Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 12, 2011

Tuyệt Quán Luận Bồ Đề Đạt Ma

TUYỆT QUÁN LUẬN Bồ Đề Đạt Ma   ĐOẠN 1 Đạo lớn thâm sâu, u diệu mà tịch nhiên quảng đại, chẳng thể lấy Tâm mà hiểu, chẳng thể lấy lời mà giải. Nay thử lấy hai người, cùng nói điều chân thực. Sư chủ tên Nhập Lý, đệ tử gọi là Duyên Môn. 1.1 Bấy giờ, Nhập Lý tiên sinh tịch lặng chẳng nói, Duyên Môn bỗng đứng dậy thưa với Nhập Lý tiên sinh: "Cái gì gọi là Tâm, thế nào là An Tâm?" Đáp: "Người chẳng cần cho rằng phải có cái Tâm, cũng chẳng cố cho được an. Như thế gọi là An đó." 1.2 Hỏi: "Nếu như chẳng có Tâm, làm sao để học Đạo?" Đáp: "Đạo chẳng thể lấy Tâm để nghĩ bàn được, thì há cần Tâm ư!" 1.3 Hỏi: "Nếu chẳng lấy Tâm để nghĩ bàn, thì lấy gì để suy niệm?" Đáp: "Có Niệm ắt có Tâm, có Tâm ắt sái Đạo. Vô Niệm tức Vô Tâm, Vô Tâm tức chân Đạo vậy". 1.4 Hỏi: "Tất cả chúng sinh thực đều có Tâm chăng?" Đáp: "Nếu chúng sinh thực có Tâm, ắt sinh đi
Xem ngày tốt xấu Việc chọn ngày tốt, tránh ngày xấu từ lâu đã trở thành truyền thống văn hoá của các dân tộc Đông phương. Nhưng phương pháp chọn ngày tốt, tránh ngày xấu cho đến tận bây giờ vẫn còn gây tranh cãi. Bởi vì nguyên lý và thực tại nào để có những ngày được coi là tốt hay xấu vẫn còn là những điều bí ẩn cần tiếp tục khám phá… Một hiện tượng lịch sử được ghi nhận về sự lúng túng trong việc coi ngày tốt xấu xưa nhất là trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, bài “Nhật giả liệt truyện”. Trong đó miêu tả Hán Vũ Đế đã triệu tập toàn bộ những thầy chuyên coi ngày của các phương pháp khác nhau trên khắp đế quốc Hán để coi ngày cho ông ta lấy vợ. Các thày đã cãi nhau suốt ngày mà không thể chọn ra ngày tốt cho Hán Vũ Đế. Cuối cùng Hán Vũ Đế phải tự quyết định chọn phương pháp Ngũ hành để tìm ngày tốt cho mình. Việc chọn ngày tốt, tránh ngày xấu từ lâu đã trở thành truyền thống văn hoá của các dân tộc Đông phương. Nhưng phương pháp chọn ngày tốt, tránh ngày xấu cho đến tận bây giờ vẫn