Chuyển đến nội dung chính

BẢN NGÃ ( CÁI " TÔI " TRONG MÌNH QUÁ LỚN)

 

TUYỆT ĐỐI
Đi tìm tuyệt đối... Ðôi khi như thoáng bắt gặp rồi thất vọng, con hoài nghi sự hiện hữu của Thiện tánh và từ đó mất Tín tâm, con hãy thử theo Mẹ tìm xem tuyệt đối ở đâu.

Một tình cảm tuyệt đối đến chết không phai, có phải là một tình yêu tuyệt đối? Ở người này như thế là trọn vẹn, nhưng với người khác, kiếp này ngắn ngủi, họ muốn cùng nhau đi đến thiên thu, hoặc kẻ kia, chỉ mong sống trong hiện tại, duy nhất với nhau là đủ, là tuyệt đối.
Ở trong tình yêu nam nữ, tuyệt đối đã có nhiều tướng khác nhau, trong những tình cảm khác, như tình mẫu tử, hiếu đễ, tình bạn hữu, tình đồng bào, tướng của tuyệt đối càng nhân lên thiên hình vạn trạng–Và một người muốn đi tìm tuyệt đối trong tất cả các mối liên hệ nhân duyên ở đời, càng khó thực hiện ước mơ tuyệt đối của mình.
Trọn vẹn cho tình yêu nam nữ tất khó có thể tuyệt đối trong tình mẫu tử, hay hiếu để vì thời gian và không gian, vì thân tướng mà con mang không cho phép con vừa xã thân cho người này lại vừa có mặt nơi khác với người kia.. và người đi tìm tuyệt đối bổng trở thành người phiêu lưu nhất.

Có những người đi tìm Tuyệt đối bằng phương pháp loại trừ. Tình yêu không phải là điều tuyệt đối, tình mẫu tử cũng được phân tích và loại trừ... cùng nhiều điều khác nữa. Có người bi quan hơn cho rằng điều Ác là tuyệt đối, vì điều Ác ngự trị thế gian. Ðiều thiện thì ở đâu đó ngoài trái đất.

Thế thì tuyệt đối ra sao? Có tướng nào hay không hiện hữu?

Con đang đứng trên mặt đất. Bầu trời trên đầu bên phải, bên trái, cũng là phải trái của mọi người trên trái đất, dù ở xứ nào. Cá sống trong nước, phía trên có lẽ được tả khác hơn và loài có cánh hình dung mặt đất và bầu trời khác con nhiều.
Tất cả những cái nhìn nhận này đều lấy Tâm trái đất làm chuẩn, giả dụ không lấy tâm trái đất làm chuẩn con sẽ có cái nhìn khác hẵn. Ðứng phía này quả đất có thể là đứng “dưới quả đất”, không phải trong lòng đất hoặc ở cánh phải hay trái quả đất, nếu lấy một nơi nào đó trên quả đất làm chuẩn mực.

Như thế, ngay cả những điều tưởng như tuyệt đối cũng chỉ đúng theo tầm nhìn của loài người, hay của loài sống ngay trên mặt đất. Ðó là Bản Ngã của mỗi loài. Ở trong mỗi người, ngã càng biến tướng tuyệt đối theo bản sắc của mình đến vô cùng.

Vậy muốn thấy tuyệt đối, chỉ có cách duy nhất là thoát khỏi Bản Ngã. Trong vô ngã sẽ thấy điều chân thực. Vì thế mà Tuyệt đối thật sự hiện diện, không phải chỉ là một ước mơ, nhưng để ngộ chân lý muôn đời bất diệt, con phải quên mình. Khi tất cả đã im lắng, khi những xôn xao của Tâm đã tan biến trong bình an, khi con đã xã sự tìm kiếm tuyệt đối, khi con không còn gì, là lúc con Ngộ hình tướng thật của tuyệt đối.
Tuyệt đối, hay vĩnh cữu hay chân lý, ... dù con gọi bằng ngôn từ nào, vẫn chỉ là một và tồn tại ngoài thấy-nghe của Ngã.

Phật đã chứng minh Ngài không có bản ngã mà đại thể ở trong Ngài, nên con có thể tin lời Phật là tuyệt đối.

Thí dụ Luật nhân quả thô thiển hay vi tế, con có thể nghiệm thấy bằng kinh nghiệm của mình, rằng Nhân quả hay luân hồi quả báo là có thật. Vậy nhân quả báo ứng là chân lý, là tuyệt đối không bao giờ sai chạy.

Từ bi, tâm bình đẳng thương kẻ oán người thân như nhau là thứ tình cảm tuyệt đối mà hành theo sẽ chẳng bao giờ làm con khổ như tình yêu nam nữ. Tâm Hỉ Xã là con đường mà càng đi, con càng hạnh phúc. Bây giờ, con hãy đi tìm tuyệt đối.


NHÂN ÐẠO
Con thường nghe “nhân đạo”, khi nói đến một người có hành động giúp đở kẻ hoạn nạn. Giúp người đau khố, đó là đạo làm người hay là Ðạo của con người. Con người phải nghĩ đến nhau, đến cộng đồng loài người, tức là tự con người đã có Ðạo. Và sống hợp với Ðạo của chính mình đã là điều chưa mấy ai thực hiện được.
Tôn giáo chỉ là sự tìm kiếm bên ngoài, trở lại với chính mình và tìm những qui luật để đạo tồn tại được nơi mình, là chân chánh tu hành Phật đạo. Phải, vì điều Thiện, Từ bi là gì, nếu không phải là nhân đạo? Cho nên chẳng tìm Ðạo mà thấy Ðạo, hay nói Phật ngự nơi tâm chẳng cần tìm đâu xa cũng đúng.
Con đừng nên nghĩ chỉ mến người lành và ghét kẻ ác. Mến người lành là kẻ trí, nhưng thương kẻ chắng lành, không bỏ mặc họ với nhân quả đớn đau, đó là người có lòng nhân đạo. Con chưa thương được người đã gây ác nhân và đang thọ ác báo hay người đang tạo tác ác nghiệp cho bản thân, con chưa là người nhân đạo, đừng nghĩ đến tâm lượng từ bi của Bồ Tát.
Chưa nhân đạo, chưa làm người, thì chưa thể tu Tứ vô lượng tâm của Bồ Tát. Từ - Bi - Hỉ - Xã lúc này chỉ là ngôn từ, hiệu đính cho một bản ngã hẹp hòi.

Nhân đạo nghĩa là làm điều tốt nhất cho một người, mà không hại đến người khác, ở mỗi người, tùy hoàn cảnh, đòi hỏi một tướng biểu lộ lòng nhân khác nhau, nên Tâm quyết định tướng của lòng nhân đạo.
Vì thế, mà ở người này đòn roi làm tỉnh ngộ, ở người kia là sự cảm thông... hay một cộng đồng với bao nhiêu sinh mạng phải được xem trọng hơn chỉ một người, như câu chuyện Ðức Phật một thuở nọ trên sông.

Để thực hiện lòng nhân nơi mình, trước tiên con khoan hoặc chẳng bao giờ phê phán. Làm phán quan khi chính con chưa hết Ngã, là uốn sự việc theo ý mình, nên tướng công bằng giai đoạn sẽ là nhân bất thiện trong trường đoạn luân hồi và con nên nhớ quả báo ác là điều tốt nhất làm người si tỉnh ngộ, không nên hình dung đó là sự trừng phạt của Thượng Ðế hay của một đấng chí tôn nào.

Vì con người tự có Ðạo nơi mình, nên luật nhân quả nhân đạo hơn cả những luật lệ con thấy ở cộng đồng loài người, do loài người đặt ra. Tại sao? Luật pháp chỉ có quyền và chỉ xét xử trên tướng, mà luật Nhân quả lại xét từ Tâm. Từng mỗi ý nghĩ cũng có quả báo, nên chính xác vô cùng.
Vì thế, mà con đừng ghét người làm con đau khổ. Họ sẽ có quả báo của hành động ấy dù không đến từ con. Vã lại, nếu họ làm con buồn mà vui lòng người khác thì chưa hẵn không tốt với con đã là bất nhân!

Cũng chính vì dây chuyền nhân quả không dứt, khó phân này, mà con đừng bao giờ nghĩ rằng mình đang làm điều tốt. Con chỉ nên nghĩ “Tôi cố gắng làm điều mà theo cái nhìn bây giờ tôi cho là nhân đạo nhất, ý thức rất rõ rằng việc làm và ý tưởng này chưa hoàn toàn”.

Như thế là đi trên con đường vô ngã mà không hay. Con hãy cố gắng trở thành người Nhân đạo.


DỤC GIỚI

Ta Bà thế giới là Dục giới. Dục thường được hiểu là, ham muốn của thể xác, nhưng thật ra đó chỉ là một phần nhỏ của tánh Dục ẩn tàng trong mỗi người. Vậy Dục là gì?

Một người yêu tranh vẽ quên cả thời gian mà sống trong tác phẩm yêu thích của mình đó là một tướng của Dục tánh đấy! Qua mắt mà những màu sắc và tư tưởng chuyên chở trong một họa phẩm đến với người xem, tạo nên một cảm giác thõa mãn tâm linh. Cũng thế, qua (xúc, vị thanh, hương) các giác quan khác như tai, lưỡi, mũi, thân, hoặc chỉ do ý tưởng mà yêu thích một thứ gì đó đều là Dục tánh: chính Dục tánh này, đậm nhạt ở mỗi căn trần khác nhau.
Tạo nên nghiệp sát: yêu thích giết chóc; nghiệp đạo: thích thú trong hành động chiếm đoạt của cải người khác công khai hay thầm lén; nghiệp dâm: sự ham muốn của xúc giác hay nói cách khác, một sự thoả mãn nào đó về phần mình, qua trung gian của ngoại vật hay con người ngoài nào, chính là sự thoả mãn của Ngã. Như thế, thì Dục chẳng gì khác hơn Bản Ngã.

Thế nên vấn đề phải truy xét và hoá giải, chẳng phải là một hình bóng nào, một tài sản nào, nói chung sự kiện bên ngoài mà từng động niệm của Tâm khi đối cảnh là tướng của Ngã hay Dục.

Vì thế, thấy người dâm dục, tức là mình có dục cảm; thấy người sân hận là con còn nhân sân hận; thấy người ngu si là con chưa trí huệ.

Con sinh ra trên mãnh đất này hay trên một nơi nào khác trên trái đất, cũng nằm trong Dục giới. Con còn đau khổ vì còn Ngã hay Dục, thì mọi người đều đau khổ như con vì còn Ngã. Thấy mình khổ mà chẳng hay người cùng khổ là sự khuếch đại Bản Ngã. Tức là mình Dục. Và khi đấy con là người khổ nhất loài người, chưa tùng có ai khổ như con là lúc thấy mình vĩ đại nhất, trên hết trong loài người, thật là Ngã mạn...

Cho nên có Ngã thì thấy mọi người đều Ngã, vô Ngã thì thấy pháp giới thường trụ. Và Dục giới không còn dấu vết, gọi là Tịnh Ðộ.

Thoát khỏi Dục giới, mênh mông bao trùm Trời Ðất, chẳng phải bằng cái chết, chẳng phải bằng cách ẩn náu nơi thâm sơn cùng cốc tuyệt bóng người, chẳng phải bằng biến đổi, tẩy sạch mọi người mọi vật khỏi Dục của họ, mà chính là thay đổi cái nhìn của mình.

Là người khai sáng một thế giới mới, với cái nhìn tinh khôi chưa từng bị đục nhiễm, thuần nhất một màu thanh tịnh; Dục vọng chung quanh dù có bốc cao như lửa đỏ hay gầm thét như thác ghềnh, cũng không thể nào lay chuyển được một quốc độ. Ðó là Tịnh độ nơi Tâm.
 Ðó thật sự là Tịnh độ. Cho nên Tịnh độ là thế giới cực lạc cách trần bằng tâm tưởng mà Tâm thì không hạn lượng, có thể ly Dục giới nên đến Tịnh độ chẳng phải chờ qua một kiếp người.

Nhưng yêu thích Niết Bàn, hay Tịnh cảnh vẫn là Dục, vì còn yêu ghét phân chia. Chẳng yêu Niết Bàn mà thiệt trụ Niết Bàn, không hay biết mình thật trụ Niết Bàn mà thật biết mình không còn đau khổ, không còn đau khổ nên Dục giới hiện tướng đồng Tịnh Ðộ là thật chứng Niết Bàn.
Vẫn người và cảnh ấy xưa kia gây đau khổ, mà nay người và cảnh ấy chẳng buộc Tâm con, chỉ là hình ảnh mà không còn tác động, thì tâm đã tách dần Dục giới rồi.
Tình yêu trai gái bao giờ cũng đi liền với thể xác và sự gần gũi thân mật nhất, vì đó là cách biểu hiện chiếm hữu gần đạt đến sự chiếm hữu của tâm linh. Nếu có cách biểu hiện nào khác hơn, tỏ rõ hơn sự chiếm hữu tức thủ, Hữu ấy; thì dục tánh sẽ biểu lộ qua tướng đó.
Thế nên, Dục giới thật sự nằm nơi Tâm mỗi người, Tâm đắm nhiễm càng bao la, thì Dục giới càng rộng lớn vô bờ và chẳng có hành động nào thật sự là Dục hay chẳng Dục, tướng dục nằm nơi Tâm kẻ ấy. Yêu một người thì đến cả ánh mắt cũng có Dục, không yêu thì cả cái nắm tay cũng không Dục tánh. Ðó là Dục của Ái. Còn dục của Dục thì càng biến tướng không lường. Vì vậy mà con đừng nên phán đoán theo hình tướng, đừng cho rằng người dục hay không dục, mà hãy nhìn lại xem mình có dục hay không. Nếu con muốn nhìn thấy chính mình dục hay không dục, hãy tìm con đường duy nhất là ly Ngã. Chính khi thực hiện ly Ngã là con đã xa lìa Dục giới. Con hãy thật hành.
KHỔ ĐẾ
Ðau khổ không phải là điều xa lạ đối với mọi người và với riêng con. Ðau khổ đã là bạn đồng hành từ lâu lắm. Như thế thì có gì phải ngỡ ngàng? Đau khổ đến từ người này hay người khác, từ hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác điều đó có nghĩa gì đâu. Vì lẽ đơn giản là nó phải đến. Nếu mang hình tướng nào để gây hại cho sự bình tâm của con, đau khổ sẽ mang hình tướng ấy. Cho nên đừng oán trách người làm con đau khổ vì họ chỉ là công cụ của một sức mạnh ở ngoài chính họ, đó là sự đau khổ vẫn hiện hữu nơi thế gian.
Ðau khổ vò xé tâm can tức một tướng của địa ngục rồi! Thế thì Ðau khổ chính là địa ngục. Ðã ở trong Ðịa ngục là tận cùng thì còn tự tử để đi đến cõi chết nào khác nữa? Vã lại Ðau khổ là nghiệp đeo đẳng há phải do người nào mang đến mà có nơi trốn tránh khỏi mắt nhìn! Chết là không chịu sự tác động của loài người và cảnh thế gian, nhưng chưa thoát khỏi nghiệp báo. Ðau khổ sẽ mang hình tướng khác để theo đuổi con, và ở nơi không có thân để chịu quả báo, những cảnh khổ sẽ nhân lên hằng bao lần để tâm thức phải động và đau đớn như “một đau đớn cảm được trên thân xác” là những cảnh của Ðịa ngục. Cho nên phải biết: tự tử để thoát nỗi khổ đang gánh chịu chỉ dẫn đến Địa Ngục cõi khác mà thôi.

Khi chưa là Phật thì chưa thể nói được đã thoát khỏi Ðịa ngục. Khi chưa thể nói đã thoát khỏi Ðịa ngục thì đừng mong không còn đau khổ. Vậy thì đau khổ sẽ theo con cho đến ngày giải thoát. Cứ mặc nó đến, quan sát nó ở chân tướng chứ không ở giả tướng. Chân tướng của Ðau khổ khi đến với con là nghiệp. Giả tướng là người hay hoàn cảnh chẳng thuận lòng con. Ðể hóa giải Ác nghiệp chính là Thiện nghiệp. Hãy gây lấy thiện nghiệp để thoát khỏi bể khổ trần gian. Và điều thiện bậc nhất là ngay trong lúc này, bây giờ khi con đang khổ sở, hãy niệm Phật.
Niệm Phật thì sẽ tỉnh táo để thấy được chân tướng của Đau khổ; Ðau khổ tự đến thì tự nó sẽ đi. Không phải vì con “xua đuổi” mà đau khổ xa lánh con. Bình tâm trước nghịch cảnh sẽ không cảm thấy đau khổ sâu xa như chính mình đang chịu khổ. Quán rằng khổ này không cũ nhưng không mới, không tự tánh thì không tha tánh, không hoàn toàn của con, vì nếu không có ngoại vật tha nhân thì con không khổ, nhưng không lìa con, vì con cảm thấy nỗi khổ đau rõ ràng nơi con. Vậy nó ở đâu khi không ở nơi con, không ở nơi người?
Do đó Ðau khổ là Duyên hiệp thành, theo nghiệp mà đến. Nói nghiệp là nói chính mình, đâu ai có thể trốn khỏi chính mình? Cho nên đừng tự làm khổ mình.
Nghiệp đến cứ đến, đi cứ đi, được như thế thì đó là tâm không trụ. Tâm không trụ thì an ổn. An ổn nơi oán hội là thấy Niết Bàn tại thế.
Ðể có đủ lực đạt đến Niết Bàn; con phải niệm trong đau khổ và Quán trong cảnh nghịch. Tha lực và tự lực là sức mạnh mãnh liệt đến từ bên ngoài, phát ra từ bên trong khi hiệp nhất sẽ phá tan xích xiềng của Ðịa Ngục khổ đau.

Ðó chính là giải thoát. Ðau khổ là nhân đưa đến giải thoát, nên đừng sợ nó, đừng ghét nó, đừng là kẻ vong ân. Hãy cám ơn Ðau khổ.
Như thế những người mang Ðau khổ đến cho con chính thật là những vị Bồ tát phát tâm hành nghịch độ để cho con được quả thiện tròn đầy. Ðó là những Bồ tát trãi thân làm cầu đường cho chúng sanh đi đến giải thoát.
Và luôn nhớ Chư Bồ Tát không phải chỉ mang Tướng Thiện để độ sanh. Hãy cầu nguyện cho các vị ấy sớm đắc quả vị Phật, mới trả được ân.
Phải tri ân những người mang đau khổ đến cho con, hành như thế mới là người trí Huệ; hành như thế mới là người sống đúng, hành như thế mới là con Phật.
Ðau khổ hay nghiệp chướng là nhân Bồ Ðề nên con không được khinh, không được hổ thẹn vì nó. Và cũng chính vì Niết Bàn có nhân ban đầu là phiền não nên con không được sanh tâm mong cầu tha thiết. Chẳng trụ Ðau khổ, chẳng trụ Niết bàn là chân thật Niết Bàn, là giải thoát.

Con hãy y theo để tìm thấy hạnh phúc ngay trong đời, ngay từ giây phút này. Hạnh phúc tìm thấy nơi không có hạnh phúc, nơi không cho phép hạnh phúc tồn tại, nơi cõi trần này là hạnh phúc vĩnh cữu vì đã kinh qua đau khổ.
(Trích “Dòng Pháp Quán Thế Âm”) 
                                                             TIẾN LÊ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cảnh giác với thuật chiêu hồn ( THÔI MIÊN HỌC)

THÔI MIÊN LÀ GÌ ? Không chỉ đột nhập vào nhà để trộm cắp, hiện giờ gần giáp Tết âm lịch, các băng nhóm sẽ lộng hành tiếp cận người đi đường để bắt chuyện khiến nạn nhân không còn tỉnh táo và ra tay đoạt tài sản. Đó là dùng “thuật thôi miên” để cướp đoạt hiện vật – hiện kim trên người các nạn  nhân. Như vào tối 10/12/2010, chị Võ Thị H… (ngụ quận Bình Thạnh) đang chạy xe máy đến gần ngã tư Hàng Xanh, bỗng có một phụ nữ xin đi nhờ một đoạn. Ngồi sau xe, chị ta nói đủ thứ chuyện. Khi phụ nữ này xuống xe, một lát sau, chị H… mới tỉnh táo và phát hiện mình đã bị mất chiếc điện thoại di động trong túi quần. Như ảo thuật Trước đó, tối 7/12, anh Nguyễn Văn S… (ngụ quận Tân Bình) đi bộ trên đường Trường Sơn, khi đến gần công viên Hoàng Văn Thụ thì có hai phụ nữ tới hỏi đường. Họ hỏi đi hỏi lại rồi một người đập nhẹ vào vai anh S… Khi hai phụ nữ bỏ đi một đoạn, anh này mới tỉnh lại và phát hiện mình đã bị mất bóp tiền, trong đó có hơn 4 triệu đồng. Anh S.. cho biết sau khi bị đập

Thở đi nhẹ một kiếp người, vui đi để có nụ cười thênh thang!

ĐỜI THAY ĐỔI KHI CHÚNG TA THAY ĐỔI ! Đào Tiềm một hiền sĩ đời Tấn nói rằng: “Đạt nhãn tiền bất khả ngôn mệnh” nghĩa là với người đã giác ngộ không nên nói chuyện số mệnh.                                                                  TIẾN LÊ

sấm trạng trình

BẢN I * MAI LĨNH 1939 NGUYỄN BỈNH KHIÊM SẤM KÝ TOÀN TẬP Sơn Trung sưu tập, hiệu đính và chú giải GIA HỘI 2010 LỜI NÓI ĐẦU CỦA SƠN TRUNG THƯ TRANG CHỦ NHÂN Chim xa bầy thương cây nhớ cội! Vì tự do mà chúng ta phải ly hương rất là đau đớn. Chúng ta bị nhiều thiệt thòi vì ở ngoại quốc thiếu tài liệu nghiên cứu . Mà đồng bào ở quốc nội cũng gặp khó khăn vì sự ngăn cấm tự do văn hóa của bạo quyền. Vì vậy mà tôi lập Sơn Trung thư trang để làm một thư viện nhỏ với tinh thần vô vị lợi, tôi có thể giữ cho tôi và cống hiến cho moi người. Khi còn ở Việt Nam, tôi đã thu thập một số sách, một số tài liệu, trong đó có Sấm Trạng Trình. Xưa nay có rất nhiều bản khác nhau vì nhiều người sửa đổi. Không biết bản nào là bản chính, nên trước khi san định, nghiên cứu, chúng ta phải sưu tập tài liệu. Tại các thư viện Việt Nam nhất là tại Hà Nội có nhiều bản Sấm Trạng Trình chữ Nôm và các bản này cũng khác nhau. Sấm ký ở bản A có 262 câu, gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm