Chuyển đến nội dung chính

Huyền Thuật Trong Cuộc Sống Là Có Thật Trong Tất Cả Chúng Ta.

 bùa ngãi là có thật, chỉ do con người mà ra, ( thạc sĩ phan oanh)
CÒN GẶP LẠI  NHAU HÃY CỨ CƯỜI,
CUỘC ĐỜI NHƯ NƯỚC CHẢY MÂY TRÔI.
LỢI DANH NHƯ ÁNG MÂY CHÌM NỔI
CHỈ CÓ TÌNH THƯƠNG SỐNG Ở ĐỜI.!!!
Nghe qua bài thơ trên làm chúng ta nghĩ về cuộc đời hiện tại này sao có lẽ thấy vô thường quá, nhất là đối với cuộc sống bon chen giữa một thiên niên kỷ 21 này với bao công nghệ tiên tiến, những phát minh vĩ đại cãi tiến ngày càng phát triển giúp cho con người luôn đạt được nguyện vọng và có một tầm nhìn vĩ đại khi mà cuộc sống này mang đến nhiều điều thú vị cho các bạn. 
Nhưng cũng qua đó, không biết bao cuộc đời vì cuộc sống bon chen, cuộc sống chạy đua theo điệu nhảy tốc độ không ngừng đó hiếm không để cho một ai đó sống trong một cá thể, tổ chức hay chính con người hiện tại của mình có một phút suy tư, suy nghĩ cho riêng mình...!
Cũng qua đó, không biết bao cuộc tranh đua, giẫm đạp lên nhau để giành thắng lợi, để rồi kẻ thắng cũng bị đau thương mà kẻ thua cũng không hơn gì trong tỉ lệ rủi ro mà ta phải chọn.
Qua câu chuyện này, Tôi muốn nhắn kể cho các bạn nghe câu chuyện đời của chính mình...

CÂU CHUYỆN VỀ DÒNG SÔNG.
Mai về,
Ngắm lại dòng sông cũ

Vài chiếc thuyền con cũng rã rời

Gió khuya
Phả xuống bờ sông lạnh
Một vầng trăng úa
Vỡ làm đôi
Mỗi một ngày bóc một tờ lịch mới
Thời gian trôi
Trôi mãi như dòng sông
Không thấy bao giờ
Thời gian quay trở lại
Chỉ thấy cuộc đời
Xanh như màu rêu
Có đôi khi
Đời tưởng rất đáng yêu
Sao vẫn thấy
Có nhiều điều dễ ghét
Nếu có lúc
Đắm hồn trong mộng ảo
Sẽ có khi
Bừng tỉnh một cơn mơ
Ta gặp nhau
Chẳng phải chuyện tình cờ
Ắt phải có
Chút duyên từ kiếp trước
Bao nhánh sông
Cùng trườn ra cửa biển
Bao con thuyền
Phải vượt sóng lao đao
Đời trôi đi
Như một giấc mộng dài
Sông cứ chảy
Về biển xa khắc khoải
Hôm qua
Hôm nay
Ngày mai
Và mãi mãi . . . .
bạn có bao giờ tin vào huyền thuật không ? Chắc có lẽ ai trong khi nghe qua đều mĩm cười là sống trong thế giới ảo, nói chuyện thần thánh hóa phải không. Theo Tôi thì chỉ người nào nhận thức kém mới nói câu đó, vấn đề là kiến thức và trãi nghiệm trong cuộc sống.
Tôi tình cờ biết và gặp một người bị chứng bệnh rất lạ..., người đó tôi quen biết từ lâu qua những ngày đi học ở tphcm ăn cơm tấm mỗi buổi sáng sớm....Tình cờ sau 7 năm không gặp, một buổi tối nọ khi tôi học ở Tân Bình về đến ngã tư đường Bạch Đằng và Phan Bội Châu tôi gặp lại người bán cơm tấm cũ giờ không còn bán buổi sáng nữa, bẵng đi một thời gian 7 năm đó giờ gặp lại bán cơm về chiều 7 giờ tối đến 12h đêm. Điều đặc biệt là cơm cô nấu rất là ngon, người hiền lành, không làm buồn bất cứ điều gì với ai.
Và câu chuyện không ngờ trên dẫn dắt tôi chứng kiến về căn bệnh lạ của cô: BỊ THƯ YẾM TRONG NGƯỜI....!
Nghe là khó tin lắm phải không, tùy các bạn thôi, cô bị bệnh khoảng 2 năm, nhưng thời kỳ phát gần tháng 11/2011 này nhất. Người bị trướng bụng to ra, không ăn uống được gì, người bị phù trướng lên, tối ngủ luôn gặp ma quỉ ám nguyên cả đêm, không ngoại lệ mình cô mà có cả chồng và con của cô đều bị, chỉ có những người khác ở trong nhà đó thì không.
Thấy lạ quá tôi mới chỉ cô xem thử bệnh, cô ghé qua chỗ đó xem và về nhà tìm đúng ra chỗ bị YỂM. Mà cô không ngờ rằng người yểm mình lại chính là em ruột cùng sinh ra của mình. Cô buồn và chán đời, tôi thấy vậy khuyên hãy cố gắng vượt qua, yểm có lẽ là dị đoan, không đúng lắm. Nhưng cũng từ lúc đó bệnh càng trở nặng hơn, bụng cứ phing to, 2 chân teo lại, cô thử máu và khám từ đông y và tây y đều không gì, bình thường. Tôi tình cờ tìm trên mạng biết được địa chỉ www.phongthuytamphat.com có chữa chị về bùa chú, tôi có chỉ gia đình đến để trị, không ngờ biến cố khác lại xảy ra và trầm trọng hơn, gở không ra bệnh , cả cô và người thầy đó cả đêm đều gặp những điều không tốt, cả nhà cô bị ma quỉ quấy quá nguyên đêm, không ngủ được, bệnh trầm trọng và nằm chỗ không bán buôn gì được,.còn vị thầy đó bị thương và lãng tránh con bệnh. Tôi mới thấy vậy khuyên cô tìm đến bình an, giải thoát cho chính mình, hãy tìm phật pháp và niệm phật giải thoát.
Mỗi tối đọc những kinh chuẩn đề, đại bi chú, quan âm cứu khổ, không ngờ chỉ sau ba ngày bệnh cô hết hẳn, giờ bình thường buôn bán lại rồi, các bạn tin nỗi không, điều đó khó hiểu nhỉ? nhưng đó là sự thật.
Nếu các bạn không tin, muốn kiểm chứng thì có khi nào các bạn ghé ngã tư phan bội châu và bạch đằng phường 2 quận bình thành thì sẽ nghe cả nhà cô kể chuyện về cô cho nghe, câu chuyện thật huyền bí, y hệt trong phim chơi ngãi thái, mà chính tôi là người đã chứng kiến....!
CƠM TẤM CÔ TUYẾT, NGÃ TƯ ĐÈN XANH ĐỎ BẠCH ĐẰNG VÀ PHAN BỘI CHÂU PHƯỜNG 2 QUẬN BÌNH THẠNH. ĐIỆN THOẠI: 0903.860.074 CÔ TUYẾT
                                          0906.733.839 TÀI, CHÁU CÔ
CÁC BẠN MUỐN KIỂM CHỨNG THÌ CỨ HỎI , CÁC BẠN SẼ CẢM NHẬN ĐƯỢC CHÍNH NGƯỜI BỊ NHƯ THẾ NÀO, TIN HAY KHÔNG CÒN TÙY VÀO CÁC BẠN...!
các bạn muốn kiểm chứng không.

diễn giải

Đối với người có tâm huyết ái truất thương sanh, ưu thời mẫn thế … thường băn khoăn đến vấn đề nguồn gốc, và thân phận của con người. Những câu hỏi như:
Con người là ai?
Đến cõi trần làm gì?
Thác rồi về đâu?
Tại sao trong đời sống lại không đồng đều, đầy dẫy những tai ương hoạn họa, chênh lệch bất công…? Lại còn tiếp xúc với bao nhiêu nan đề: hận thù, tranh đấu, hạnh phúc, khổ đau, sanh ly, tử biệt…? Những sự kiện này đến với con người một cách ngẫu nhiên, hay là có sự an bài tiền định, và bằng cách nào để khắc phục?
Tất cả những vấn đề này thuộc phạm trù nhân sinh triết học, khó có thể dùng ngôn ngữ hữu hạn của con người để giải thích một cách thỏa đáng cho mọi người có thể hiểu tận tường và chấp nhận được. Nên mỗi tôn giáo, mỗi trường phái, mỗi triết gia… đều có những lý giải và cách ứng phó, để thích hợp với trình độ tiến hóa của con người ở từng thời đại và từng địa phương khác nhau, nên do đó có khi còn mâu thuẫn với nhau nữa.
Nhưng thật ra cái thảm trạng chung của loài người hiện nay là do họ không quan tâm đến mình là ai? Tại sao lại có mặt trên thế gian? Thậm chí ở một số người họ không biết được lẽ thật của cuộc đời, và mục đích sự sống. Nên khi họ đã có được cuộc sống, thì họ chỉ biết tranh giành sự sống riêng cho mình, chẳng cần đoái hoài thương tưởng đến sinh mạng kẻ khác. Sự kiện này là nguyên nhân chính tạo ra những áp bức, bóc lột, khủng bố, chiến tranh…khiến loài người luôn sống trong địa ngục trần gian, và bên bờ vực thẳm của cơ tự diệt !!!
Vấn đề này Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc đã thuyết minh rằng:
“Trên mặt địa cầu này có hai lẽ sống: cái sống của chúng ta không khác với cái sống của bạn đồng sanh với chúng ta… Nếu biết nhường sống cho nhau thì thái bình tồn tại, mà tranh sống với nhau là loạn lạc tự diệt…” (Trích thuyết Đạo của Đức Hộ pháp tại đền Thánh đêm 15-08 Tân Mão (1951).
Sự tranh sống đã khiến cho loài người xâu xé tàn sát lẫn nhau, đến thần tiên cũng phải ví thảm trạng của nhân loại hiện nay bằng hai câu sau đây:
Tỷ như ác thú nhốt hầm,
Ăn nhau cho đã nào cần mệnh nhau.
(Nữ trung tùng phận)
Thượng Đế tạo ra thế gian, đã cưu mang thế gian, nên muốn cho loài người ngày nay sống trong cọng yêu hòa ái, tạo lập một thế giới đại đồng. Nên đã ban cho loài người một nhân sinh quan mới qua Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, để giải quyết tận gốc những nan đề nêu trên, làm cho con người có thể tìm thấy được ý nghĩa cuộc đời, và chân hạnh phúc của mình.
Với tiểu luận này căn cứ theo Nhân sinh quan của Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, sẽ cho chúng ta một nhận định khái quát về Chân lý con người theo các tiết đoạn sau đây.

BẢN NGUYÊN CON NGƯỜI THEO NHÂN SINH QUAN CỦA CAO ĐÀI GIÁO

Theo tín ngưỡng của Cao Đài giáo, tin rằng Thượng Đế đã tạo dựng nên con người có cả tâm linh lẫn thể chất theo khuôn mẫu của Ngài. Vì trong kinh Thiên đạo có câu:
Đại Từ phụ từ bi tạo hóa,
Tượng mảnh thân giống cả càn khôn.
Vẹn toàn đủ xác đủ hồn,
Xoay cơ chuyển thế bảo tồn vạn linh.
(Kinh Tắm thánh/ Giòng 5-8)
Theo đức tin này, thì thuở ban đầu Đức Chí tôn đã tạo dựng nên càn khôn thế giới và vạn hữu chúng sanh, Ngài ban cho mỗi loài, mỗi vật đều có hai phần, một phần hữu hình đó là thể xác, một phần vô hình đó là linh hồn, hai phần này nương vào nhau mà sinh hóa tồn tại.
Về sự tạo dựng hình thể muôn loài cũng như con người. Ngày nay Đức Chí Tôn không cho biết cụ thể như trong Thánh kinh Cựu ước của đời thượng cổ, là lấy đất tạo ra người nam, hà hơi vào là có sự sống, và lấy xương sườn người nam để tạo nên người nữ và cho sống với nhau, để sinh hóa ra loài người ngày nay, đây là cách giáo hóa cho con người thời kỳ bán khai, với ngụ ý là thể xác con người từ đất sinh ra, và Đức Chúa Trời hà hơi có nghĩa là Ngài chiết chơn linh của Ngài để ban cho con người cái linh hồn tức là sự sống (theo quan niệm của Cao Đài giáo). Còn ngày nay có lẽ lối giải thích ngụ ý này không còn phù hợp với sự tiến hóa của con người. Nên trong Tam kỳ Phổ độ Đức Chí Tôn đã cho chúng ta biết một cách tổng quát rằng:
"Khi chưa có chi trong Càn khôn Thế giới thì khí Hư vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái cực". (THNT/ Q2/ tr 62).
Như vậy là Đức Chí Tôn là Đấng tự hữu và hằng hữu, từ trong hư vô mà ra, và Ngôi của Ngài là Thái cực.
Thánh giáo Đức Chí Tôn còn cho biết tuần tự của sự tạo ra hiện tượng giới như sau:
"Thầy phân Thái cực ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng. Tứ tượng biến Bát quái, Bát quái biến hóa vô cùng, mới lập ra càn khôn thế giới…" (THNT/ Q2/ trang 62).
"Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy.
"Thầy khai Bát quái mà tác thành Càn khôn thế giới nên gọi là Pháp.
"Pháp có, mới sanh ra Càn khôn vạn vật, rồi mới có người nên gọi là Tăng.
"Thầy là Phật, chủ cả Pháp và Tăng, lập thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy. (TNHT/ QI/ trang 48).
Như vậy là trong khí Hư vô có Đấng Chí Tôn, Ngài tự hữu và hằng hữu, và Ngôi của Ngài là Thái cực. Ngài đã dùng quyền phép phân ngôi Thái cực ra Lưỡng nghi là Âm và Dương, và Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng là Thái dương, Thiếu âm, Thái âm, Thiếu dương (Dương biến cực đại gọi là Thái dương sẽ sinh thêm Thiếu âm, Âm biến cực đại là Thái âm sinh thêm Thiếu dương), rồi Tứ tượng biến ra Bát quái đó là tám hiện tượng: Càn: Trời, Khảm: Nước, Cấn: Núi non, Chấn: Sấm sét, Tốn: Gió, Ly: Lửa, Khôn: Đất, Đoài: Ao đầm. Tám hiện tượng này biến hóa mà sinh ra vũ trụ và vạn hữu chúng sanh. Do đó trong hiện tại, tất cả sự vật đều có mang hai phần Âm và Dương, từ mỗi nguyên tử li ti trong cơ cấu vật chất, đến các tinh cầu trong không gian, đều hiện hữu hai lực lượng này, nên trong kinh Thế Đạo có câu:
Cơ sanh hóa càn khôn đào tạo,
Do âm dương hiệp đạo biến thiên.
(Kinh hôn phối/Giòng 1-2)
Đó là tất cả những gì Đức Chí Tôn cho con người của thời đại ngày nay biết về phương thức và tuần tự của sự tạo dựng nên cơ cấu hữu hình, và tất cả sinh vật ở buổi ban sơ, trong đó có con người và thần thánh tiên phật; còn sự sanh hóa từ đó đến nay, thì như chúng ta thấy đều do âm dương, nam nữ, trống mái phối hợp mà sanh sanh hóa hóa cho đến vô cùng. Sự sanh hóa này đã được Đức Chí Tôn trù định từ buổi ban sơ, đó là Ngài đã ban cho mỗi loài một mầm sống nguyên thủy khác nhau, mà ngày nay khoa học gọi là yếu tố di truyền, chứa đựng trong mỗi tế bào, từ sinh vật nhỏ như con kiến, đến sinh vật to lớn như cá voi, đều chịu sự chi phối của yếu tố nầy, nhờ yếu tố này mà một con kiến sẽ sinh con kiến, chứ con kiến không thể sinh ra con cá voi, hầu hết các sinh vật biết cựa quậy, bò lết, bay liệng, bơi lội, leo trèo, chạy nhảy, giống nào sẽ sinh ra giống ấy, do đó chúng ta tin rằng Thượng Đế đã tạo dựng nên con người hoàn hảo, đầu đội trời chân đạp đất, giữa sai khiến được muôn vật ngay từ ban đầu, chứ không thể có một con vượn dã thú đi bốn chân mà là thủy tổ của loài người được.
Còn về phương diện tinh thần là linh hồn sự sống ngự trị trong mọi sinh vật, là một điểm linh quang của Đức Chí Tôn ban cho, để giữ gìn sinh mạng; còn gọi là “Sự phân tánh giáng sanh của Thượng Đế”. Sự phân tánh này có ở cả vật chất, thảo mộc và các sinh vật hạ đẳng nữa, nên Đức Chí Tôn đã nói rằng:
"...Thầy phân tánh Thầy ra vạn vật là vật chất, thảo mộc, côn trùng gọi là chúng sanh..."
(TNHT/Q2 tr.62)
Về sự hình thành nhân loại được Đức Chí Tôn cho biết như sau:
"...Một chơn thần Thầy mà sanh hóa ra chư phật, chư tiên, chư thánh, chư thần và cả nhơn loại trong càn khôn thế giới..." (TNHT/Q1/tr 48).
Như vậy nhân loại không chỉ có ở địa cầu chúng ta, mà còn có ở nhiều địa cầu khác. Đây là một điều mang tính Thiên khải mới mẻ mà Đức Chí Tôn đã hé mở cho loài người được biết, Đức Chí tôn còn cho biết rằng trong vũ trụ có 72 địa cầu, địa cầu chúng ta ở là địa cầu 68, và giá trị nhân phẩm và trình độ tấn hóa của con người ở mỗi địa cầu khác nhau:
" Đứng bực Đế vương ở địa cầu này chưa đứng vào bực chót của địa cầu 67. Cái quý trọng của mỗi địa cầu tăng thêm hoài, cho tới đệ nhứt cầu..." (TNHT/Q1/tr.68).
Sự kiện này cũng phù hợp với những điều mà gần đây các nhà khoa học đã căn cứ vào những hiện tượng UFO 0F xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, họ đã phỏng đoán rằng rất có thể có những nền văn minh cao hơn ở các hành tinh khác.
Theo Thánh giáo của Đức Chí Tôn, chúng ta có thể suy ra rằng trình độ tấn hóa của chúng ta còn quá ấu trỉ. Vì nghiên cứu khoa học đã cho biết óc người chỉ mới khai thác được 10%, trường hợp đặc biệt như Einstein cũng chưa đến 30%, thế thì trên trường tiến hóa đến một lúc nào đó con người sẽ khai thác nốt 90% còn lại, chừng đó chúng ta sẽ tiến kịp con người ở các hành tinh khác.
Theo học thuyết linh hồn tấn hóa của Cao Đài giáo, thì Đức Chí Tôn đã ban cho vạn vật tám loại linh hồn, đó là:
Vật chất hồn, kim thạch hồn.
Thảo mộc hồn.
Thú cầm hồn.
Nhân loại hồn.
Thần hồn.
Thánh hồn.
Tiên hồn.
Phật hồn.
Tám loại chơn hồn này đầu kiếp vào thể xác tương ứng để tiến hóa, nên trong Phật mẫu chơn kinh có câu:
Càn khôn sản xuất hữu hình,
Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh.
(Phật mẫu chơn kinh/giòng 7-8)
Theo quy luật này thì vật chất lên thảo mộc, thảo mộc lên thú cầm, thú cầm lên nhân loại, nhân loại lên thần thánh tiên phật. Nên chúng ta thấy những loại thảo mộc tiến hóa cao, có mang bản chất của thú cầm, như các loại nấm (nấm rơm tuy là thảo mộc nhưng có chất ngon ngọt của thịt cá), các loại cây cỏ ăn thịt, cây mắc cở (khi va chạm đến nó, thì lá tự khép lại), những loại này có một đời sống thảo mộc, mà lại mang bản chất giống như sinh vật. Những loại thú cầm tiến hóa cao cũng mang những bản chất của nhân loại, như vừa qua có nhiều đài truyền hình đã đưa tin và hình ảnh của một con ó biết gắp một hòn đá để đập vở một quả trứng đà điểu, sự kiện này đã làm ngẩn ngơ các nhà khoa học, và như khỉ vượn, chó, cá heo... nó cũng có những bản chất giống con người như trung thành, thương yêu...; và nhân loại tiến hóa cao cũng mang một ít bản chất đạo đức lương thiện, giống thần thánh tiên phật. Tiến hóa theo con đường này gọi là hóa nhân.
Còn một loại nữa gọi là nguyên nhân, loại này theo chơn truyền của Cao Đài giáo, thì khi tạo lập vũ trụ rồi, Đức Chí Tôn đã tạo một trăm ức nguyên nhân và cho xuống thế làm người, để phụng sự cho cơ tấn hóa của vạn linh.
Như vậy nguồn gốc con người ở vào hai trường hợp này, một là hóa nhân do sự tiến hóa từ vật chất lên, hai là loại nguyên nhân do Thượng Đế tạo dựng từ ban đầu; cả hai đều là chơn linh phân tánh từ Đức Chí Tôn.
Vì thế Con người được Đức Chí Tôn yêu quý vô cùng, nên thánh giáo Ngài đã nói rằng:
"...Trong trời đất nhân sanh là con quý của Thầy, nên Thầy hằng lo lường cho các con..." (Thánh ngôn hiệp tuyển / quyển 2 / tr.29)
"Một điểm linh quang là một hồn người, là vật tối linh của Thầy ". (Thánh ngôn hiệp tuyển /quyển1/tr.10)
Theo nhân sinh quan Cao Đài giáo thì nguồn gốc và thân phận của con người rất là quí giá cao trọng nên Thánh thi có câu:
Dễ gì lộn kiếp đặng làm người,
May đặng làm người chớ dể duôi.
(Giới tâm Kinh).
Đó là đề cập con người về mặt hữu hình, còn nếu sinh tiền họ đã có một đời sống mẫu mực tại thế gian, thì lúc linh hồn thoát xác sẽ được sự đưa rước rất trọng thể:
Dưới chín lớp liên thần đưa bước.
Trên hồng quang phủ phước tiêu diêu.
(Kinh khi đã chết rồi).
Cửa Cực lạc thinh thinh rộng mở
Rước vong hồn lui trở ngôi xưa.
Kinh đưa linh cửu.
Diêu Trì Cung cũng mở yến tiệc thưởng ban:
Tây Vương Mẫu vườn đào ướm chín
Chén trường sanh có lịnh ngự ban,
Tiệc hồng đã dọn sẵn sàng.
Chơn thần khá đến hội hàng chư linh.
Kinh đệ nhị cửu
Khi linh hồn càng lên cõi trên, thì cũng được cả thiên cung nghênh đón:
Thiên quân diêu động linh phan,
Cả miền thánh vức nhộn nhàng tiếp nghinh.
Kinh đệ Ngũ cửu.
Như thế, nói về Thân xác thì con người là một tiểu vũ trụ, về Linh hồn được phân tánh từ Thượng Đế, nhưng đặc biệt con người được Ngài ban cho tính chất linh thông hơn hết, nên Giới tâm kinh mới có câu:
Đấng Tạo hóa hóa sanh muôn vật,
Phú cho người tính chất linh thông.
Do đó con người so với thú vật dù là khỉ vượn, tuy hơi giống như con người, nhưng nhất định không thể coi ngang như nhau, mà cho rằng khỉ vượn là thỉ tổ của loài người được. Điều này chính Đức Hộ pháp khi nói về sự tấn hóa của con người cũng đã xác nhận rằng:
"Chúng ta thử xét đoán, nếu quả nhiên là loài khỉ tấn hóa lên…có đâu đầu óc của họ khôn ngoan quá chừng quá đổi…
"Đường tiến hóa của nhân loại nhiều quá, sâu xa lắm…các giống người hết thảy trên thế gian này cao siêu như thế đó, thì chính mình Bần Đạo không tin loài khỉ tiến hóa lên được, cái lý thuyết ấy vô lối, nếu không nói là quái dị…" (Thuyết đạo của Đức Hộ pháp đêm Mùng 8 tháng 4 năm Ất mùi (1955), nhằm ngày Vía Đức Phật Thích Ca và Vía của bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh).
Như vậy con người có nguồn gốc từ Đức Chí Tôn, có cùng một chất liệu với Ngài, nên cũng mang những nét linh diệu, sáng suốt, trường tồn như Ngài; còn những sinh vật hạ đẳng, thì tùy theo sự tấn hoá, mà có những bản năng khác nhau. Nói một cách khác là Đức Chí Tôn ví như một ngọn đuốc, còn chúng sanh ví như những tia lửa, lớn nhỏ khác nhau, tuy cả hai đồng phẩm chứ không đồng lượng. Ta có thể nói từ Đức Chí Tôn đến con người là một mạch sống nối liền, sự hoàn thiện của Đức Chí Tôn, có sẵn trong chúng sanh, do đó chúng sanh luôn được sống, hoạt động và tồn tại trong Ngài.

GIÁ TRỊ NHÂN PHẨM THEO NHÂN SINH QUAN CAO ĐÀI GIÁO

Nhân sinh quan của Cao Đài giáo cho rằng con người đã trải qua một quá trình luân hồi chuyển kiếp lâu dài mới đến được địa vị nhân phẩm, và phải có cả một hiện tại và tương lai tu hành để thăng tiến, mới được dự vào hàng Cửu phẩm thần tiên1F . Điều này họ có thể phấn đấu để đạt được tại thế gian, ngay trong cuộc sống, chứ không cần phải đợi sang bên kia cõi tử. Nên chúng ta có thể kết luận con ngươi đã có một nguồn gốc và một quá khứ đáng tự hào, và tùy theo mức độ thăng tiến hay sa đọa trên trường đời mà sẽ có một hiện tại phấn khởi hay bi đát, một tương lai vinh diệu hay đen tối, cái đó còn tùy thuộc nơi sự học tập tu luyện tinh tấn của mỗi người.
Luận về giá trị nhân phẩm theo Nhân sinh quan của Cao đài giáo thì có những đặc điểm sau đây:
Con người là một linh hồn bất tử chứ không phải là một thân thể hữu sanh, hữu diệt này, đời sống của nó được trải dài tại trần gian, đến bên kia cõi tử; còn gọi là cõi Thiêng liêng hằng sống. Nên con người trường tồn, chứ không chỉ giới hạn trong một kiếp sanh ngắn ngủi, từ chiếc nôi đến nấm mồ là hết.
Con người được Thượng Đế tạo dựng, có hai phần: thể xác và linh hồn, thể xác tuy có sanh diệt, nhưng linh hồn thì trường tồn. Linh hồn là một siêu thực thể, được Thượng Đế phú bẩm để chỉ huy thân xác, khi hồn lìa khỏi xác thì dù cho thân xác có hoàn hảo bao nhiêu cũng vẫn bị thối rửa. Chứ không phải thể xác sinh ra linh hồn như một vài trường phái đã nhận định.Thậm chí linh hồn có quyền quyết định hủy hoại thể xác, như trường hợp những người tự tử vì chán đời, hoặc những người quyết định tuẩn tiết để bảo toàn phẩm giá tinh thần khi họ bị xúc phạm. Như vậy chứng tỏ rằng linh hồn luôn ở vị thế chủ tể chỉ huy và quyết định sự sống còn của thân xác.
Con người có một quyền tự do vô biên, để tự định đoạt lấy số phận của mình, nên dù cho trong kiếp sanh hiện tại có bất hạnh đến đâu, cũng cần phải vui vẻ đón nhận một cách hiểu biết, vì đó là do nhân quả của chính mình đã tự chiêu cảm từ bao kiếp trước. Trong hiện tại chỉ có cách cải thiện là nên cố gắng vươn lên để lập công bồi đức, hầu tự hóa giải bớt oan khiên nghiệp chướng, và gieo nhân lành, để hưởng phước ấm ngay trong kiếp này và cho cả kiếp lai sinh. Trong lĩnh vực này Thượng Đế ban cho con người có được quyền độc lập hoàn toàn với Thượng Đế, con người hoàn toàn có quyền tự chủ dìu dắt thiên lương của mình nên trong Kinh Thiên đạo có câu:
Dù cho phải mực Thiên điều,
Cũng quyền tự chủ dắt dìu Thiên lương.
(Kinh Giải oan).
Ngài để cho con người tự lập định đoạt lấy số phận của chính mình. Vì Thượng Đế là Đấng công bình không bao giờ thưởng phạt một cách vô cớ cả, điều này Ngài đã xác nhận rõ ràng rằng:
"Thầy đã nói cho các con hay trước rằng: nếu các con không tự lập ở cõi thế này, là cái đời tạm của các con, thì Thầy cũng không bồng ẳm các con mà đở lên cho đặng… Ấy vậy vấn đề tự lập là vấn đề các con phải lo đó..." (TNHT/Q1/tr.98).
Đức Hộ pháp cũng đã thuyết minh về lãnh vực tự chủ này như sau:
“Quyền tự chủ ấy, vẫn đã định trước, đặng làm cho cả nhơn sanh vui theo cơ tấn hoá...
Thiên cơ đã lập ra có địa ngục với thiên đàng, ấy là cảnh thăng và cảnh đọa.
Địa ngục dành cho kẻ bạo tàn, thiên đàng dành cho người đạo đức, thì cân công bình Thiêng liêng đã sẵn. Ấy vậy chẳng buộc ai vào địa ngục, mà chẳng nâng đở ai vào thiên đàng. Đôi đường hiển hiện, tự quyền lựa chọn, siêu đọa tại nơi mình, các Đấng Thiêng liêng duy có thương mà nhắc nhở”. (Chú giải Pháp Chánh Truyền)
Do đó Thượng Đế cũng vì thương yêu chúng sanh đã cố tìm hết cách, lựa vèo lựa thế để cứu rổi, nên Ngài đã cho biết rõ mọi ngọn ngành như sau:
"Lựa vèo, lựa thế độ nhơn sanh,
Khó dễ Thầy cho hiểu ngọn ngành.
Ám muội thì nhiều mưu trí ít,
Đường tiên chẳng bước, đọa thì đành."
(TNHT/Q1/ tr.108)
Nhưng đa số nhân loại vẫn chưa chịu tỉnh ngộ, nên theo luật công bình thiêng liêng nếu con ngưòi tạo ác thì phải đành chịu sự sa đọa. Bởi vì:
" Luật điều Cổ Phật không chừa tội,
Hình phạt Chí Tôn chẳng vị tình.
(TNHT/Q2/ tr.114).
Dưới trần gian có sự công bình tuyệt đối, tuy trong cuộc sống có sự chênh lệch giữa sang hèn, hoàn hảo và tật nguyền, đó là do nhân quả của mỗi người, nhưng trong quan hệ đối xử vẫn luôn luôn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, do đó mỗi người phải được tự do sống đúng theo tánh phận của mình, không có sự phân biệt đối xử, hoặc bắt buộc phải vâng theo tín niệm của người khác một cách độc đoán, theo kiểu kéo cổ vịt ra cho dài, thâu giò hạc cho ngắn, làm đảo điên nhân thế. Cho nên con người phải có bổn phận thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, để mỗi người được tự do tiến hóa theo tánh phận của mình, đúng với ba tiêu chuẩn của Đạo là:
* Bảo sanh: Bảo vệ sinh mạng.
Quyền sống con nguời là quyền căn bản, sự giết chóc vì bất cứ lý do nào, cũng không giải quyết được vấn đề gì cả, mà người gây ra phải đền tội. Vì Chí Tôn đã khẳng định rằng:
"Nếu ai giết mạng sống, đều chịu quả báo không sai..." (TNHT/Q2/ tr.62).
Do đó từ khi khai đạo Đức Chí Tôn đã phú thác cho Đạo Cao Đài làm thế nào, hễ nơi có bóng cờ của Đạo, thì nơi ấy trở nên thánh địa, mạng sống con người được bảo vệ, Chí Tôn đã căn dặn nhiều phen làm thế nào trừ cho được cái án tử hình, mà thế gian đang áp dụng để trị thế, vì đó là một cách giết người phi pháp.
Vì con người không phải là một sản phẩm do con người tạo nên, hễ bất toàn thì vứt bỏ như một đồ vật, mà dù họ sinh ra có tật nguyền cũng phải được nâng niu bảo trọng, và trong đời sống của họ có tội lỗi đến đâu, cũng phải giáo hóa dìu dắt họ… không được ruồng bỏ, giết chóc. Vì thế ngày nay nhiều nước có nền văn minh tinh thần đạo đức khá cao họ đã xóa bỏ án tử hình.
Để thi hành được nghĩa vụ này, sinh tiền Đức Hộ pháp cũng đã thuyết phục nhiều vị lãnh đạo quốc gia nên xóa bỏ án tử hình trong nước họ. Khi Đức Ngài bị đồ lưu ở Madagascar có quen biết với hai vị nhân sĩ ở đây, về sau hai người này đã tham gia phong trào phục quốc để giải phóng cho dân họ khỏi bị ách thống trị của Pháp, nên đã bị kết án tử hình, Đức Hộ pháp đã gởi điện văn cho chính phủ Pháp xin xóa án tử hình đó, hoặc thay bằng một hình phạt khác thay vì phải giết người. Lời kêu gọi đó đã được chính phủ Pháp hưởng ứng, vì họ là một nước có nền văn minh tinh thần khá cao, chính họ đã đề xướng ra thuyết nhân quyền, do đó vụ án này đã được xử lại, và hai người đó đã thoát chết (Theo thuyết Đạo Đức Hộ pháp ngày rằm tháng 6 Kỷ sửu/1946 Về "Cái án tử hình bất công của xã hội")
* Nhơn nghĩa:
Con người đối xử với nhau phải lấy lòng yêu thương đùm bọc để cùng nhau thăng tiến, phải biết thi thố những hành động nghĩa hiệp để bênh vực kẻ thế cô sức yếu, lỡ bước sa cơ, nâng đở kẻ bị tai ương thống khổ.
* Đại đồng:
Mọi người sống với nhau trong tình huynh đệ, có quyền bình đẳng với nhau, không bị phân biệt đối xử và không đấu tranh tàn hại lẫn nhau, mà phải biết dung hòa để cùng sống chung với nhau trong hòa bình.
Ngược lại có một vài học thuyết chỉ xem con người là một phần tử nhỏ nhoi trong đám quần chúng vô danh và vô nghĩa, chỉ làm công cụ cho xã hội, để phục vụ cho một thể chế nào đó mà thôi. Còn một số tôn giáo lại cho rằng con người chỉ là đám chúng sanh vô minh đầy tội lỗi, họ cần phải tế độ, hoặc chỉ là bầy chiên con hiền lành sa đọa cần phải được cứu rỗi.
Còn đối với Cao Đài giáo thì nhân phẩm con người lại được tôn vinh. Vì tôn chỉ mục đích của Cao Đài giáo là kiến tạo một thế giới đại đồng, một nền hòa bình vĩnh cửu, trong đó nhân quyền và tự do dân chủ tuyệt đối tôn trọng. Nội dung này đã nêu lên trong hai câu liễng ở cổng chánh môn Tòa thánh Tây Ninh và các Thánh thất địa phương:
CAO thượng Chí Tôn Đại Đạo hòa bình dân chủ mục.
ĐÀI tiền sùng bái Tam kỳ cọng hưởng tự do quyền.
Ngày nay giới khoa học xã hội cũng thừa nhận rằng: con người ngoài cái thể xác hữu sanh hữu diệt, lại có một linh hồn trường tồn, và những linh hồn này cũng có một cuộc sống bên kia cõi tử rất là phong phú, họ cũng có hạnh phúc, khổ đau, và có nhiều nhu cầu cần tiếp xúc với người sống để thỏa mãn cho họ… Bằng chứng là hàng nghìn binh sĩ chết trong chiến tranh, thi thể bị thất lạc vùi lấp trên chiến trường !!! Chính những linh hồn tử sĩ này đã tiếp xúc với các nhà ngoại cảm để nhờ thông báo cho gia dình họ, hoặc nhập xác để nói lên điều họ mong muốn… Nhờ đó mà hàng nghìn ngôi mộ của tử sĩ đã được tìm thấy qua phương thức này, và được gia đình cải táng về nơi họ mong muốn.
Có một điều đáng quan tâm được một nhà ngoại cảm cho biết là: họ đã tiếp xúc với hai tử sĩ, khi sống đã bắn giết nhau, khi chết thể xác họ lại bị vùi lấp cạnh nhau, nhưng linh hồn họ vẫn phảng phất gần nhau một cách hài hòa, họ cho biết là họ không còn hận thù với nhau nữa … (Theo báo cáo tại hội nghị của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người / Bộ môn Cận Tâm lý, và thuyết trình của các nhà ngoại cảm2F chuyên tìm hài cốt thất lạc, họp tại Hà nội năm 2006).
Điều mà linh hồn người chết đã cho biết là họ không còn hận thù với nhau, cũng phù hợp với câu kinh:
Khi dương thế không phân phải quấy,
Nay hư linh đã thấy hành tàng.
Chí Tôn xá tội giải oan,
Thánh Thần Tiên Phật cứu nàn độ căn.
(Kinh cầu Bà con thân bằng cố hữu đã quy liễu)
Có lẽ đây cũng là điều cảnh tỉnh cho những người còn sống cần suy nghĩ … Vì có nhiều người khi đã thù oán ai, thì vẫn nuôi mối hận thù đó suốt đời, nên Đức Phật đã khuyên nên lấy ân báo oán thì oán mới tiêu tan, còn lấy oán báo oán thì oán thù chồng chất.
Các sự kiện nêu trên, cũng phù hợp với nhân sinh quan Cao Đài giáo cho rằng tuy thể xác con người có sanh có diệt, nhưng linh hồn là một siêu thực thể do Thượng Đế phân tánh giáng sanh vẫn trường tồn, khi thoát xác vẫn sinh hoạt nơi cõi Thiêng liêng hằng sống.

THIÊN CHỨC CON NGƯỜI

Theo đức tin của Cao Đài giáo thì vạn hữu chúng sanh trong đó có Con người đến thế gian là những khách trần, lần bước trên đường đạo để tiến hóa, đó là cái thiên chức của Trời ban cho mỗi người tùy theo cơ duyên và nghiệp quả của họ. Điều này Đức Chí Tôn đã dạy rằng:
"Mỗi bậc phẩm đều đặng một vai tuồng của Đấng cầm quyền thế giới ban cho, dầu thanh cao, dầu hèn hạ, cũng phải gắng làm cho rồi trách nhiệm, hầu buổi chung cuộc, hồn lìa cõi trần đặng đến nơi khởi hành mà phục hồi công cán..." (TNHT/Q1/tr 74).
Đây cũng có thể nói là một trách nhiệm đặc biệt của mỗi người, nên con người phải cố gắng hoàn thành cái thiên trách đó, để được cao thăng thiên vị, điều này Đức Chí Tôn cũng đã xác nhận rằng:
"Sanh ra phận làm người, đã mang cho mình một trách nhiệm đặc biệt, phải gắng sức làm cho hoàn toàn, hầu chờ buổi chung quy, tương công chiết tội, tiêu quả tiền khiên mà nâng mình vào địa vị cao thượng hơn phẩm vô vị chốn sông mê nầy". (TNHT/Q2/tr.22).
Trong vũ trụ có luật pháp rất công bình, ngay thân phận mỗi người tốt hay xấu, là do tự mình tạo ra, con người được đặt trên một địa vị nào đó trong xã hội, cũng đều tùy theo quá trình tiến hóa của họ. Khi chết thể xác thối rã, nhưng tính tình, dục vọng, ý chí vẫn còn giữ nguyên trong chơn thần (đệ nhị xác thân), cho đến khi đầu thai vào kiếp sống mới, thì những tính này sẽ trở nên cá tính (personnality) cho kiếp sau. Ngay những thành quả học hỏi được trong kiếp này cũng được lưu lại trong chơn linh (linh thân) làm thành sự hiểu biết cho nhiều kiếp lai sinh.
Theo tác động của luật nhơn quả bắt mỗi linh hồn phải mang theo khối tiền khiên nghiệp chướng cùng sự hiểu biết của mình đã tạo ra từ bao kiếp trước. Luật công bình đó an bài cho mỗi chơn linh một nơi đầu kiếp tương xứng, cộng với nghiệp quả của tổ phụ trong kiếp đương sinh, sẽ tạo nên một chơn thần khí chất từ căn bản cho cả ba phương diện hình thể, tình cảm và trí huệ, tốt hay xấu ngay từ trong bào thai, tạo thành một định mệnh. Những ưu khuyết điểm này sẽ tạo nên bản chất của đứa trẻ từ khi mới lọt lòng mẹ, cho đến khi khôn lớn nên người. Nếu từ nhỏ được cha mẹ uốn nắn, lớn lên biết cố gắng tu luyện, làm tròn thiên chức của mình, thì người đó sẽ có dịp đón nhận một thiên chức cao hơn trong kiếp lai sinh.
Như vậy số mạng và tương lai của con người không phải là một việc đã được an bài, hay là một điều đã được hoàn toàn định trước bởi Thượng Đế và nhất định phải được xảy ra đúng như thế, mà điểm quan trọng trong tự do của con người là họ có thể cố gắng vươn lên để thay đổi số phận của mình để trở nên tốt đẹp hơn, hoặc là họ buông thả theo dục tính để tự nhận lãnh một sự tệ hại hơn, sự kiện này còn tùy thuộc theo mức độ tinh tấn của mỗi cá thể.
Ngay vấn đề tội lỗi của con người cũng do chính chơn linh của họ ghi chép và định tội phước cho họ. Điều này Đức Hộ pháp đã dạy rằng:
"Tội lỗi chúng ta do chơn linh chúng ta ghi chép, và chính ta trị ta, chứ không có ai định tội cả, nơi Nam Tào Bắc Đẩu không có ai trị hết... không có một hình luật nào buộc tội chúng ta cả. Mạng căn số kiếp của chúng ta đều do chúng ta định, chúng ta có quyền tự do, quyền sở hữu định mạng căn cho chúng ta vậy". (Trích thuyết đạo của Đức Hộ pháp đêm 26 tháng 01 năm Kỷ sửu (23-02-1949).
Điều này cũng trùng hợp với quan điểm Duy thức học của Phật giáo, cho rằng tội phước của con người sẽ được lưu giữ lại trong A lại da thức, khi đi đầu thai tái kiếp, nó sẽ là chủng tử cho kiếp lai sinh. Nên nhà Phật cũng cho rằng tội phước của con người do chính mình tạo ra và tự thọ lãnh, chứ không do Trời Phật nào ban cho cả.
Ngày nay các nhà khoa học xã hội cũng nhận ra rằng: Trong thế giới tâm linh con người có một bộ máy vi tính lượng tử cực kỳ mạnh, tất cả hành động con người trong lúc sống, được ghi lại trong một File vô cùng đầy đủ và chính xác, các dữ kiện này được lưu giữ trong một bộ nhớ vượt không gian và thời gian, lại luôn phát ra một từ trường, nên những người có khả năng ngoại cảm đồng tần số có thể tiếp nhận được. (Theo báo cáo của các nhà khoa học tại hội nghị thuộc Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người / và thuyết trình của các nhà ngoại cảm chuyên tìm hài cốt bị thất lac, họp tại Hà nội năm 2006).
Do đó Đức Chí Tôn đã xác nhận rằng: mỗi công đức của con người, đều được ghi chép và báo ứng đầy đủ:
“Muôn đức ngàn lành không sót một,
Bao nhiêu công quả bấy nhiêu phần.”.
Thi văn dạy Đạo.
Đối với những người xảo trá cũng được Chí Tôn cảnh cáo rằng:
“ Huyền diệu mũi kim qua chẳng lọt,
Đừng đừng xảo mỵ gọi tài tình.”
Thi văn dạy Đạo
Chân lý là vậy, nhưng không ít số phận, dù cố gắng bao nhiêu cũng không cách nào thay đổi được số phận, đó là do nghiệp quả đã tích lũy nặng nề trong nhiều kiếp, nên sự tinh tấn ngắn ngủi trong một kiếp đương sanh không dễ gì hóa giải nổi. Nên kinh Sám hối có câu:
Người làm phước có khi mắc nạn,
Kẻ lăng loàn đặng mạng giàu sang.
Ấy là nợ trước còn mang,
Duyên kia chưa dứt còn đang thưởng đền.
Nên đối với những chuyện tai hoạ khó tránh khỏi, thì chúng ta nên chấp nhận một cách hiểu biết, để khỏi bị san chấn tinh thần (stress), và chúng ta mới có hy vọng làm tròn thiên chức của Trời ban.
Con người may mắn là Thượng Đế đã ban cho Thiên tánh ẩn tàng nơi mình, nếu con người tu học một cách tinh tấn, thì sẽ đắc đạo tại thế, vấn đề này chơn linh Đoàn thị Điểm đã giáng cơ dạy rằng:
Xác tại thế đã nên thần,
Ba mươi sáu cõi đặng gần linh thiêng.
Hiệp Tạo hóa cầm quyền chuyển thế.
Dạy vạn linh dụng kế từ bi.
Sanh ấy ký, tử ấy qui.
Diệu huyền cơ Tạo có gì gọi hơn."
(Trích Nữ trung tùng phận)
Đây là những lãnh vực nằm trong phạm trù nhân sinh triết học của Cao Đài giáo, nên đối với tất cả vấn đề tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, cũng đều lấy đó làm kim chỉ nam, để hoàn thành cái thiên chức của Trời ban cho một kiếp người mà còn thoát đọa luân hồi, tiêu dao nơi cõi Thiêng liêng hằng sống.

MỤC ĐÍCH ĐỜI NGƯỜI

Theo nhân sinh quan của Cao Đài giáo thì mục đích của đời người sanh ra tại thế gian là nương vào xác thân học tập, lập công bồi đức, để tiến hóa hầu được cao thăng phẩm vị, mới được thăng tiến đến Niết bàn. Vì thế bắt buộc con người phải đầu kiếp nhiều lần đến cõi trần. Sự xoay chuyển này ngôn ngữ của Cao Đài giáo gọi là sự "luân hồi chuyển kiếp". Cái vòng luân chuyển này không phải diễn ra một cách ngẫu nhiên, mà chúng sanh đến thế gian đều có mục đích và thiên chức do Trời ban, rõ ràng nhất là ở con người. Nên Thánh giáo Đức Chí Tôn đã dạy rằng:
"...Cái phẩm vị các con buộc phải tái sanh nhiều kiếp mới đến địa vị của mình nơi Niết bàn... (TNHT/Q1/tr 68).
Như vậy nguồn gốc những linh hồn của chúng sanh từ cõi trên, phải dấn thân đến tận đáy cõi phàm trần là vật chất, qua nhiều lần thay hình đổi dạng, từ trược đến thanh, từ trong tinh hoa vật chất, đến kim thạch, thảo mộc, thú cầm, rồi đến nhơn loại, từ nhơn loại con người lại phải tái sinh nhiều kiếp nữa để tu học hầu đạt được ngôi vị thần, thánh, tiên, phật, nên gọi chung là bát hồn. Trong vòng luân hồi, bát phẩm chơn hồn phải vô số lần đầu kiếp tái sanh đến thế gian … nên trong kinh Thiên Đạo có câu:
Vòng xây chuyển linh hồn tấn hoá,
Nương xác thân hiệp ngã càn khôn.
Kinh Giải oan.
Theo quan điểm trên, thì con người có mặt nơi cõi trần có ba mục đích sau đây:
* Giáng sinh để cứu thế độ nhân:
Đây là trường hợp những chơn linh cao trọng có sứ mạng giáng trần để cứu vớt nhân loại, như Đức Thích ca, Lão tử, Khổng tử, Chúa Jésus và nhiều chơn linh Thần, Thánh, Tiên, Phật khác nữa. Các Đấng này thường là các bậc nguyên nhân được Thượng Đế tạo dựng từ khi có trời đất. Các Ngài đến thế gian để phụng sự cho cơ tiến hóa của vạn linh, lập nên các tôn giáo, các nền nhân sinh triết học, để hướng dẫn con người tiến bộ.
* Đến cõi trần để học tập:
Đây là đại đa số người bình thường, lớp người này đến thế gian học hỏi để tiến bộ nhất là tiến bộ về đạo đức tinh thần, tại cõi trần con người gặt hái được những thành tựu ngay trong cuộc sống, với những phẩm hạnh tốt, để có được một bản thân an lành, một gia đình hạnh phúc, một xã hội đạo đức, một quốc gia thịnh trị, một thế giới thanh bình, đó là sự thành tựu viên mãn của con người đầu kiếp đến cõi trần, rồi từ con người, họ còn phải luân hồi chuyển kiếp để học hỏi nữa, mới có thể tiến lên hàng thần, thánh, tiên, phật, và được như vậy, thì họ sẽ không còn sinh tử luân hồi. Con người có thể chứng quả tại cõi trần, chứ không cần phải đợi sang bên kia cõi tử.
* Đọa sinh đến cõi trần để trả quả:
Các chơn linh này có thể là nguyên nhân, hay hóa nhân, đã gây ra tội tình, thì sẽ không được vào Niết bàn, mà phải đầu kiếp lại, chịu sự đọa đày để trả quả, nếu quá nặng có thể trở thành quỉ nhân. Đến khi trả xong nghiệp quả, rồi vẫn phải tiếp tục trở lại cõi trần để học hỏi như trường hợp thứ hai nêu trên cho đến khi viên mãn.
Như vậy nguồn gốc con người từ cõi trên, đến trần gian tu tập để đạt đến phẩm vị thanh cao, nên họ chỉ là những người khách, điều này Đức Chí Tôn đã dạy:
“Chim về cội, nước tách nguồn từ xưa kiếp con người giữa thế, chẳng qua là khách đi đường, phận sự muốn cho hoàn toàn cần phải có bền chí khổ tâm, có bền chí mới đạt đặng phẩm vị thanh cao, có khổ tâm mới rõ tuồng đời ấm lạnh..." (TNHT/Q1/tr.74).
Trường hợp đọa sinh thì dù cho là thần, tiên mà có lầm lỗi cũng phải đầu thai đến cõi trần để trả quả, và họ cũng chỉ là khách trần, trường hợp này Đức Chí Tôn cũng dạy rằng:
"Cõi trần là chi?
Khách trần là sao?
Sao gọi là khách?
Trần là cõi khổ để đọa bậc thánh tiên có lầm lỗi... Ấy là cảnh sầu để trả xong quả, hoặc về ngôi cũ, hoặc trả không xong quả, phải mất chơn linh mà luân hồi, nên kẻ bị đọa trần gọi là khách trần ( TNHT/QII/Trang 3 ).
Tóm lại mục đích của con người có mặt trên thế gian họ chỉ như là người khách:
Một là để cứu thế độ nhân.
Hai là học hỏi để thăng tiến.
Nếu hai trường hợp trên không thực hiện tốt, mà lại sa ngã gây thêm nghiệp chướng tội tình, thì sẽ nằm vào trường hợp thứ ba gọi là đọa trần tức là đến thế gian để trả quả.


SỰ KHỔ LÀ ĐỀ MỤC HỌC TẬP ĐỂ CON NGƯỜI TIẾN HÓA VÀ TÌM RA Ý NGHĨA CỦA CUỘC ĐỜI

Cõi trần là một trường học, con người là những sinh viên đang theo học trên trường đời, bài học của trường đời là sự khổ, nên tuỳ theo kết quả thu đạt, mà con người có những trình độ khác nhau.
Theo lời Đức Hộ pháp dạy thì:
Phật vì thương đời mà tìm cơ giải khổ.
Tiên vì thương đởi mà bày cơ thoát khổ.
Thánh vì thương đời mà dạy cơ thọ khổ,
Thần vì thương đời mà lập cơ thắng khổ.
Hiền vì thương đời mà mà đạt cơ tùng khổ.
Chữ khổ là đề mục của khoa học trường đời, phẩm vị Hiền, Thần, Thánh, Tiên, Phật là ngôi vị của những trang đắc cử. (Diễn văn Đức Hộ pháp đọc tại Tòa Thánh Tây ninh ngày 28-11-1938).
Như vậy Nhơn đạo dạy con người tùng khổ, Thần đạo dạy thắng khổ, Thánh đạo dạy thọ khổ, Tiên đạo dạy thoát khổ, Phật đạo dạy giải khổ. Nên tùy theo thành quả thu được trong bài học đau khổ tại trường đời, mà con người đạt được ngôi vị từ Hiền nhân cho đến Phật vị.
Nên ngay tại cõi trần, con người được ở trên một địa vị nào đó trong xã hội, ngay cái thân phận của con người tốt hay là xấu là do sự thành đạt trong tu học thực tập của mình. Vì trong vũ trụ có luật pháp rất công bình, đặt để cho mỗi người có một vai trò nhất định, trong một thời gian nhất định, đó chính là số phận đã an bài theo luật nhân quả, nên dù có cao sang hay thấp kém, cũng phải làm tròn cái bổn phận của mình.
Đề mục "khổ" là một động lực chính trong cuộc sống, các bài học đau khổ sẽ rèn luyện, giúp cho con người tiến hóa, để nhận chân ý được nghĩa của cuộc đời. Con người hoàn toàn có quyền tự do dìu dắt thiên lương, để hiện thực nhân cách của mình, lựa chọn ý nghĩa cho cuộc đời của mình. Bởi vì ý nghĩa cuộc đời do mỗi người tự tìm ra được trong sự đau khổ, đó là một niềm tin, một sự chánh tín chứ không phải mê tín, mù quáng... Mục đích chính của đời người không phải là tìm sự khoái lạc hay là tránh đau khổ, mà là tìm ra ý nghĩa của cuộc sống trong bài học đau khổ.
Trong trường đời sự đau khổ đến với chúng ta dưới bất kỳ dưới hình thức nào cũng là cơ hội để chúng ta tiến hóa và tìm ra ý nghĩa của cuộc sống. Dù cho làm một tù nhân, khi hình hài bị bức bách, đói khát, bữa ăn phải đếm từng hạt cơm, sức lao động bị lợi dụng, bị sỉ nhục, bị tước đoạt tất cả, kể cả nhân phẩm và đến nỗi con người không còn gì để mất... Nhưng ngay trong tình huống bị tước đoạt đó, con người cũng vẫn có một quyền năng tinh thần quyết định tự do cho chính mình, tuy con người rất yếu đuối, theo Pascal thì con người chỉ là một cây sậy, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ, vì con người là một sinh vật siêu việt, một nhân cách tự do, có khả năng chọn lựa thái độ sống cho mình, vượt lên trên định mệnh, trên những quy luật tâm sinh lý và các điều kiện khắc nghiệt của môi trường, để đạt được ngôi vị của mình. Nên không có một quyền lực nào tại thế gian có thể tước đoạt sự tự do cuối cùng đó.
Ngược lại nếu con người trốn tránh các bài học đau khổ, thì chẳng khác nào người học sinh lười biếng trốn học, sẽ làm mồi cho sự thoái hóa tụt hậu và sa đọa. Nên vấn đề then chốt ở đây là thái độ của con người đối với sự đau khổ đó, và điều quan trọng là con người có biết lợi dụng sự khổ để làm bài học, hầu tôi luyện cho mình thăng tiến hay không mà thôi. Nên một triết gia đã nói rằng:
“Sự khổ là một nấc thang của bậc thiên tài, một kho tàng cho người có chí khí, mà cũng là một vực thẳm cho kẻ yếu hèn”.
Như thế tất cả những đau khổ kể cả sự chết, nó cũng là một phần ý nghĩa quan trọng của đời người. Tuy là kiếp nhân sinh tạm thời ngắn ngủi, nhưng nếu mỗi một công việc được hoàn thiện, mỗi sự đau khổ được chấp nhận và hóa giải một cách có ý thức, trong từng ngày một, thì sẽ tạo cho con người một cuộc đời hiện thực đầy ý nghĩa.
Con người khi học hết các bài học đau khổ tại cõi trần, khi công phu luyện tập viên mãn, đứng về mặt thể xác thì ta đã trả ơn thế gian, ngọn rau tấc đất, đã giúp ta trong đời sống vật chất, đứng về phương diện linh hồn là ta đã đi hết bậc thang cuối cùng của một chơn linh đến thế gian, đạt đến chỗ giác ngộ, trọn lành và giải thoát, tức là con người đã trở nên một phần tử trong Thánh thể Chí Tôn, giúp Thượng Đế xoay cơ chuyển thế, làm cho trần gian mỗi ngày càng thêm tươi đẹp và thánh thiện. Nên Thánh ngôn có câu:
Hiệp Tạo hóa cầm quyền chuyển thế,
Dạy vạn linh dụng kế từ bi.
Sanh ấy ký, tử ấy quy.
Diệu huyền Cơ Tạo có gì gọi hơn”
(Nữ trung tùng phận/Đoàn thị Điểm giáng cơ)

KẾT LUẬN

Chân lý của con người là như vậy, nhưng nhiều người lại không chịu tìm hiểu, mà cố tìm lối mòn đường tắt để mưu cầu hạnh phúc riêng cho mình, nhưng khốn nỗi không có con đường tắt nào mà không qua quá trình dấn thân trong khổ hạnh để tu luyện theo tuần tự chánh tâm, thành ý, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, mà kiến tạo được một thứ hạnh phúc chân thật bao giờ.
Bình thường thay vì con người đi tìm sự hạnh phúc an lạc cho mình, lại thường rơi vào các ngỏ cụt sau đây: đối với những kẻ yếm thế thì lánh đời, ẩn thân nơi cô tịch thâm u, hoặc cầu Trời khẩn Phật để được thoát cảnh đọa đày, nhiều người tích cực thì bon chen danh lợi để được vinh hoa phú quý, chức trọng quyền cao, kẻ gian hùng có thực lực hơn thì gây ra chiến tranh chà đạp lên tự do của dân tộc khác. Sự kiện này chính họ đã tự đem mình vào nghiệt cảnh đài mà không hề hay biết, điều này chơn linh Đoàn thị Điểm đã giáng cơ cho biết như sau:
Đường hung ác nẻo chông gai,
Lần chen vào chốn nghiệt đài gọi ngoan.
Mạnh hiếp yếu lấy gan hung bạo,
Dữ lấn hiền gươm giáo là hơn.
Nhẫn lo chác oán cưu hờn,
Hại nhau nào thiết nghĩa nhơn thế nào.
(Nữ trung tùng phận)
Trong khi con người cố lo cho mình được trọng chức cao quyền, họ cũng tự tạo thêm sự trầm luân cho họ, nên Đức Lý Giáo tông đã giáng cơ cho biết rằng:
Nhẫn lo trọng tước cao quyền,
Đem thân trần cấu gieo miền trầm luân". (Trích Ngụ đời)
Tuy họ cho mình là khôn ngoan, nhưng hành tàng của họ cũng không thể nào qua lọt được lưới trời, điều này Đức Chí Tôn cũng đã cảnh giác bằng bốn câu Thánh thi sau đây:
Cho hay Trời Phật rất công bình,
Trước mắt ngờ ngờ thấy phép linh.
Huyền diệu mũi kim qua chẳng lọt,
Đừng đừng xảo mỵ gọi tài tình.
(TNHT/Q1/ tr.116)
Những người cố ý đi theo lối mòn, đường tắt đầy chông gai nêu trên, mà họ lại tự cho mình là khôn ngoan, lanh lợi hơn người, bởi vì họ vô minh tự đem thân mình len lỏi vào chốn nghiệt cảnh đài, trầm luân nơi khổ hải, thay vì tìm hạnh phúc cho họ, ngược lại họ gây ra khổ đau không những cho chính họ, mà cho cả gia đình, xã hội và chúng sanh nữa, đến khi họ sực tỉnh thì đã mãn một kiếp người, hành tàng của họ phải chịu trong luật nhân quả, họ không chỉ tạo ra nghiệp chướng trong kiếp này, mà họ lại còn còn lưu lại tội tình cho vô số kiếp lai sinh. Nên ta thường thấy những người mới sanh ra, dường như vô cớ, mà họ đã chịu sự bất toàn khổ hạnh, là nằm trong những trường hơp này, đó là do tiền căn báo hậu kiếp, nhưng vì vô minh không nhận biết tội tình của mình đã gây ra, lại đổ lỗi cho Trời Phật bất công.
Đức Thái Thượng đã dạy rằng:
“Điều họa phước không tự tìm đến, chỉ tại mình vời đến, điều lành dữ báo ứng như bóng theo hình” (Thái Thượng Cảm ứng thiên).
Trường hợp này Đức Chí Tôn cũng đã dạy rằng:
Nên hư cuộc thế gẫm thường tình
Đừng mỗi muôn điều đổ Chí Linh
Lành dữ nơi mình chiêu hoạ phước,
Thành tâm ắt thấy hết thần minh.
(TNHT /Q1/trang 114).
Trong nhiều kiếp sanh con người đã tạo ra oan trái phải chịu luật nhân quả trả vay, nên mãi luân hồi, chơi vơi nơi trần thế, còn mong chi ngày được thảnh thơi trở lại Thiên cung, nên Kinh Giải oan đã cảnh giác rằng:
Khối trái chủ nhẫn lo vay trả,
Mới gầy nên nhân quả nợ đời.
Rảnh mình đâu đặng thảnh thơi,
Thiên cung lỡ lối chơi vơi cõi trần.
Để tránh sự đau khổ Đức Chí Tôn cũng khẳng định là chỉ có cách noi theo đường Đạo để hối cải tu thân mà thôi:
Họa phước vô môn chỉ tại người,
Thỉnh mời rồi đổ bởi nơi Trời.
Huệ ân muốn hưởng noi đường Đạo,
Hối cải tu thân phải giữ lời".
(TNHT/Q2/trang 136)
Tóm lại con người muốn hóa giải được oan khiên nghiệp chướng, hưởng được nhiều ân huệ, thì Đức Chí Tôn đã dạy phải đi theo con đường Đạo để trau tâm luyện tánh, lập công bồi đức, mới hoán cải được định mệnh của mình, hầu tìm một cuộc sống hạnh phúc và an lạc thật sự.
Như vậy con đường Đạo và sự an lạc không dành riêng cho một ai. Đã là con người bất kỳ theo khuynh hướng nào, dù duy tâm hay duy vật, dù có tín ngưỡng hay bài bác thần linh, dù theo tôn giáo nào, cũng không cần phải chuyển đổi mới hưởng được, vì tất cả những thứ đó không phải là Đạo, mà Đạo có sẵn ngay trong mỗi người đó là “lương tâm thiện tánh”. Để đi vào đường Đạo thì mỗi người cần tỉnh thức, nhìn thấy chân tánh của mình, và tuân thủ theo tiếng gọi của nó, là đi đúng theo Đạo. Nên Phật dạy: “Minh tâm kiến tánh”, Lão dạy: “Tu tâm luyện tánh”, Khổng dạy: “Tồn tâm dưỡng tánh”.
Do đó con đường Đạo và sự an lạc không tìm ở đâu xa, cũng không nhờ một Đấng Thiêng liêng nào ban cho, mà con người chỉ cần thực hành đạo đức, làm phải làm lành, thương yêu sanh chúng, đó là chúng ta đã thực sự hành đạo, thì sự an lạc sẽ tức khắc đến ngay với mình, Nên Đức Hộ pháp đã dạy rằng:
Đạo chẳng phải ở lời nói, mà nơi kết quả sự thật mình làm, chẳng phải nơi câu kệ câu kinh mà tại buộc hành vi người giữ đạo, cái khó khăn của Đạo không ở sự giảng dạy mà ở tại sự thực hành...” (Phương tu Đại Đạo).
Vì thế một triết gia đã nói rằng:
“Ý nghĩa cuộc đời nằm ngay trong cuộc đời”.
***
Nơi phần dẫn nhập có đề cập những câu hỏi: Con người là ai? Đến cõi trần làm chi? Thác rồi về đâu? Tại sao trong đời sống phải tiếp xúc với bao nhiêu nan đề rắc rối …? Qua các tiết mục nêu trên, chúng ta đã có đủ dữ kiện để trả lời một cách khái quát cho những câu hỏi hóc búa trên một cách xác tín rằng:
Con người là con cái của Đức Thượng Đế, được Ngài cho đến thế gian để học tập tiến hóa hầu cao thăng Thiên vị, nhưng lại phải vướng mắc với bao nhiêu nan đề trong cuộc sống… Bởi vì khi đến thế gian lại mê luyến hồng trần quên đi mất nguồn cội của mình. Nên trong Kinh Giải oan Đức Phạm Hộ pháp có nêu:
“Phong trần quen thú cung âm,
Cảnh thăng ngơ ngẩn lạc lầm phong đô.
Khối trái chủ nhẫn lo vay trả,
Mới gầy nên nhân quả nợ đời.
Rảnh mình đâu đặng thảnh thơi,
Thiên cung lỡ lối chơi vơi cõi trần… ”
Thượng Đế muốn con người khỏi vướng mắc các nan đề nêu trên, nên khai mở Tam kỳ Phổ độ, chan rưới hồng ân cho con cái của Ngài để gặp Đạo, hầu hội nhập với Ngài. Nên trong Kinh Giải oan có nêu:
Đóng địa ngục mở tầng thiên,
Khai đường Cực lạc dẫn miền Tây phương.
Nhập Thánh thể dò đường cựu vị,
Noi chơn truyền khử quỉ trừ ma.
Huệ quang chiếu thấu chánh tà,
Chèo thuyền Bát nhã ngân hà độ sanh …
Nên khi đã gặp được Đạo, thì chúng ta nên quyết tâm tu hành, soi theo bóng Chí Linh mà vững bước, thì chắc chắn khi sống sẽ được hưởng sự an lạc nơi trần thế, và khi chết sẽ được vinh hiển ở cõi Thiên đường, nên Kinh Giải oan đã khuyên rằng:
Cứ nương bóng Chí Linh soi bước,
Gội mê đồ tắm nước Ma ha,
Liên đài mau nở thêm hoa,
Lão Đam cũng biết, Thích Già cũng quen.
Đó là tất cả chân lý con người đến tại thế gian.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hành trình bắt ma và những căn nhà ma quái của giáo sư Szeto Fat-chinh

Phụ nữ dễ nhìn thấy ma hơn đàn ông, thạc sỹ Master Szeto Fat-ching, một chuyên gia trừ ma quỷ và xem phong thủy nổi tiếng ở Hong Kong cho biết. Thạc sỹ Master Szeto Fat-ching, một chuyên gia trừ ma quỷ và xem phong thủy nổi tiếng ở Hong Kong Dựa trên triết lý Âm và Dương, phụ nữ thuộc âm, giống như bóng ma nên dễ dàng để "nhập" lại với nhau hơn. "Không có gì phải sợ bởi những bóng ma sợ con người hơn. Hầu hết chúng đều vô hại"-thạc sỹ Szeto, người được mệnh danh là "Vua đuổi ma" nói thêm. Szeto là khách mời đặc biệt của kênh radio tiếng Trung 988 tại Malaysia để nói về những chủ đề liên quan tới ma quỷ trong suốt tháng Ma đói năm nay (bắt đầu từ ngày 31 tháng 7). Vào một buổi tối thứ tư, Szeto và người bạn "tìm ma" của mình là Ben Kwok đã chia sẽ những câu chuyện và trải nghiệm thấy ma với hơn 300 người hâm mộ tại trong chương trình radio được thực hiện tại Kuala Lumpur. Hai người đã đưa ra một vài bức ảnh "hồn ma...

Cảnh giác với thuật chiêu hồn ( THÔI MIÊN HỌC)

THÔI MIÊN LÀ GÌ ? Không chỉ đột nhập vào nhà để trộm cắp, hiện giờ gần giáp Tết âm lịch, các băng nhóm sẽ lộng hành tiếp cận người đi đường để bắt chuyện khiến nạn nhân không còn tỉnh táo và ra tay đoạt tài sản. Đó là dùng “thuật thôi miên” để cướp đoạt hiện vật – hiện kim trên người các nạn  nhân. Như vào tối 10/12/2010, chị Võ Thị H… (ngụ quận Bình Thạnh) đang chạy xe máy đến gần ngã tư Hàng Xanh, bỗng có một phụ nữ xin đi nhờ một đoạn. Ngồi sau xe, chị ta nói đủ thứ chuyện. Khi phụ nữ này xuống xe, một lát sau, chị H… mới tỉnh táo và phát hiện mình đã bị mất chiếc điện thoại di động trong túi quần. Như ảo thuật Trước đó, tối 7/12, anh Nguyễn Văn S… (ngụ quận Tân Bình) đi bộ trên đường Trường Sơn, khi đến gần công viên Hoàng Văn Thụ thì có hai phụ nữ tới hỏi đường. Họ hỏi đi hỏi lại rồi một người đập nhẹ vào vai anh S… Khi hai phụ nữ bỏ đi một đoạn, anh này mới tỉnh lại và phát hiện mình đã bị mất bóp tiền, trong đó có hơn 4 triệu đồng. Anh S.. cho biết sau khi bị...

Thở đi nhẹ một kiếp người, vui đi để có nụ cười thênh thang!

ĐỜI THAY ĐỔI KHI CHÚNG TA THAY ĐỔI ! Đào Tiềm một hiền sĩ đời Tấn nói rằng: “Đạt nhãn tiền bất khả ngôn mệnh” nghĩa là với người đã giác ngộ không nên nói chuyện số mệnh.                                                                  TIẾN LÊ