Chuyển đến nội dung chính

CÕI VÔ HÌNH TIẾP THEO VÀ HẾT

PHẦN TIẾP THEO VÀ HẾT : CÕI VÔ HÌNH


- Khi mới từ trần, người chết luôn quanh quẩn bên gia đình, bên những người thân nhưng theo thời gian, khi ý thức hoàn cảnh mới, họ sẽ tách rời các ràng buộc gia đình để sống hẳn ở cõi giới của họ.
- Như thế có cách nào người sống tiếp xúc được với thân nhân quá cố không ?
- Điều này không có gì khó. Hãy nghĩ đến họ trong giấc ngủ. Thật ra nếu hiểu biết thì ta không nên quấy rầy, vì làm thế chỉ gây trở ngại cho sự siêu thoát.

Sự chết là bước vào một đời sống mới, các sinh lực từ trước vẫn hướng ra ngoài, thì nay quay vào trong, linh hồn từ từ rút khỏi thể xác bằng một bí huyệt trên đỉnh đầu. Do đó, hai chân từ từ lạnh dần rồi đến tay và sau cùng là trái tim. Lúc này người chết thấy rất an tĩnh, nhẹ nhàng không còn bị ảnh hưởng vật chất. Khi linh hồn rút lên óc, nó sẽ khơi động các ký ức, cả cuộc đời sẽ diễn lại như cuốn phim. Hiện tượng này gọi là “hồi quang phản chiếu” (Memory projection). 
Đây là một giây phút hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cõi bên kia. Sợi dây từ điện liên hệ giữa thể xác và thể phách sẽ đứt hẳn. Đây là lúc người chết hoàn toàn hôn mê, vô ý thức để linh hồn rút khỏi thể phách và thể vía bắt đầu lo bảo vệ sự sống của nó bằng cách xếp lại từng lớp nguyên tử, lớp nặng bọc ngoài và lớp thanh nhẹ Ở trong. Sự thu xếp này ấn định cõi giới nào vong linh sẽ đến.
- Ông du hành sang cõi âm thế nào ?
- Nói như thế không đúng lắm, vì ám chỉ một sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Các cõi thật ra ở cùng một nơi chỉ khác nhau ở chiều không gian và thời gian. Sang cõi âm là sự chuyển tâm thức, sử dụng giác quan thể vía để nhận thức chứ không phải đi đến một nơi nào hết. Sở dĩ cõi trần không thấy cõi âm vì nguyên tử cấu tạo nó quá nặng nề, rung động quá chậm không thể đáp ứng với sự rung động nhanh của cõi âm.

Quan niệm về không gian cũng khác vì đây là cõi tư tưởng, nghĩ đến đâu là ta đến đó liền, muốn gặp ai chỉ cần giữ hình ảnh người đó trong tư tưởng ta sẽ gặp người đó ngaỵ Khi di chuyển ta có cảm giác như lướt trôi, bay bỗng vì không còn đi bằng hai chân như thể xác.
- Những người chết nhận thức về đời sống mới ra sao ?
- Trừ những kẻ cực kỳ hung dữ, ghê gớm, đa số mọi người thức tỉnh trong cảnh giới thứ năm hoặc thứ sáu, vốn có rung động không khác cõi trần là bao. Lúc đầu họ còn bỡ ngỡ, hoang mang nhưng sau sẽ quen đi. Tùy theo tình cảm, dục vọng mà họ hành động.

Tôi đã gặp vong linh của một thương gia giàu có, ông này cứ quanh quẩn trong ngôi nhà cũ nhiều năm, ông cho tôi biết rằng ông rất cô đơn và đau khổ. Ông không có bạn và cũng chả cần ai. Ông trở về căn nhà để sống với kỷ niệm xưa nhưng ông buồn vì vợ con ông vẫn còn đó nhưng chả ai để ý đến ông.
Họ tin rằng ông đã lên thiên đàng, vì họ đã bỏ ra những số tiền, tổ chức các nghi lễ tôn giáo rất lớn, một tu sĩ đã xác nhận thế nào ông cũng được lên thiên đàng. Tôi khuyên ông ta nên cởi bỏ các quyến luyến để siêu thoát nhưng ông ta từ chối. Một vài người thân đã qua đời cũng đến tìm gặp, nhưng ông cũng không nghe họ. Có lẽ ông ta sẽ còn ở đó một thời gian lâu cho đến khi các lưu luyến phai nhạt hết.

Tôi đã gặp những vong linh quanh quẩn bên cạnh cơ sở mà họ gầy dựng nên, họ vô cùng đau khổ và tức giận vì không còn ảnh hưởng được gì, họ rất khổ sở khi người nối nghiệp, con cháu có quyết định sai lầm, tiêu phá cơ nghiệp.

Tôi đã gặp những người chôn cất của cải, phập phồng lo sợ có kẻ tìm ra, họ vẫn quanh quẩn gần đó và đôi khi tìm cách hiện về doa. nạt những người bén mảng đến gần nơi chốn dấu.

Vong linh ghen tuông còn khổ sở hơn nữa ; họ không muốn người họ yêu mến chia sẻ tình yêu với kẻ khác. Đôi khi họ điên lên khi chứng kiến sự âu yếm của người họ yêu mến và người khác. Dĩ nhiên họ không thể làm gì được nên vô cùng khổ sở.

Như những nhà lãnh đạo, những vua chúa, những người hống hách quyền uy thì cảm thấy bất lực khi không còn ảnh hưởng gì được nữa, nên họ hết sức đau khổ.

Hãy lấy trường hợp một vong linh chết đuối, vì y không tin mình đã chết, nên cứ ở trong tình trạng lúc chết, nghĩa là ngộp nước. Vì đầu óc hôn mê, nên y không nhìn thấy cõi âm, mà vẫn giữ nguyên hình ảnh cõi trần, dĩ nhiên nó chỉ nằm trong tư tưởng của y mà thôi. Nói một cách khác, thời gian như ngừng lại, y cứ thế hôn mê trong nhiều năm. Tôi đã cố gắng thuyết phục nhưng nói gì y cũng không nghe, tôi bèn yêu cầu y trở về nhà, đầu óc y hôn mê quá rồi, nên cũng không sao trở về được.

Nhờ các bạn bè cõi vô hình, tôi tìm được tên tuổi, và địa chỉ thân nhân vong linh. Tôi tiếp xúc với họ và yêu cầu lập một nghi lễ cầu siêu để cảnh tỉnh vong linh. Nhờ sức chú nguyện mãnh lực của buổi cầu siêu, tôi thấy vong linh từ từ tỉnh táo ra, nghe được lời kinh. Y trở về nhà và chứng kiến buổi cầu siêu của con cháu gần 60 năm sau khi y qua đời. Sau đó y chấp nhận việc mình đã chết và siêu thoát…
- Ông cho rằng sự cầu nguyện có lợi ích đến thế sau ?
- Cầu siêu cho vong linh là một điều hết sức quan trọng và ích lợi, vì nó chứa đựng một sức mạnh tư tưởng vô cùng mãnh liệt. Oai lực lời kinh và âm hưởng của nó thật là vô cùng ở cõi âm nếu người ta tụng niệm chú tâm, sử dụng hết cả tinh thần. Tiếc thay, người đời chỉ coi tụng niệm như một hình thức. Họ chỉ biết đọc các câu kinh trên đầu môi, chót lưỡi chứ không biết tập trung tinh thần, nên mất đi phần nào hiệu nghiệm. Sự cầu nguyện có một sức mạnh kinh khủng, có thể dời núi lấp sông, đó là bí huyết khoa “Mật tông Tây Tạng”.

- Như ông nói thì tôn giáo Tây Tạng có hiệu nghiệm nhiều hay sao ?
- Vấn đề cầu nguyện cho người chết không phân biệt tôn giáo và cũng không cần theo một nghi thức, nghi lễ nào nhất định, mà chỉ cần tập trung tư tưởng, hết sức chú tâm cầu nguyện. Theo sự hiểu biết của tôi thì tôn giáo nào cũng có những nghi lễ riêng và nghi lễ nào cũng tốt nếu người thực hành thành tâm.
- Như vậy nghi lễ rửa tội trước khi chết có ích lợi gì không ?
- Một số người tin rằng, hạnh phúc vĩnh cữu của con người tùy thuộc tâm trạng y lúc từ trần. Nếu lúc đó y tin rằng mình được cứu rỗi thì như được một vé phi cơ lên thiên đàng, còn không y sẽ xuống địa ngục. Điều này gây nhiều sợ hãi, lo âu vô ích. Nếu một người chết thình lình thì sao ? Phải chăng họ sẽ xuống địa ngục ? Nếu một tín đồ hết sức ngoan đạo nhưng chết ngoài trận mạc thì sao ? Họ đâu được hưởng nghi lễ rửa tội ?

Sự chuẩn bị hữu hiệu nhất là có một đời sống thanh cao, nếu ta đã có một đời sống cao đẹp, thì tâm trạng khi chết không quan trọng. Trái lại, ta không thể ao ước một tương lai tốt đẹp dù tang lễ được cử hành bằng các nghi lễ to lớn, linh đình nhất.

Dù sao, tư tưởng chót trước khi lìa đời cũng rất hữu ích cho cuộc sống mới bên kia cửa tử . Nó giúp vong linh tỉnh táo, dễ thích hợp với hoàn cảnh mới hơn. Một cái chết thoải mái, ung dung phải hơn một cái chết quằn quại, chết không nhắm mắt được.

Theo tôi thì sự hiểu biết về cõi vô hình, sự chuẩn bị cho cái chết là điều hết sức quan trọng, cần được phổ biến rộng rãi, nhưng tiếc là ít ai chú ý đến việc này.

- Vậy theo ông, chúng ta cần có thái độ gì ?
- Đối với người Âu tây, đời sống bắt đầu khi lọt lòng mẹ, và chấm dứt lúc chết, đó là một quan niệm cần thay đổi. Đời sống cõi trần chỉ là một phần nhỏ của chu kỳ kiếp sống. Chu kỳ này được biểu hiện bằng một vòng tròn mà sự sống và chết là những nhịp cầu chuyển tiếp giữa hai cõi âm, dương, giữa thế giới hữu hình và vô hình.
Trên con đường tiến hoá, còn hằng ha sa số các chu ký, các kiếp sống cho mỗi cá nhân. Linh hồn từ cõi thượng giới cũng phải qua cõi trung giới. Phần ở cõi trần chỉ là một phẩn nhỏ của một kiếp sống mà thôi.
 Trong chu kỳ này, phần quan trọng ở chỗ vòng tròn tiến sâu vào cõi trần và bắt đầu chuyển ngược trở lên, đó là lúc linh hồn hết tha thiết với vật chất, mà có ý hướng về tâm linh.
Các cổ thư đã vạch ra một đời sống ở cõi trần như sau : 25 năm đầu để học hỏi, 25 năm sau để lo cho gia đình, đây là giai đoạn tiến sâu vào trần thế, 25 năm sau nữa phải từ bỏ việc đời để lo cho tâm linh, đó là thời điểm quan trọng để đi ngược lên, hướng về tâm linh, và 25 năm sau chót phải từ bỏ tất cả, chỉ tham thiền, quán tưởng ở nơi rừng sâu, núi thẳm.

Đối với người Á châu thì 50 tuổi là lúc từ bỏ vật chất để hướng về tâm linh, nhưng người Âu châu lại khác, họ ham mê làm việc đến độ mù quáng, cho đến già vẫn tranh đấu hết sức vất vả, cho dục vọng, cho bản ngã, cho sự sống còn, cho sự thụ hưởng . Do đó, đa số mất quân bình và khi chết hay gặp các nghịch cảnh không tốt.

Theo ý tôi, chính vì sự thiếu hiểu biết về cõi âm nên con người gây nhiều tai hại ở cõi trần. Chính vì không nhìn rõ mọi sự một cách tổng quát, nên họ mới gây lầm lỗi, chứ nếu biết tỷ lệ đời sống cõi trần đối với toàn kiếp người, thì không ai dồn sức để chỉ lo cho 1/3 kiếp sống, mà sao lãng các cõi trên.
 Nếu con người hiểu rằng quãng đời ở cõi trần rất ngắn ngủi, đối với trọn kiếp người và đời sống các cõi khác còn gần với chân lý, sự thật hơn thì có thể họ đã hành động khác đi chăng ? Có lẽ vì quá tin tưởng vào giác quan phàm tục, nên đa số coi thế giới hư ảo này là thật và cõi khác là không có…

- Nhưng nếu ông cho rằng các cõi kia còn gần với sự thật hơn, thì tại sao ta lại kéo lê kiếp sống thừa ở cõi trần làm gì ? Tại sao không rũ nhau đi sang cõi khác có tốt hơn không ?
Hamud mỉm cười :
- Tuy cõi trần hư ảo, nhưng nó có những lợi ích của nó, vì con người chỉ có thể tìm hiểu, và phát triển xuyên qua các rung động thô thiển này thôi. Cõi trần có các bài học mà ta không tìm thấy ở đâu khác. Chính các bậc chân tiên, bồ tát trước khi đắc quả vị đều phải chuyển kiếp xuống trần, làm các công việc vĩ đại như một thử thách cuối cùng. Muốn khai mở quyền năng, con người phải tiếp nhận các bài học ở cõi trần, nhờ học hỏi những bài học này, họ mới trở nên nhạy cảm với các rung động ở cõi trên! 
THE END !

                                                                         TIẾN LÊ


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cảnh giác với thuật chiêu hồn ( THÔI MIÊN HỌC)

THÔI MIÊN LÀ GÌ ? Không chỉ đột nhập vào nhà để trộm cắp, hiện giờ gần giáp Tết âm lịch, các băng nhóm sẽ lộng hành tiếp cận người đi đường để bắt chuyện khiến nạn nhân không còn tỉnh táo và ra tay đoạt tài sản. Đó là dùng “thuật thôi miên” để cướp đoạt hiện vật – hiện kim trên người các nạn  nhân. Như vào tối 10/12/2010, chị Võ Thị H… (ngụ quận Bình Thạnh) đang chạy xe máy đến gần ngã tư Hàng Xanh, bỗng có một phụ nữ xin đi nhờ một đoạn. Ngồi sau xe, chị ta nói đủ thứ chuyện. Khi phụ nữ này xuống xe, một lát sau, chị H… mới tỉnh táo và phát hiện mình đã bị mất chiếc điện thoại di động trong túi quần. Như ảo thuật Trước đó, tối 7/12, anh Nguyễn Văn S… (ngụ quận Tân Bình) đi bộ trên đường Trường Sơn, khi đến gần công viên Hoàng Văn Thụ thì có hai phụ nữ tới hỏi đường. Họ hỏi đi hỏi lại rồi một người đập nhẹ vào vai anh S… Khi hai phụ nữ bỏ đi một đoạn, anh này mới tỉnh lại và phát hiện mình đã bị mất bóp tiền, trong đó có hơn 4 triệu đồng. Anh S.. cho biết sau khi bị đập

Thở đi nhẹ một kiếp người, vui đi để có nụ cười thênh thang!

ĐỜI THAY ĐỔI KHI CHÚNG TA THAY ĐỔI ! Đào Tiềm một hiền sĩ đời Tấn nói rằng: “Đạt nhãn tiền bất khả ngôn mệnh” nghĩa là với người đã giác ngộ không nên nói chuyện số mệnh.                                                                  TIẾN LÊ

sấm trạng trình

BẢN I * MAI LĨNH 1939 NGUYỄN BỈNH KHIÊM SẤM KÝ TOÀN TẬP Sơn Trung sưu tập, hiệu đính và chú giải GIA HỘI 2010 LỜI NÓI ĐẦU CỦA SƠN TRUNG THƯ TRANG CHỦ NHÂN Chim xa bầy thương cây nhớ cội! Vì tự do mà chúng ta phải ly hương rất là đau đớn. Chúng ta bị nhiều thiệt thòi vì ở ngoại quốc thiếu tài liệu nghiên cứu . Mà đồng bào ở quốc nội cũng gặp khó khăn vì sự ngăn cấm tự do văn hóa của bạo quyền. Vì vậy mà tôi lập Sơn Trung thư trang để làm một thư viện nhỏ với tinh thần vô vị lợi, tôi có thể giữ cho tôi và cống hiến cho moi người. Khi còn ở Việt Nam, tôi đã thu thập một số sách, một số tài liệu, trong đó có Sấm Trạng Trình. Xưa nay có rất nhiều bản khác nhau vì nhiều người sửa đổi. Không biết bản nào là bản chính, nên trước khi san định, nghiên cứu, chúng ta phải sưu tập tài liệu. Tại các thư viện Việt Nam nhất là tại Hà Nội có nhiều bản Sấm Trạng Trình chữ Nôm và các bản này cũng khác nhau. Sấm ký ở bản A có 262 câu, gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm