Các
nhà khoa học Mỹ đã cảnh báo về một cơn bão mặt trời mạnh chưa từng thấy
với sức phá hủy vượt mọi trận gió lốc đã từng xuất hiện trong lịch sử
sẽ tấn công trái đất vào năm 2012. Họ cũng cho biết toàn bộ cư dân trái
đất sẽ không tránh được những ảnh hưởng xấu của cơn bão này...
Bão mặt trời cực mạnh
sẽ tấn công trái đất vào năm 2012?
Một
cơn bão mặt trời mạnh chưa từng thấy với sức phá hủy vượt qua mọi trận
gió lốc đã từng xuất hiện trong lịch sử sẽ tấn công trái đất vào năm
2012. Đó chính là điều mà các nhà khoa học Mỹ đã lên tiếng cảnh báo trên
tờ “Nhà khoa học mới” của nước Anh. Các nhà khoa học này cũng cho biết
rằng toàn bộ cư dân trên trái đất sẽ không có ai tránh được những ảnh
hưởng xấu của cơn bão này.
Năm 2012, bão mặt trời sẽ lại tấn công trái đất?
“Nửa đêm ngày 22 tháng 9 năm 2012, trên bầu trời khu Manhattan, thành phố New York sẽ trải đầy các dải ánh sáng ngũ sắc sặc sỡ. Ở phía khu vực phía Nam
thành phố thì lại khó có thể nhìn thấy hiện tượng cực quang có vẻ tuyệt
vời này. Tuy nhiên, cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi được thưởng thức
cảnh đẹp hiếm có này sẽ không tồn tại lâu. Chỉ vài phút sau, toàn bộ đèn
điện của khu vực này đều mờ dần đi và bắt đầu lập lòe bất định. Tiếp
đó, các tia sáng tăng cường trong chớp mắt, đèn điện đột nhiên sáng lên
một cách dị thường. Và ngay sau đó, toàn bộ hệ thống đèn điện đều tắt
ngúm. Khủng khiếp hơn là 90 giây sau, toàn bộ khu vực phía đông nước Mỹ
đều bị ngắt điện.
Một
năm sau, có hàng triệu người dân Mỹ bắt đầu chết, cả nước bị biến thành
một đống hoang phế. Ngân hàng thế giới tuyên bố, nước Mỹ đã biến thành
một đất nước chết. Đồng thời với điều đó, các quốc gia ở Châu Âu hay các
quốc gia ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản… đều lâm vào tình trạng
giống như nước Mỹ. Tất cả đều vật vã trong biến đổi tàn khốc này. Và
nguồn cơn của tai nạn thảm khốc này bắt nguồn từ cơn bão mặt trời cực
mạnh, sinh ra ở bề mặt mặt trời, cách trái đất chúng ta 150 triệu km”.
Câu
chuyện được miêu tả trên đây nghe ra có vẻ rất hoang đường vì trong
những tình huống thông thường, mặt trời không thể tạo nên những tai họa
khủng khiếp như vậy đối với trái đất. Nhưng trong một bản báo cáo đặc
biệt của Viện khoa học quốc gia Mỹ (do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ tài
trợ kinh phí) vào tháng một vừa qua, các nhà khoa học Mỹ đã khẳng định
rằng: một thiên tai với những tác động có tính chất hủy diệt như vậy
hoàn toàn có khả năng xảy ra. Trong khoảng thời gian nhân loại phát
triển trong một xã hội công nghiệp – hậu công nghiệp hiện đại với các
tiện ích cao nhất, phục vụ cho đời sống của chính mình thì cũng chính là
lúc con người tự gieo mầm những hiểm họa hủy hiệt sự tồn tại của chính
bản thân mình. Sử dụng các phương tiện - cách thức sinh hoạt hiện đại
phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ khoa học kỹ thuật, một cách vô thức
con người đã đẩy mình vào những nguy cơ hủy diệt rất lớn.
Các
plasma phóng ra từ mặt trời có khả năng hủy hoại đến hệ thống điện của
chúng ta và từ đó tạo ra những hệ quả đầy nguy hại. Daniel Becker,
chuyên gia khí hậu vũ trụ của đại học Colorado, người khởi thảo báo cáo đặc biệt của Viện khoa học Mỹ cho rằng: “Hiện
tại, chúng ta đang ngày càng tiến đến gần hơn khả năng xảy ra các loại
tai nạn này. Nếu như con người không có sự chuẩn bị đầy đủ để đối phó
với những cơn bão mặt trời có khả năng sẽ phát sinh trong tương lai, thì
loại bão vũ trụ này có thể cắt đứt sự cung ứng điện, sóng điện thoại,
thậm chí cả hệ thống cung cấp nước cho xã hội loài người”.
Tuy
nhiên, cũng có nhiều chuyên gia đưa ra những quan điểm bất đồng, cho
rằng, sự ảnh hưởng của bão mặt trời chủ yếu tập trung ở ngoài vũ trụ.
Hơn nữa, do hiệu ứng ngăn trở của khí quyển và từ trường trái đất, bão
mặt trời không thể gây ra những tác hại thật rõ ràng đối với cuộc sống
của con người trên trái đất. Các chuyên gia này cho rằng, khi bão mặt
trời hoạt động mạnh, điểm đen không ngừng bị đốt cháy và bị làm nổ sẽ
phóng ra một lượng lớn tia tử ngoại khiến cho nồng độ tầng điện ly của
địa cầu đột nhiên tăng cao, hấp thụ các năng lượng sóng ngắn, từ đó gây
ra những nhiễu loạn đối với tín hiệu vô tuyến điện sóng ngắn. Nhưng
trong cuộc sống hàng ngày, con người sử dụng điện thoại di động, bao gồm
một bộ phận vô tuyến điện đều không truyền phát tín hiệu qua tầng điện
ly. Vì thế, những cơn bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng nhiều
đến thông tin trên bề mặt trái đất. Về mặt lý luận, cường độ của các cơn
bão mặt trời thông thường vẫn chưa thể phá vỡ được sự bảo vệ của từ
trường và khí quyển trái đất, do đó chưa trở thành một nguy cơ hủy diệt
đối với các giống loài hiện tồn tại trên trái đất. Tuy nhiên, với cơn
bão mặt trời vào năm 2012, rất nhiều chuyên gia đã lo lắng rằng, đây sẽ
là một ngoại lệ.
Nhân loại đối diện với nguy cơ hủy diệt khủng khiếp vào năm 2012?
Các
nhà khoa học Mỹ cảnh cáo rằng, cơn bão mặt trời cực mạnh vào năm 2012
sẽ mang một tai họa rất lớn với sức ảnh hưởng khủng khiếp trên tất cả
các phương diện, lĩnh vực của xã hội hiện đại trên trái đất. Trong cách
nhìn của các chuyên gia, ảnh hưởng mà bão mặt trời mang đến cho trái đất
chúng ta có thể là “dạng hiệu ứng domino”.
Thử
tưởng tượng, khi mạng điện yếu và không ổn định thì những ngành nghề
liên quan đến cung cấp điện năng sẽ là những ‘điểm đến” đầu tiên chịu
thiệt hại: các thiết bị làm lạnh ngừng hoạt động, thuốc và thực phẩm
trong các kho lạnh đều bị biến chất do điều kiện bảo quản thay đổi, các
máy bơm nước đột nhiên dừng lại, nước uống và cung ứng cho sinh hoạt trở
thành vấn đề nan giải đối với các cư dân.
Ngoài
ra, vì các tín hiệu vệ tinh bị đứt đoạn, hệ thống định vị GPS cũng vì
thế mà trở thành phế vật. Trên thực tế, vào một buổi sáng năm 1859 đã
xảy ra một hiện tượng tương tự. Khi đó, cơn bão mặt trời đã dẫn tới
đường điện báo bị thiêu hủy. Đương nhiên, hiện tại trên trái đất có vô
số những thiết bị vô tuyến cũng như hữu tuyến, song những cơ sở này khó
mà chịu đựng được sự thử thách của những cơn bão mặt trời.
Khi
một cơn bão mặt trời cực mạnh tấn công trái đất, con người trên trái
đất sẽ đối mặt với hai vấn đề lớn. Thứ nhất là vấn đề liên quan đến mạng
lưới điện hiện đại. Mạng lưới điện hiện đại thông thường đều là dùng
điện áp cao để cung cấp cho toàn bộ khu vực rộng. Như thế có thể giúp
cho mạng điện hoạt động có hiệu quả hơn đồng thời giảm thiểu tổn thất
trong quá trình truyền tải cũng như những lãng phí do sản xuất dư thừa
tạo ra. Tuy nhiên, cũng vì thế mà nó rất dễ bị tấn công bởi những biến
đổi khí hậu của khí quyển. Mạng chuyển tải điện có thể trở nên rất yếu,
không ổn định, thậm chí có thể ngừng hoàn toàn khi gặp phải những thay
đổi bất ngờ.
Đây cũng chỉ mới là những bước đầu của hiệu ứng domino. Sau nó, hoàn toàn có khả năng dẫn tới “giao
thông tê liệt, tin tức đứt đoạn, tài chính sụp đổ và các cơ sở công
cộng lộn xộn. Máy bơm nước ngừng hoạt động dẫn đến nước uống và sinh
hoạt bị ngắt, không có các thiết bị làm lạnh, cấp đông, thực phẩm và
thuốc men rất khó để giữ được hiệu quả”. Các nhà khoa học dự tính,
khi xuất hiện một cơn bão mặt trời cực mạnh, nền kinh tế và các hoạt
động xã hội của loài người sẽ phải chịu đựng những tổn thất nghiêm
trọng. Trong một năm có thể tổn thất lên đến nhiều tỉ đôla Mỹ, và thời
gian để khôi phục, tái kiến tạo phải mất khoảng từ 4 đến 10 năm.
Vấn
đề thứ hai là những lĩnh vực liên quan hoặc dựa vào mạng điện và các hệ
thống hỗ trợ cuộc sống hiện đại cho con người, cho đến các hệ thống
khác. Ví du, vấn đề xử lý nước thải, cung cấp thiết bị cơ bản để duy trì
hoạt động của thị trường, khống chế các trạm điện, thị trường tài chính
cho đến các hệ thống hoạt động dựa vào điện năng. Nếu như gộp hai vấn
đề làm một, có thể nhìn thấy rõ rằng, sự kiện bão mặt trời Carrington
lặp lại có thể gây ra một tai họa to lớn chưa từng thấy trong lịch sử
loài người.
Cố
vấn báo cáo đặc biệt của Viện khoa học Mỹ, chuyên gia phân tích công
nghiệp điện lực Johns Carman cho rằng: “Tai họa này hoàn toàn khác với
những tai họa chúng ta thường tưởng tượng. Thông thường, những khu vực
kém phát triển thường chịu thiệt hại nặng nhưng với tai họa này, những
khu vực càng phát triển càng dễ bị tấn công và thiệt hại”.
Con người chưa chuẩn bị tốt để đối phó với tai họa
Đối
diện với những tai hoạ cực kỳ nghiêm trọng có thể xảy ra trong một
tương lai rất gần, nhưng từ nước Mỹ cho đến toàn nhân loại vẫn hoàn toàn
chưa có sự chuẩn bị đầy đủ để đối phó với cơn bão mặt trời sắp tới.
Becker cho rằng, khả năng xuất hiện một cơn bão mặt trời lớn là rất nhỏ
nên “toàn xã hội căn bản không hề nghĩ đến nó, mà chỉ quan tâm đến những sự vật trước mắt”.
Đối với khí hậu trái đất mà nói, các chuyên gia khí tượng vốn là những
người có thể nhiều ngày theo dõi một cơn bão nào đó, nhưng cũng không
thể dựa vào đó để đưa ra một cảnh báo đẩy đủ cho người dân, huống chi ở
đây cơn bão mặt trời hoặc khí hậu khí quyển hoàn toàn không như vậy.
Becker cho rằng: “Trước
mắt chúng ta vẫn chưa có cách nào dự đoán trước thời gian đổ bộ cũng
như cường độ của bão mặt trời khi nó tấn công trái đất. Tôi và các đồng
sự chỉ có thể biết trước rằng, sẽ có một cơn bão mặt trời cực mạnh tấn
công trái đất và chúng ta căn bản không có cách nào đối phó”.
Ở
thời kỳ đầu, những cơn bão mang tính phá hoại trên trái đất được con
người dự báo chủ yếu dựa vào chu kì hoạt động của các điểm đen mặt trời
để phán đoán cường độ cũng như những ảnh hưởng xấu của nó có thể xảy ra
đối với trái đất. Chu kì của điểm đen mặt trời là chỉ quá trình giảm hoặc tăng của số lượng các điểm đen mặt trời trong thời gian 11 năm. Chu
kì được tính từ thời điểm các điểm đen mặt trời hoạt động thấp nhất.
Trong thời kỳ mạnh nhất, số lượng điểm đen mặt trời tăng rất nhiều, sản
sinh ra rất nhiều cơn bão mặt trời.
Khi
bão mặt trời xuất hiện, mặt trời phóng một lượng lớn các hạt mang điện,
hình thành một dòng hạt tốc độ rất cao cho đến các dòng plasma, gây ra
ảnh hưởng đối với tầng từ trường, tầng điện ly cho đến trạng thái trung
tính của khí quyển. Xét thấy sự nguy hại của những cơn bão mặt trời, hơn
một thế kỷ nay con người luôn phải giám sát hoạt động của các điểm đen
mặt trời.
Các
nhà khoa học của trung tâm nghiên cứu khí quyển toàn quốc Mỹ đã căn cứ
vào các hiện tượng phát sinh trên bề mặt mặt trời, cho đến các số liệu
về chu kỳ hoạt động của điểm đen mặt trời, nghiên cứu chế tạo ra mô hình
động lực học mới của mặt trời. Dựa trên mô hình mới, các nhà thiên văn
học có thể cung cấp các dự báo mới liên quan đến hoạt động của điểm đen
mặt trời. Họ hy vọng dự báo sớm có thể giúp các công ty điện lực, điều
khiển vệ tinh và các lĩnh vực khác có một số ngày để chuẩn bị tốt việc
đối phó với hoạt động của các điểm đen mặt trời. Được biết, sự chuẩn xác
của mô hình mới này đạt đến 98%.
Richard Banenker, thuộc bộ môn nghiên cứu thượng tầng khí quyển, quỹ từ thiện khoa học quốc gia Mỹ nói: “Nếu
như có thể dự báo sớm hoạt động của các cơn bão mặt trời, con người có
thể làm tốt hơn việc đối phó với hàng loạt các vấn đề, như thông tin đứt
đoạn, mất tín hiệu vệ tinh, điện năng bị ngắt cho đến vấn đề các nhân
viên du hành vũ trụ gặp sự uy hiếp…”.
và sau đây là những bài giảng của thầy bên phật giáo về tận thế của đại đức THÍCH TRÍ HUỆ
Đến THÂN - DẬU ( bính thân 2016 - đinh dậu 2017 ) cơ trời tận diệt, thảm cho trần biết bao nỗi thiết tha, chừng ấy nổi dậy phong ba,....! dậu - thân bình trị mới là ....!
Nhận xét