân ngôn ....Những lời chú ngữ là thuộc về phạm trù của tin học , lời chú ngử là một loại bùa bằng lời nói cũng có một trường lực của nó , đồng thời tín hiệu và lực cũng có cùng một bản chất , những tín hiệu của lời chú có thể giải thích bằng trường lực ; như vậy khi con người suy nghỉ về một từ nào đó , thì lập tức liền có một trường năng lực tương ứng xuất hiện mà huyền bí học ngày nay gọi là hình tư tưởng – Thought Form , đó cũng là một loại từ trường sinh học ; cho nên những năng lượng hoạt động của ý niệm con người , nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến trường năng lực của cơ thể con người trong đó bao gồm cả từ trường của nảo bộ .
Điều nầy thật dể hiểu , vì chú là dùng lời nói có tính kích thích tốt , thì có thể làm cho người ta thả lỏng cơ thể và đi vào nhập định , và khi con người đả thả lỏng cơ thể và đi vào nhập định thì lại có thể tăng cường làm mạnh đi trường năng lượng của cơ thể hay còn gọi là làm mạnh hào quang của thể phách hay thể năng lượng của con người ; còn ngược lại những lời chú ngử có tính kích thích xấu thì có thể làm cho tâm thần của con người bất an và rỏ ràng đả làm cho trường năng lượng của cơ thể con người suy giảm ; loại chú ngử có nội dung xấu nầy tương đương với lời quyền rủa khi muốn trừng trị ai đó . Trên thực tế , những điểm hội tụ của trường năng lượng trên cơ thể người tức là những huyệt vị nằm trên những đường kinh mạch của Đông Y , nên các phương pháp khí công sở dỉ đều dùng những ngôn ngử dẩn dụ tố hoặc những suy nghỉ thầm , cũng đều có mục đích muốn nâng cao trường năng lượng của cơ thể con người hay làm khai hoạt nội khí được giồi giàu lên .Còn để có một trường năng lực lớn , để có thể gây ảnh hưởng đến người khác , nói cách khác là có thể niệm chú ngử để sai khiến người khác , thì cần phải được minh sư mật truyền và được huấn luyện đặc biệt thì mới có thể làm được .Ở trên là nói đến công dụng của chú ngử đả xử dụng ý nghĩa của ngôn từ và hình tư tưởng để tạo sự thay đổi trường năng lượng và tư duy của con người để hướng dẩn hầu đạt được mục đích mong muốn .
Ngoài ra , chú ngử cũng xử dụng những âm thanh , từ mức độ vi tế đến thô kệch của các sức rung động cộng hưởng của âm thanh để gây sự ảnh hưởng có một lực tác dụng thực tế lên người và vật chung quanh tùy theo mục đích phòng bệnh chửa bệnh hay những mục đích khác . Điển hình là Đại Bi Chú , là một loại chú được nhập từ bên ngoài vào , ngoài tác dụng về mặt tín ngưởng , giúp cho con người buông lỏng cơ thể , nhập định ; điều chủ yếu hơn , đó là những tác dụng rung động cộng hưởng hay triệt tiêu của âm thanh , hạ âm hay siêu âm có những tần số rung động có thể làm thay đổi quỷ đạo vận hành của nguyên tử hay tế bào sinh học của con người hay vật chất ; vì cơ thể của con người được nhiều hệ thống tạo thành , mổi một hệ thống đều có tần số rung động riêng của nó , như sự rung động của cơ âm thanh ở yết hầu , của cơ tim , sự co bóp có tính chu kỳ của dạ dày , sự nhu động của ruột và tần số rung động của sóng nảo ......
Thí dụ như âm HUM khi phát thanh ta thấy có sự rung động ở vùng trán , âm A tạo sự rung động ở vùng trán và âm MÂU tạo sự rung động ở vùng ngực , những âm thanh có chử R..R...R... có tính cách nóng của lửa để tạo sự ấm áp của cơ thể , nên vô tình trong khi lạnh người ta thường rên lên hừ hừ ...đồng âm với âm R..R..RỜ RỜ....và luôn rùng mình để đở lạnh ; cũng như Lục Tự Quyết trong khí công là dùng âm thanh để dưởng sinh và trị bệnh trong khí công học vậy .Do đó , chú ngử tức là dùng âm thanh để vẻ bùa , mổi âm thanh đặc dị khác nhau , gọi là thanh phù khác nhau ,thì sẻ đem đến những loại khí khác nhau và cũng có nghĩa là đem lại sự rung động của các âm thanh khác nhau để tác động lên tâm thân hay vạn vật chung quanh môi trường của con người hầu đạt đến mục đích vậy .
V.-Công dụng của những bước chân đi , dùng thân di chuyển , để làm thông khí huyết , để chuẩn bị trước khi vẻ bùa :
Bùa là vật thể mang tải khí , vậy thì làm thế nào mà điều động được khí của thiên thể và khí của bản thân mình ? Trước hết khi vẻ bùa thì cần phải làm một số công việc chuẩn bị , thuật ngữ gọi là Đạp Cương Bộ Đấu 踏罡步斗 , còn gọi là Vũ Bộ 禹步 ;
Vũ ở đây là vua Vũ , ngừi nổi tiếng về chống lủ lụt ở thời cổ xưa , Thực ra đây là một phương pháp vẻ bùa bằng thân thể , bước chân dưới đất , đi những đường cong và bước đi đường đi của nó theo đường Thất Tinh Bắc Đẩu hay vòng tròn của Hà Đồ hay tám chữ của Lạc Thư ; tóm lại là có hình chữ S , hiệu quả của nó là làm cho eo và hông vận động , để làm thông kinh lạc , máu huyết lưu thông ...Cách đi nầy hợp với vòng xoáy của vũ trụ và sinh ra một hiệu quả cộng hưởng của trường sinh thái năng lượng giửa cơ thể và các trường lực bên ngoài ; khi đi xong thì hành giả có thể bắt đầu vẻ bùa .
Khi vẻ bùa thì tay cầm bút lông , thì mặt hướng về Đông , đập hai hàm răng vào ba lần , xong tỉnh tâm định trí , mặt xoay qua hướng Nam , hít khí của phương Nam vào đơn điền , xong trên nín thở , dưới dưới thót giang môn và rút , thót âm hoặc dương căn , tay phải nắm chặt cán bút , ngưng thần tụ khí vận khí từ đan điền lên mắt , dùng mắt phóng khí vào đầu bút lông để viết chữ bùa , khi vẻ bùa nếu khí không tụ thì bùa không linh ; sau đó lại hít khí vào mệnh môn , trộn lẩn với khí của bản thân , rồi vận khí lên miệng , hít một hơi dài , rồi dùng miệng thổi vào lá bùa . Trên đây chỉ là phần căn bản sơ cấp của người sơ cơ .
VI.- Vẻ bùa bằng đầu lưởi :
Ngoài ra , Đạo Gia trung Hoa có nhiều cách vẻ bùa , vẻ bùa bằng bút lông , vẻ bùa bằng ấn quyết , vẻ bùa bằng thân mình và vẻ bùa bằng đầu lưởi ; được gọi là Thiệt Phù , Thiệt Thư khác với Khẩu Thư , là miệng ngậm bút lông thay cho tay , còn Thiệt Thư là dùng đầu lưởi để vẻ bùa .
Cách tập căn bản đại khái là : Trước hết phải học hiểu lý luận của Đông Y , là Tâm khai khiếu ở lưởi và lưởi là mầm của tâm , kế đến học Phù Hiệu Công để vẻ kiểu bùa và học cách dùng kiếm ấn để phát khí vào huyệt lao Cung và cuối cùng học dùng lưởi để phát tâm khí ; dùng lưởi từ xa phát khí cách không để liếm nhanh như nhịp tim đập vào huyệt Lao Cung ở tay , đến khi bàn tay có cảm ứng như chua , tê , nóng , cương , mát , nặng , đập ....thì chứng minh huyệt Lao Cung đả nhận được khí do lưởi phóng ra ....Sau đây là cách vẻ đạo bùa bằng lưởi trong tập Đạo Tạng : Trấn Đàn Lệnh ; Lấy khí của Tây Bắc Kim Cang bố đàn , dùng đầu lưởi để vẻ chữ bùa trấn đàn lệnh ; tại sao lại có tác dụng trấn , trước hết dùng lưởi và Chu Sa , lưởi là đại diện cho tâm , và tâm là lửa trong ngũ hành , chu sa có màu sắc cũng gần với lửa , giống như ban đêm trong rừng sâu đốt lửa mảnh thú không dám đến gần , với lý đó mà có tác dụng trừ tà ; Tây bắc là Càn , mà càn là trời , sinh khí và từ trường của hướng nầy có sức mạnh và tính uy hiếp ....
VII.-Khi vẻ nét bùa có đường thẳng cần phải phối hợp với ý niệm mảnh liệt :
Những lời chú ngử trong lúc vẻ bùa , khi vẻ những đường cong tròn chỉnh và uyển chuyển , thì đọc những lời chú có những từ tôn kính hoa mỹ như nhật nguyệt , tinh tú trong vũ trụ ; còn khi vẻ những đường thẳng đường xiên , là trạng thái không bình thường , nên khi đọc chú dùng những từ mạnh mẻ mang tính sát phạt , mà điển hình là chú Lục Quyết khi vẻ bùa Bắc Đế : Mở cửa trời , đóng cửa đất , lưu cửa người , chặn đường quỷ , xuyên tâm quỷ , phá bụng quỷ . Cũng như trong phương pháp điều trị bằng khí công của môn La Hán Bát Quái Án Ma vổ đập có câu chú : Mở cửa trời , mở cửa khí , mở cửa huyệt , mở cửa gió ; mà trong đó mở cửa trời chủ yếu là vổ vào huyệt bách hội trên đầu để đả thông khí huyết .
Trong Bát Quái , bốn chữ chỉ bốn phương vị , tức là bốn góc , mà hướng tây bắc là cửa trời , vì tây bắc nhiều núi địa thế cao ; Cửa đất là đông nam , đông nam giáp biển địa thế thấp ; cửa người là cửa tây nam , vì tây nam là quẻ khôn Lảo Phụ , là mẹ của con người ; Quỷ môn là hướng đông bắc , trong tứ chính tứ ngung , lấy ánh sáng kém nhất , âm thịnh dương suy , nên đả dùng chở Quỷ là một vật âm để tượng trưng . nên chử quỷ là một phương vị , một nơi ẩm thấp vậy .Như vậy muốn hiểu rỏ nội dung của một lời chú ngữ , thì hành giả cần phải hiểu biết kiế thức văn hóa truyền thống cổ của Trung Hoa là : Khí Công , Kinh Lạc , Huyệt vị , Đông y , Âm dương , bát quái , kinh dịch v..v...Như vậy , htì khi vẻ bùa mới đạt được nhu cầu Ý đến , Khí đến , Lực đến , nếu không thì ý niệm sẻ trống rổng , mà ý niệm mang nhiều tạp niệm , thì bùa vẻ ra sẻ không linh nghiệm .
VIII.- TÁC DỤNG CỦA TƯ DUY – Ý NIỆM DÙNG TRONG BÙA PHÉP :
Khí hoá hình dạng ; vật chất là bao gồm hai bộ phận là thực thể và trường vật chất , và trường khí thì mắt thịt không nhìn thấy . Khi có khí vào thì máu sẻ lưu thông dể dàng ; bùa là vật dẩn khí trung gian và chú là tín hiệu . Bùa và chú gắn chặt với nhau không thể chia cắt được , song song với việc viết bùa , cần phải có lời chú tương ứng phối hợp thì lực của khí mới mạnh mẻ , lời chú ban đầu có thể phát ra thành tiếng , sau đó chỉ nói lầm thầm tự nghe được là đủ , lời chú lúc nầy gần giống như ý niệm hay thầm niệm vậy . Ảnh hưởng của ý niệm đối với đối với khí rất to lớn và có tác dụng quyết định . Ý niệm đước chia thành hai loại thiện và ác , khi con người có mầm mống ác niệm thì về sinh lý có thể gây ra sự thay đổi hóa học và làm cho một loại dịch thể nào đó chuyển hóa thành độc tố xâm nhập vào các bộ phận cơ thể con người , từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sức khõe , thí nghiệm chứng minh : Đặt một ống thủy tinh cho một người an lạc bình thường hít thở được làm lạnh , thì hơi thở đó gặp lạnh và ngưng kết ở thành ống sẻ trong sáng không có màu sắc ; cho một người khác đang có sự đố kỵ , sợ hải , oán giận ....thì hơi nước ngưng kết sẻ có những màu sắc khác nhau; qua phân tích về hoá chất thì thấy trong đó có cả chất độc hại có thể dẩn đến chết người . Do đó , tụ khí khi đố kỵ để vẻ bùa có thể gây độc làm chết một con chuột hay có thể trừ tà ; trái lại ý niệm lương thiện có thể nâng cao được sức miển dịch của cơ thể . Nên việc điều chỉnh và khống chế ý niệm có một ảnh hưởng to lớn đối với bức xạ ngoại khí ; do đó , ý niệm có thêm từ trường thì nét vẻ lên lá bùa sẻ có từ tính thông tin , mà khoa học nhân thể gọi là hiệu ứng màn hình khác với hiệu ứng sóng điện nảo của tây phương .
Công dụng của bùa chú là điều chỉnh trường khí . Mộc tiết kim , nộ thắng bi , giận thắng buồn rầu , những hình ảnh đường nét ngang dọc , lằn quoằn , và tượng hình của bùa phép có tác dụng tạo một hiện tượng liên cảm giửa thị giác và tâm lý ảnh hưởng đến sinh lý , làm ảnh hưởng đến tuyến nội tiết và chức năng miển dịch của cơ thể người bệnh .
Bùa dùng hình dạng tranh ảnh để tạo niềm tin vào lòng người , là đã có một công năng mang đến một trường chính nghĩa có tác dụng trấn kinh ; giấy có tẩm thuốc đông y có tác dụng cần máu và và trị bệnh , chu sa có tác dụng an thần ....
Khi viết bùa , cần phải quan sát xem người bệnh có thành khẩn tin mình trị bệnh hay không thì mới vẻ bùa ; khi trực tiếp vẻ bùa vào chổ đau , thì phải vận khí như khi chửa bệnh bằng khí công công phu luyện tập của thầy bùa càng sâu , thì thời gian khí trường thông tin được giử trong bùa càng lâu , thậm chí còn có thể mang đi thật xa .
IX.-VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ DÙNG ĐỂ VẺ BÙA
CŨNG CHÍNH LÀ DƯỢC THẢO CỦA ĐÔNG Y DƯỢC HỌC .
Nếu ta gạt bỏ khí và tác dụng tồn trử của khí ra , đồng thời cũng không nói tới cấu tạo trong những đường nét trong lá bùa . nay ta xem xét những vật liệu và dụng cụ dùng để vẻ bùa có những tác dụng như thế nào .
A.-Giấy dùng để vẻ bùa :
Trong Cương Mục bản Thảo của Lý Thời Trân có nói về công dụng trị bệnh của các loại giấy như sau :
Thường giấy dùng để vẻ bùa , người ta thường dùng các loại giấy tùy theo công dụng chửa bệnh của nó khác nhau , mà chọn lấy loại giấy thích hợp cho từng loại bệnh để vẻ bùa trị bệnh .
Giấy Dó : khi đốt thành than , tro , có thể chửa chứng thổ huyết , đổ máu mủi , băng huyết , ngưng chảy máu .
Giấy làm bằg tre trúc : gói với lông chó rồi đốt thành than , uống với rượu , chửa sốt rét .
Giấy làm bằng song , mây : khi đột thành than , bôi vào vết thương chảy máu , chửa chứng nhiệt bên trong của trẻ em và người lớn , đổ máun cam liên tục .
Giấy Đay : Đốt thành than dùng chửa chứng mất máu .
Giấy bản xanh : chữa nhọt bọc , dùng nước miếng dán vào , khoảng mấy ngày là khỏi , cũng có tác dụng giảm đau .
Giấy in : Người phụ nữ muốn ngừng sinh đẻ , cắt giấy có in chử đốt thành than , uống một tiền .
Ngoài ra , khi bị thổ liên tục , đốt năm tờ giấy trắng mỏng thành than , uống với nước thì rất công hiệu .đổ máu cam liên tục , lấy giấy củ trên bình phong đốt thành than , uống một tiền với rượu là cầm ngay ; kinh nguyệt kéo dài không đều , lấy 30 tờ giấy viết về vụ án nào đó , đốt thành than ,uống với nửa lít rượu trắng , phân theo bửa ăn .
Các loại giấy nói trên , do bởi nguyên liệu khác nhau , cho nên có tên gọi khác nhau , nhưng phần lớn đều được đốt thành than để dùng , vì nó có mang tính chất thuốc trị bệnh được ẩn tàng trong bùa phép dùng để trị bệnh .
Nên khi vẻ bùa , Thầy bùa thường dùng loại giấy tuyên , mỏng và dai , mà nguyên liệu giấy được làm bằng trúc hoặc rể trúc ; còn lá trúc thì chửa được chứng nhiệt cuồng phiền muộn , bệnh nóng sốt ác khí của trẻ em , bệnh kinh do lạnh tim và có ích cho nguyên khí ; rể trúc trị chứng mê mang sợ hải , bệnh kinh phong của trẻ con ; nên loại giấy tuyên làm bằng rể trúc nầy thường được dùng ̣để vẻ bùa trừ tà , đa số đốt thành tro than , rồi cho bệnh nhân uống , đều có cơ sở vật chất có tính dược liệu trị bệnh của nó trong môn vẻ bùa trị bệnh bằng bùa chú vậy .
B.-Bút được dùng trong khi vẻ bùa :
Những bút dùng để vẻ bùa , như bút làm bằng lông thỏ hay lông dê , nguyên liệu là loại giấy nào , dùng mực hay dùng chu sa hùng hoàng .....đều có tác dụng hiệp đồng và cũng được cân nhắc kỹ lưởng .
C.- Các loại nước thuốc đông y dược
làm chất dẩn dùng để uống chung với bùa :
Tác dụng của thuốc dược thảo đông y được xử dụng trong bùa cũng không thể coi nhẹ ; Khi uống các loại thuốc đông y , thì cần phải dùng thang để dẩn thuốc như , nước gừng , nước lê , nước lể cây lau v..v...phương pháp phù phép chửa bệnh cũng vậy ; như khi đốt một đạo bùa thành tro rồi , thì nam giới phải uống với nước gừng , nước trần bì , vỏ cam , vỏ quít , còn nữ giới phải uống với nước hương phụ , có thể chửa được bệnh kiết lỵ , đi ngoài và bệnh dạ dầy . Phụ nử thì có thể chửa khỏi bệnh kinh nguyệt không điều hòa , bệnh bạch đới . Thực ra công năng của gừng làôn trung khứ hàn , hồi dương thông mạch , chủ trị chứng thổ tả đau bụng , còn Trần bì vỏ cam quít là thứ trị khí , kiện tỳ , tiêu thấp , hóa đàm , chửa trị các chứng ngực đau, bụng chướng , thổ tả ; còn chức năng của hương phụ là lý khí , giải tà , điều kinh chỉ thống , chủ trị các chứng ngực đau bụng chướng , kinh nguyệt không điều hòa .....Còn những đạo bùa trị rắn cắn , thì cần phải uống với rượu hùng hoàng , vì công năng của hùng hoàng là thiêu thấp , sát trùng , khu đàm , giải được độc của rắn rết , ngoài ra còn có đạo bùa trị kiết lỵ đả được uốg với hoàng liên và bạch truật , vì hoàng liên có công năng chửa trị tả lỵ nhiệt , bạch truật thì chủ trị tỳ hư tiết tả . bùa trị nội thương thì uống với thang đương quy , hồng hoa , vì hồng hoa chủ trị về ngả tích huyết , tan máu bầm , và thai chết trong bụng ; còn đương quy thì có công năng bổ huyết và hoạt huyết .còn việc dùng chu sa để viét các mật tự chử bùa , thì có tác dụng an thần của nó . Ngoài các loại bùa đốt uống , cònmột số khá lớn bùa dùng để bôi trực tiếp vào chổ đau , như việc dùng chu sa , để bôi vào các chổ đau như xưng trặc không rỏ nguyên nhân , hoặc vẻ vào chổ đau .
Những loại bùa trừ tà dùng cho hệ thống thần kinh thường dùng chu sa chứ không dùng mực tàu , vì chu sa chủ trị các chứng : bách bệnh của ngũ tạng , dưởng thần an phách , ích khí sáng mắt , sát quỷ trừ tà , trấn tâm , thông huyết mạch , trừ đau bụng ; ngoài ra chu sa còn chửa chứng kinh phong , trục xuất tà khí , có thể làm cho ra mồ hôi , nhữngngừi tâm nhiệt dùng nó rất tốt . còn hùng hoàng dùng để chửa gan và trấn kinh
Bùa chú ngoài hai tác dụng của khí công và thuốc của đông y ra , nó còn có thể gây được tác dụng tâm lý tốt lên người bệnh nửa ; lời chú của bùa phép được nói bằng lời hay vẻ trên giấy cũng là một loại chúc nguyện được lý tưởng hóa , là tiếng hét hay ngâm tụng của thầy bùa khi làm phép , cũng gây được một tác động về mặt tâm lý tốt giúp đở về mặt tinh thần , có thể huy động tiềm lực chủ quan của người bệnh , để được chóng được bình phục cho người bệnh vậy .
Như vậy việc dùng bùa chú để chửa bệnh là do sự phối hợp của trường ngoại khí sinh thể của con người , dược vật của đông y và lời dẩn dụ của chú ngử để chửa lành được bệnh của con người , là một khoa học tổng hợp y khoa cao cấp , mà ngày nay chưa thực sự được đặc biệt chú ý đến và chưa được giảng dạy có hệ thống cho giới y khoa chuyên môn .
Trung Y Dược được bắt nguồn từ Đạo Giáo Trung Hoa , trong đó có các môn âm dương ngũ hành , tứ chẩn bát cương , cửu cung bát phong , tý ngọ lưu trú , ngũ vận lục khí , học thuyết kinh lạc , phương pháp chửa bệnh bằng khí công đều là những biểu tượng học , mật mả di truyền , vô tự chân kinh của đạo Gia Trung Hoa , môn chửa bệnh bằng bùa phép cũng là một ngành chửa bệnh của Trung Y , cũng do thuật phù phép của Đạo Giáo phát triển mà ra ; đời nhà Đường Trung Hoa , môn chửa bệnh bằng bùa phép là thịnh hành nhất , còn được ghi chép rất nhiều trong Thiên Kim Dực Phương của Tôn Tư Mạo , Tư Mạo có nói “ Hiệu quả của nó khôn thể nói bằng lời được ” ; còn đời Nguyên , Trung Y được chia làm bốn môn : Đại dương mạch , Tạp y khoa , khoa phù phép , và cấm khoa , khoa bùa phép đả có chổ đứng hẳn hòi của nó . Trong Hoàng ̣Đế Nội kinh Tố vấn , Dịch tâm biến khí có nói : “ Cách chửa bệnh thời cổ , chính là sự chuyển dịch tinh thần , biến thành khí trường để có tác dụng ” đó là cách chửa bệnh bằng bùa phép .Phù chú là một loại tín hiệu , nếu ta so sánh với thông tin vô tuyến điện , thì chú ngử là có bổn phận điều chế tín hiệu , còn bùa là nơi bắt và lưu giữ sóng điện từ của tín hiệu , chú ngữ quyết định nội dung phát thanh , nó có tác dụng giúp đở hay phá hoại môi trường khí chung quanh , nên bùa và chú luôn luôn hổ trợ với nhau làm thành một , không thể tách rời được .
Chửa bệnh bằng bùa phép , hành giả phải thông qua những trình tự đặc biệt , để đi vào trạng thái khí công , để được thiên nhân hợp nhất , sau đó vận khí từ mệnh môn hỏa ở thận qua tay xuống bút , để dồn khí vào bùa , hiệu quả tồn tại của khí trong bùa , tùynthuộc bởi công lực của hành giả ; về hình thức nét vẻ chử bùa , phương hướng , cách đưa bút vào và nhấc bút ra , số vòng vẻ trên bùa thì hoàn toàn tuân theo nguyên tắc của hà đồ , lạc thư , thái cực , bát quái ; như vậy mớ có thể sinh ra âm dương khí lực mạnh yếu khác nhau , mà đạt được mục đích khác nhau như bổ tả , phù chính , khư tà ......
X.- KẾT LUẬN :
Môn chửa bệnh bằng bùa phép , vì nó quá cao thâm và phức tạp , nên rất ít người có duyên để học được nó một cách tinh thông và thành thạo ; vì thế , nó đả bị những người giang hồ thuật sỉ lưu manh lợi dụng để lường gạt dân ngu và môn bùa phép đã trở thành mê tín dị đoan , nên bùa phép bị hiểu lầm là tà đạo và bị những người bình thường không có kiến thức căn bản về nó tránh xa và không thiện cảm với nó ; do đó , môn bùa phép càng có ít người học được đến nơi đến chốn , và nếu có người học được tinh thông , đạt được trình độ cao cấp , thì cũng chỉ ẩn thân , mai danh ẩn tích và xử dụng môn nầy một cách âm thầm , với những kỷ thuật cao thâm vi diệu , để cứu nhân độ thế , mà người thường cho là do sự linh ứng của Thần , Thánh , Trời , Phật vậy .
Nhận xét